Số người đang online : 92 Nguyễn Cơ Thạch - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Nguyễn Cơ Thạch
post image
Nguyễn Cơ Thạch

Nguyễn Cơ Thạch (Tân dậu 1921 – Mậu dần 1998). Nhà hoạt động chính trị, cựu bộ trưởng ngoại giao, tên thật là Phạm Văn Cương, quê xã Liên Minh, huyện Vũ Bản, tỉnh Nam Định.

Thời trẻ ông học ở Nam Định, từ năm 1937 tham gia hoạt động trong tổ chức Thanh niên dân chủ, Thanh niên phản đế tại Nam Định. Từng bị chính quyền thuộc địa Pháp kết án đày lên Sơn La, Hòa Bình. Tại nhà tù (Sơn La) ông đứng vào hàng ngũ những người cộng sản.

Năm 1945 ông tham gia và lãnh đạo giành chính quyền tại huyện Vũ Bản, sau đó về công tác tại Bộ Quốc phòng, rồi làm chủ tịch ủy ban kháng chiến hành chánh Kiêm bí thư tỉnh ủy tỉnh Hà Đông, rồi thành viên ủy ban kháng chiến hành chính liên khu III.

Sau năm 1954 ông chuyển sang ngành ngoại giao làm Tổng lãnh sự Việt Nam tại Ấn Độ, rồi Thứ trưởng bộ ngoại giao. Từ năm 1976-1979 làm Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao, tiếp đến Bộ trưởng ngoại giao (1980). Năm 1986-1987 ông là Ủy viên Bộ chính trị đảng CSVN, Phó chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (Phó thủ tướng) kim Bộ trưởng Ngoại giao.

Ông là đại biểu Quốc hội khóa VII, VIII, từng được Đảng và Nhà nước Việt Nam tặng nhiều huân chương cao quí, trong đó có Huân chương Hồ Chí Minh.

Ông mất năm 1998, thọ 77 tuổi.

Nguyễn Cơ Thạch (1921-1998) nhà chính trị, nhà ngoại giao, là cố Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Phó thủ tướng Chính phủ), cố Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của CHXHCN Việt Nam.


Tiểu sử

Nguyễn Cơ Thạch có tên khai sinh Phạm Văn Cương, sinh ngày 15 tháng 5 năm 1921 tại xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Ông tham gia Tổ chức Thanh niên Dân chủ rồi Thanh niên Phản đế tại Nam Định (1937–1939), bị thực dân Pháp bỏ tù tại Nam Định, Hoà Bình, Sơn La (1940-1945).

Năm 1943, trong nhà tù Sơn La, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.

Ông lãnh đạo cướp chính quyền tại Nam Định (tháng 8 năm 1945).

Tháng 9 năm 1945 về công tác tại Bộ Quốc phòng, làm Bí thư cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp; sau đó giữ chức vụ Chánh Văn phòng Quân uỷ Trung ương, Bí thư đảng uỷ các cơ quan Bộ Quốc phòng và Tổng tư lệnh (1947–1949).

Sau đó ông chuyển sang công tác chính quyền và Đảng vụ, làm Phó Bí thư rồi Quyền Bí thư tỉnh uỷ kiêm Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến Hành chính tỉnh Hà Đông (tháng 5 năm 1949 – tháng 5 năm 1951); Uỷ viên Đảng Đoàn và Uỷ viên Uỷ ban Kháng chiến hành chính Liên khu 3, Bí thư Đảng ủy các cơ quan của Liên khu (1949–1954).
Hoạt động trong ngành Ngoại giao

Từ năm 1954, ông chuyển sang công tác trong ngành ngoại giao và lần lượt đảm nhiệm các chức vụ Chánh văn phòng Bộ Ngoại giao (1954–1956), Tổng lãnh sự nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Cộng hòa Ấn Độ (1956–1960); Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và Uỷ viên Đảng đoàn Bộ Ngoại giao (tháng 8 năm 1960 – tháng 5 năm 1979); Quyền Trưởng đoàn Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Hội nghị Genève về Lào (1961–1962); Thứ trưởng Bộ Ngoại giao phụ trách công tác đấu tranh chống Mỹ (từ 1964).

Ông là trợ lý cho Cố vấn Lê Đức Thọ trong đàm phán với Mỹ (1972–1973) đưa đến việc ký kết Hiệp định Paris về Việt Nam; Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Hội nghị Bộ trưởng Bộ Ngoại giao các nước không liên kết tại Peru (1975); Đặc phái viên của Chính phủ thăm các nước Ả Rập, Tây Âu, Bắc Âu và ASEAN (1976–1980); Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam tại Hội nghị Bộ trưởng Bộ Ngoại giao các nước không liên kết tại Colombo (Sri Lanka), New Delhi (Ấn Độ), Luanda (Angola) (1979–1986); Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam dự Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York (1979–1991).

Tháng 5 năm 1979, ông làm Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao (hàm Bộ trưởng), rồi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao từ tháng 1 năm 1980; Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (tháng 2 năm 1987 – 1991).

Ông là Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng từ tháng 12 năm 1976 đến 1991, Uỷ viên dự khuyết Bộ Chính trị từ năm 1982, Uỷ viên chính thức Bộ Chính trị khoá VI (1986–1991), phụ trách Ban Đối ngoại Trung ương Đảng.

Sau khi thôi chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, ông tham gia nghiên cứu Tổng kết công tác ngoại giao, nghiên cứu kinh tế thế giới và chiến lược đối ngoại (tháng 10 năm 1991 – 1998).

Ông còn là đại biểu Quốc hội khoá VII (1981–1987) và khoá VIII (1987–1992).

Ông đã được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh.

Ngày 15 tháng 1 năm 2007, ông được Chủ tịch nước truy tặng Huân chương Sao Vàng. Bà Phan Thị Phúc, vợ ông đã nhận phần thưởng này.
Gia đình

Vợ ông Phan Thị Phúc, là cháu gái ông Phan Tư Nghĩa Tổng thư ký Đảng Xã hội Việt Nam. Ông bà kết hôn năm 1947.

Con trai ông, Phạm Bình Minh, hiện là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng (từ tháng 1 năm 2011), Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (từ tháng 8 năm 2011).
Tên đường

Từ tháng 8 năm 2008, tên của ông được đặt cho con đường cắt ngang với đường Hồ Tùng Mậu, dẫn ra khu đô thị Mỹ Đình 2, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Đường Nguyễn Cơ Thạch nằm song song với đường Lê Đức Thọ.

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành
купить диплом магистра