Số người đang online : 49 Thiệu Trị (1841-1847) - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Thiệu Trị (1841-1847)
post image
Thiệu Trị (1841-1847)

Vua Thiệu Trị có tên là Nguyễn Phúc Miên Tông, ngoài ra còn có tên là Tuyền và Dung. Ông là con trưởng của vua Minh Mạng và bà Hồ Thị Hoa (Tá Thiên Nhân Hoàng hậu), sinh ngày 11 tháng 5 năm Đinh Mão (16-6-1807) tại ấp Xuân Lộc, phía Đông Kinh Thành Huế.
  Vua Thiệu Trị lên ngôi ngày 20 tháng Giêng năm Tân Sửu (11-2-1841), làm vua được 7 năm (1841-1847), mất ngày 27 tháng 9 năm Đinh Mùi (4-10-1847), hưởng thọ 41 tuổi. Sau khi mất, bài vị nhà vua được đưa vào thờ trong Thế Miếu và có Miếu hiệu Hiến Tổ Chương Hoàng đế.
  Vua Thiệu Trị có 64 người con (29 trai, 35 gái).

Thiệu Trị (tên húy là Nguyễn Phúc Miên Tông, ngoài ra còn có tên là Nguyễn Phúc Tuyền và Dung. Ông là con trưởng của vua Minh Mạng và Tá Thiên Nhân Hoàng hậu Hồ Thị Hoa, sinh ngày 11 tháng 5 năm Đinh Mão, tức 16 tháng 6 năm 1807, tại Huế. 13 ngày sau khi sinh hạ Miên Tông, thân mẫu của ông mất.
Trị vì

Khi vua Minh Mạng qua đời, Nguyễn Phúc Miên Tông được di mệnh nối ngôi lấy niên hiệu là Thiệu Trị. Vua Thiệu Trị lên ngôi ngày 20 tháng giêng năm Tân Sửu tức 11 tháng 2 năm 1841 ở điện Thái Hòa, vừa đúng 34 tuổi.

Sử sách nói vua Thiệu Trị là một người hiền hoà, siêng năng cần mẫn nhưng không có tính hoạt động như vua cha. Vả chăng, mọi định chế pháp luật, hành chính, học hiệu, điền địa và binh bị đều được sắp đặt khá quy củ từ thời Minh Mạng, Thiệu Trị chỉ áp dụng theo các định lệ của tiên đế, không có sự cải cách, thay đổi gì mới. Bầy tôi lúc bấy giờ có Trương Đăng Quế, Lê Văn Đức, Doãn Uẩn, Võ Văn Giải, Nguyễn Tri Phương và Lâm Duy Tiếp ra sức giúp rập.
Tiền vàng thời Thiệu Trị
Lầu Đức Hinh tại Lăng Thiệu Trị
lăng mộ Thiệu Trị đơn giản và hòa hợp với thiên nhiên

Thiệu Trị cũng nổi tiếng là một vị vua thi sĩ, có để lại rất nhiều bài thơ, nổi tiếng nhất là 2 bài thơ chữ Hán có tên là Vũ Trung Sơn Thủy (Cảnh trong mưa) và Phước Viên Văn hội lương dạ mạn ngâm (Đêm thơ ở Phước Viên). Cả 2 bài không trình bày theo lối thường mà viết thành 5 vòng tròn đồng tâm, mỗi vòng tròn có 1 số chữ, đếm mỗi bài có 56 chữ, ứng với một bài thơ thất ngôn bát cú, nhìn vào như một “trận đồ bát quái”, vua có chỉ cách đọc và đố là kiếm ra 64 bài thơ trong đó nhưng tới nay chưa ai tìm ra được.

Dưới thời vua Thiệu Trị, đất Nam Kỳ có nhiều giặc giã, dân Chân Lạp nổi loạn và quân Xiêm La sang đánh phá. Nhà vua phải dùng binh đánh dẹp, tới năm Thiệu Trị thứ bảy 1847 mới yên được.

Từ khi Thiệu Thị lên ngôi thì việc cấm đạo Thiên Chúa bớt đi, nhưng triều đình vẫn không có cảm tình với Thiên Chúa giáo, và những giáo sĩ ngoại quốc vẫn còn bị giam ở Huế. Có người báo tin đó cho trung tá Pháp là Favin Lévêque coi tàu Héroïne. Trung tá Favin Lévêque đem tàu vào Đà Nẵng xin cho năm người giáo sĩ được tha. Năm Thiệu Trị thứ 5 – Ất Tỵ 1845, có người Giám mục tên Lefèbvre phải án xử tử. Thiếu tướng nước Pháp là Cécile biết, sai quân đem tàu Alcmène vào Đà Nẵng đón giám mục ra.

Năm Đinh Vị 1847, khi người Pháp biết rằng ở Huế không còn giáo sĩ bị giam nữa, mới sai đại tá De Lapierre và trung tá Rigault de Genouilly đem hai chiếc chiến thuyền vào Đà Nẵng, xin bỏ những chỉ dụ cấm đạo và để cho người trong nước được tự do theo đạo mới.

Khi hai bên còn đang thương nghị về việc này thì quan nước Pháp thấy thuyền của Đại Nam đóng gần tàu của Pháp và ở trên bờ lại thấy có quân đắp đồn lũy, nghĩ rằng có âm mưu bèn phát súng bắn đắm cả những thuyền ấy, rồi nhổ chạy ra biển. Vua Thiệu Trị thấy vậy tức giận, có dụ ra cấm người ngoại quốc vào giảng đạo và trị tội những người trong nước đi theo đạo. Những sự kiện này mở đầu “đường lối ngoại giao pháo hạm” của thực dân Pháp, báo hiệu trước những hành động xâm lược về sau này.

Một vài tháng sau Thiệu Trị lâm bệnh nặng. Theo sử nhà Nguyễn, con trai trưởng của ông là Nguyễn Phúc Hồng Bảo, một người ham chơi, mê cờ bạc, không chịu học hành. Vì vậy khi gọi các quan Trương Đăng Quế, Võ Văn Giải, Nguyễn Tri Phương và Lâm Duy Hiệp vào trăng trối, Thiệu Trị để di chiếu truyền ngôi cho con thứ là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm. Hồng Bảo được tin đem binh vào, nhưng bị quan Phạm Thế Lịch giữ lại. Một mình Hồng Bảo vào lạy lục vua cha Thiệu Trị, nhưng ông quay mặt đi không trả lời. Hồng Bảo bị Phạm Thế Lịch và Vũ Văn Giải đưa vào hậu cung và giữ ở đó.

Thiệu Trị qua đời ngày 27 tháng 9 năm Đinh Mùi, tức 4 tháng 10 năm 1847, hưởng thọ 41 tuổi, miếu hiệu là Hiến Tổ. Thụy hiệu của ông là Thiệu thiên Long vận Chí thiện Thuần hiếu Khoan minh Duệ đoán Văn trị Vũ công Thánh triết Chương Hoàng đế. Sau khi mất, bài vị nhà vua được đưa vào thờ trong Thế Miếu. Lăng của ông là Xương Lăng, tọa lạc tại làng Cư Chánh, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên.
Gia quyến

Vua Thiệu Trị có rất nhiều vợ. Hoàng hậu của ông là Nghi Thiên Chương Hoàng Hậu Phạm Thị Hằng, con ngài Lễ bộ thương thư Phạm Đăng Hưng. Lăng của Thái hoàng thái hậu phía trái điện Xương Lăng. Hoàng hậu được tôn thờ tại Hữu Nhất Án tại Thái Miếu trong Đại nội của Kinh thành Huế.

Ngoài ra; ông còn các bà khác:
Phi

    Lệnh phi Nguyễn Thị Nhiệm, người An Giang, con của Kinh môn Quận công Nguyễn Văn Nhân, tiến cung cùng lúc với bà Nghi Thiên hoàng hậu; nhưng chức tước của cha bà lớn hơn của cha bà Nghi Thiên, nên ban đầu bà ở trên bà Nghi Thiên. Nhưng về sau Nghi Thiên hoàng hậu sinh được 1 hoàng tử và 3 công chúa liên tiếp, còn bà chỉ sinh được một công chúa là Nguyễn Phúc Nhàn Yên; phong hiệu An Thạch công chúa; nên bà Nghi Thiên được phong Hoàng quý phi, tiếp quản hậu cung, ở trên bà.

    Thục phi Nguyễn Thị Xuyên (24/7/1808 - 30/9/1885), thụy hiệu Ý Thuận, mộ tại Dương Xuân Thượng, Hương Thủy, Thừa Thiên.

    Lương phi Vũ Thị Viên, người huyện Hương Trà (tỉnh Thừa Thiên), con gái của Phó vệ úy Vũ Hữu Linh.

Tần

    Đức tần Nguyễn Thị Huyên, là người gốc tỉnh Thừa Thiên, nhưng từ đời ông nội đã vào Gia Định. Bà con của Cai cơ Nguyễn Đức Xuyên.

    Đoan tần Trương Thị Hận (16/2/1817 - 2/1/1889), người Tống Sơn, con gái của Vệ úy Minh Đức Hầu Trương Văn Minh, mẹ là bà Vũ Thị Tôn. Tẩm ở Dương Xuân Hạ, Hương Thủy, Thừa Thiên. Đến năm Đinh tị (1917) cải táng về Long Khê, Hương Trà, Thừa Thiên.

    Nhu tần Nguyễn Thị Yên, người Lệ Thủy (Quảng Bình), chị của Thục phi Nguyễn Thị Xuyên.

    Nhàn tần Phan Thị Kháng, người huyện Diên Phước (Quảng Nam), là con gái của Cẩm y vệ hiệu úy Phan Văn Phụng.

    Thuận tần Hoàng Thị Tần, có húy là Tường Vi, người huyện Lệ Thủy, là con gái của Cẩm y thiên bộ Hoàng Văn Quý.

    Quý tần Đinh Thị Hạnh, người Gò Công.

Tiệp dư

    Nguyễn Thị Loan

Quý nhân

    Ngô Thị Xuân

Tài nhân

    Phan Thị Thục
    Đỗ Thị Trinh
    Trương Thị Thúy
    Nguyễn Thị Phương
    Trương Thị Lương
    Vũ Thị Duyên
    Phan Thị Vị
    Trần Thị Sâm
    Trương Thị Vĩnh
    Nguyễn Thị Kinh
    Nguyễn Thị Khuê
    Phan Thị Diệu

Vua Thiệu Trị có 64 người con, gồm 29 hoàng tử và 35 công chúa.

Hoàng tử

    01. Hồng Bảo, An Phong Quận Vương, con bà Quý tần Đinh Thị Hạnh
    02. Hồng Nhậm, con bà Nghi Thiên Chương hoàng hậu
    03. Hồng Phố, Thái Thạnh Quận Vương
    04. Hồng Y, Thoại Thái Vương, con Thục phi Nguyễn Thị Xuyên
    05. Hồng Kiệm
    06. Hồng Tố, Hoằng Trị Vương
    07. Hồng Truyền, Vĩnh Quận Công
    08. Hồng Hưu, Gia Hưng Vương; con bà Lương phi Vũ Thị Viên
    09. Hồng Kháng, Phong Lộc Quận Công
    10. Hồng Kiện, An Phước Quận Vương; con bà Lương phi Vũ Thị Viên
    11. Hồng Thiệu
    12. Hồng Phò, Tuy Hoà Quận Vương
    13. Hồng Bàng; con bà Lương phi Vũ Thị Viên
    14. Hồng Sâm
    15. Hồng Trước

    

    16. Hồng Nghi, Hương Sơn Quận Công
    17. Hồng Thi
    18. Hồng Tiệp, Mỹ Lộc Quận Công
    19. Tảo thương
    20. Hồng Hy
    21. Hồng Cơ
    22. Hồng Trù
    23. Hồng Đình, Kỳ Phong Quận Công
    24. Tảo thương
    25. Hồng Diêu, Phú Lương Quận Công; con Đức tần Nguyễn Thị Huyên
    26. Hồng Cai, Thuần Nghị Kiến Thái Vương
    27. Tảo thương
    28. Hồng Nghê
    29. Hồng Dật

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành
купить диплом магистра