Số người đang online : 4 Trần Phủ - Trần Nghệ Tông - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Trần Phủ - Trần Nghệ Tông
post image
Trần Phủ - Trần Nghệ Tông

Trần Phủ - Trần Nghệ Tông (Tân Dậu 1321-Ất Hợi 1395)

Niên hiệu: Thiệu Khánh

Cung Tĩnh vương sinh nǎm Ất Sửu (1324) do các tôn thất nhà Trần phò giúp, lên ngôi nǎm Canh Tuất (1370).

Nghệ Tông lên làm vua chưa được bao lâu đã phải lao đao chạy giặc. Nguyên do, khi Nhật Lễ bị giết, mẹ Nhật Lễ chạy vào Chiêm Thành cầu cứu vua Chế Bồng Nga đem quân đánh Đại Việt. Quân Chiêm vượt bể vào cửa Đại An tiến đánh Thǎng Long. Quân Trần không chống nổi, phải bỏ kinh thành. Vua Nghệ Tông chạy sang Đông Ngàn (Đình Bảng, Bắc Ninh).

Vua nhu nhược, bất lực không điều khiển nổi triều chính phải trao cho Hồ Quý Ly nhiều quyền hành. Hồ Quý Ly có hai người cô lấy vua Minh Tông. Một người là Minh Từ hoàng hậu sinh ra vua Duệ Tông, một người là Minh Tử hoàng hậu sinh ra vua Duệ Tông.

Nǎm Nhâm Tý (1372) Nghệ Tông truyền ngôi cho em là Kính rồi về phủ Thiên Trường làm Thái thượng hoàng.

Trần Nghệ Tông (1321 – 1394) là vị vua thứ 8 của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, tên thật là Trần Phủ, sinh tại kinh đô Thăng Long, (Hà Nội), Việt Nam. Ông là em trai của vua Trần Hiến Tông và là anh trai của vua Trần Dụ Tông, giữ tước vị Cung Định Vương dưới triều hai vị vua này.

Ông là vị Hoàng đế có công lật đổ Dương Nhật Lễ và khôi phục lại cơ đồ cho Vương triều nhà Trần. Tuy nhiên, sự thiếu quyết đoán của ông đã khiến quyền bính rơi vào tay của ngoại thích Lê Quý Ly - người sau này sẽ cướp ngôi triều Trần. Do đó, dẫu được ca ngợi là "công nghiệp lớn lao, ông cũng bị sử sách phê phán là nhu nhược, "nối giáo cho giặc". Ngoài ra, như một vị Hoàng đế không có bản lĩnh, ông không thể chống nổi sự xâm phạm của quân Chiêm Thành, khiến có lúc kinh đô Thăng Long bị thất thủ về tay giặc. Và ông, cùng với vua em Trần Dụ Tông trước kia, trở thành hai vị vua gây ra sự suy vong cho triều đại nhà Trần.

Ít lâu sau khi lên ngôi, ông lên làm Thái thượng hoàng vào năm 1372, nhường ngôi cho em là Trần Kính - tức vua Trần Duệ Tông. Vua Duệ Tông tử trận trong cuộc tiến công Chiêm Thành vào năm 1377, và bất chấp Đỗ Tử Bình là kẻ tội đồ cho thảm bại này, ông lại nương tay với Tử Bình. Cho đến cuối đời, ông vẫn có thái độ mù quáng và tin dùng Quý Ly. Họa Chiêm Thành chỉ lắng xuống khi quân Đại Việt dưới quyền Trần Khát Chân thắng lớn vào năm 1390, khiến Thượng hoàng Nghệ Tông.


Tiểu sử

Hoàng tử Trần Phủ, tức vua Trần Nghệ Tông, sinh vào tháng 12, Mùa Đông năm 1321, là con thứ ba của vua Trần Minh Tông, em vua Trần Hiến Tông, và còn là anh vua Trần Dụ Tông. Mẹ ông là Minh Từ hoàng thái phi Lê thị. Vào năm 1332, tức là năm Khai Hựu thứ 4 đời Hiến Tông, một lần vị Hoàng tử 11 tuổi Trần Phủ theo hầu Thượng hoàng Minh Tông tại cung Trùng Quang. Hôm ấy, mưa to gió lớn, và ông đã chế tác một bài thơ, trong đó có đoạn :

    "An đắc tráng sĩ lực cái thế,"
    "Khả ngự đại ốc chi đồi phong."

Dịch nghĩa là :

    "Sao được tráng sĩ sức hơn đời,"
    "Chống đỡ nhà to khi gió mạnh."

Sau đó, ông được Thượng hoàng ban thưởng cho 10 lạng vàng.

Dưới triều Trần Hiến Tông, ông được phong làm Phiêu Kỵ Thượng Tướng Quân, trấn thủ trấn Tuyên Quang vào năm Mậu Dần 1338, niên hiệu Khai Hựu năm thứ 10.

Vào năm Quý Tỵ 1353, niên hiệu Thiệu Phong năm thứ 13, dưới triều Trần Dụ Tông, ông lại được phong làm Hữu Tướng Quốc.

Vào năm Đinh Mùi 1367, niên hiệu Đại Trị năm thứ 10 đời Trần Dụ Tông, ông được cử làm Tả Tướng Quốc.
Khôi phục nhà Trần

Vào năm 1369, vua Trần Dụ Tông mất, truyền ngôi cho Dương Nhật Lễ. Theo sử sách, Nhật Lễ vốn không phải là tông thất nhà Trần mà mẹ Lễ là đào hát, vợ của kép hát Dương Khương, đã mang thai Lễ trước khi làm vợ Cung Túc vương Trần Nguyên Dục (anh của vua Dụ Tông, mất năm 1363).

Khi ấy, nhà Minh bên Trung Quốc cử hai sứ thần Ngưu Lượng, Trương Dĩ Ninh đến Đại Việt để trao ấn vàng và sắc rồng. Không ngờ, họ lại đến đúng lúc vua Dụ Tông qua đời. Trương Dĩ Ninh sau đó lâm bệnh mất, còn Ngưu Lượng thì khi trở về Trung Quốc, Cung Định Vương Trần Phủ có ngâm bài thơ tiễn khách như sau :

    An Nam tể tướng bất năng thi,
    Không bá trà âu tống khách quỳ.
    Viên tản sơn thanh, Lô thủy bích,
    Tùy phong trực nhập ngũ vân phi.

Dịch nghĩa :

    An Nam tể tướng chẳng thơ hay,
    Chỉ có bình trà tiễn khách đây.
    Viên tản non xanh, Lô nước biếc,
    Xin bay theo gió tới năm mây.

Nghe vậy, sứ Tàu cho rằng Cung Định Vương hẳn sẽ lên ngôi Hoàng đế - và điều này sẽ trở thành hiện thực.

Nhật Lễ làm vua nhưng bỏ bễ công việc, ham chơi, rượu chè, lại giết bà nội là mẹ Dụ Tông vì bà hối hận việc lập Nhật Lễ. Lễ còn định đổi sang họ Dương khiến các quan trong triều bất bình.

Đêm ngày 20 tháng 9 năm 1370, các tông thất là : cha con thái tể Trần Nguyên Trác, Nguyên Tiết và hai người con của công chúa Thiên Ninh đem người tôn thất vào thành định giết Nhật Lễ. Nhật Lễ trèo qua tường, nấp dưới cầu mới. Mọi người lùng không thấy, giải tán ra về. Khi trời sắp sáng, Nhật Lễ vào cung, chia người đi bắt Nguyên Trác cùng 17 người chủ mưu và đều bị hại.

Vào Mùa Đông, tháng 10 năm 1370, Trần Phủ - vốn có tính khí hèn nhát - vì có con gái làm hoàng hậu của Nhật Lễ, sợ vạ lây đến mình nên tránh ra trấn Đà Giang (tức Gia Hưng), ngầm hẹn với các em là Cung Tuyên vương Trần Kính, Chương Túc quốc thượng hầu Trần Nguyên Đán, Thiên Ninh công chúa Ngọc Tha hội ở sông Đại Lại, phủ Thanh Hóa để dấy quân. Trần Kính giúp ông đảm nhận việc sắm sửa mọi vũ khí, trang bị quân đội.

Khi ấy, Nhật Lễ chuyên dùng thiếu úy Trần Ngô Lang mà không biết Ngô Lang đồng mưu với Trần Phủ. Mỗi khi sai quân tướng đi đánh bắt, Ngô Lang đều bí mật bảo họ theo Trần Phủ đừng về nữa. Rất nhiều lần sai các quân Nam, Bắc đi đánh, đều không một ai trở về. Do đó quân của Trần Phủ, Trần Kính mạnh thêm.

Trước kia, Cung Định Vương Trần Phủ vốn không muốn tranh giành, nên chẳng hề suy nghĩ đến chuyện lên ngôi đại thống, khiến Công chúa Thiên Ninh phải khuyên ông :

    "Thiên hạ là thiên hạ của tổ tông mình, sao lại vứt bỏ nước cho kẻ khác ? Anh phải đi đi, em sẽ đem bọn gia nô dẹp nó cho!".

Ông đã ngâm một bài thơ ban cho Cung Tuyên Vương Trần Kính, trước khi ông phải lên đường. Bài thơ có nội dung như sau :

    Vị cực sàm thâm tiện khứ quan,
    Trắc thân độ lĩnh nhập sơn man.
    Thất lăng hồi thủ thiên hàng lệ,
    Vạn lý môn tâm lưỡng mấn ban.
    Khử Võ đồ tồn Đường xã tắc,
    An Lưu phục đổ Hán y quan.
    Minh Tông sự nghiệp quân tu ký,
    Khôi phục Thần Kinh chỉ nhất hoàn.

"Đại Việt Sử ký Toàn thư" dịch là :

    Ngôi cả gièm nhiều mới bỏ quan,
    Né thân, vượt núi, tới sơn man.
    Bảy lăng ngoảnh lại châu tuôn chảy,
    Muôn dặm đau lòng, tóc bạc lan.
    Diệt Vũ, giữ gìn Đường xã tắc,
    Phò Lưu lại thấy Hán y quan.
    Minh Tông sự nghiệp em nên nhớ,
    Thu phục thần kinh sắp khải hoàn.

Người đương thời đánh giá bài thơ này như một câu sấm.

Vào tháng 11 năm 1370, tất cả anh em Trần Phủ, Trần Kính cùng với Thiên Ninh công chúa dẫn quân về Kinh thành. Vào ngày 13 tháng 11 năm 1370, Trần Phủ tới phủ Kiến Hưng, trước còn gọi là phủ Hiển Khánh. Vua Nhật Lễ bị phế bỏ, giáng xuống làm Hôn Đức Công.
Ngồi trên ngai cao

Vào ngày 15 tháng 11 năm 1370, vua Trần Nghệ Tông lên ngôi đại thống. Ông đặt niên hiệu và ra lệnh đại xá. Ngoài ra, ông còn xưng làm Nghĩa Hoàng. Bá quân dâng cho ông tôn hiệu là Thể khiên kiến cực thuần hiếu hoàng đế.
Những việc làm đầu tiên và sự cất nhắc gian thần

Sau khi lên ngôi, thấy chính sự thời Dụ Tông suy sụp, Nghệ Tông muốn khôi phục nề nếp công việc đều theo lệ cũ đời Minh Tông. Ông nói :
“     

Triều trước dựng nước, có luật pháp, chế độ riêng, không theo qui chế của nhà Tống, là vì nam Bắc, nước nào làm chủ đó, không phải bắt chước nhau. Khoảng năm Đại Trị, bọn học trò mặt trắng được dùng, không hiểu ý nghĩa sâu xa của việc lập pháp, đem phép cũ của tổ tông đổi theo tục phương Bắc cả, như về y phục, âm nhạc... thật không kể xiết.'
    ”

—Trần Nghệ Tông

Quả thật, nề nếp đầu triều vua Nghệ Tông đều đúng theo lễ cũ thời vua cha Minh Tông. Khi Nghệ Tông kéo quân tới Chử Gia, các Hoàng thân và triều thần đều hân hoan chào mừng ông, trong những tiếng hô "Muôn năm !". Chính vì đó, Chử Gia gọi là xã Sơn Hô. Vào ngày 21 tháng 11 năm 1370, khi xe vua tới Đông Bộ Đầu, thì theo kiến nghị của Ngô Lang, Hôn Đức Công vận trang phục bình thường để thể hiện là ngôi Hoàng đế đã được trao cho Nghệ Tông. Hôn Đức bèn xuống thuyền nghênh đón ông.

Thấy vậy, Nghệ Tông nói với : "Không ngờ hôm nay sự thể đến nỗi này". Sau đó, ông truyền lệnh cho quan quân bắt Hôn Đức Công mà giam giữ phường Giang Khẩu. Trong khi bị giam, Hôn Đức Công truyền Ngô Lang đến, và nói dối là nhờ Ngô Lang lấy cho một lọ vàng còn để trong Hoàng cung. Khi Ngô Lang quỳ xuống tuân lệnh, Hôn Đức Công liền sát hại Ngô Lang. Ngô Lang có người cháu tên Trần Thế Đỗ, khi biết chuyện đã trình tấu lên vua Nghệ Tông. Ông lại xuống lệnh cho quan quân đánh chết Hôn Đức Công cùng với người con của Hôn Đức Công tên là Liễu. Sau đó, xác họ được đem đi chôn ở núi Đại Mông.

Khi xưa, lúc Cung Định Vương chưa chạy ra Đà Giang, có viên Chi hậu nội nhân phó chưởng là Nguyễn Nhiên can ông : "Người ta muốn hại ông, sao ông không xem thời cơ mà hành động trước?". Do đó, sau khi lên làm Hoàng đế, Trần Nghệ Tông đã cử Nguyễn Nhiên làm Hành khiển, rồi lại còn thăng cho Nguyễn Nhiên làm Tả tham ty chính sự. Ông này vốn là người thiếu hiểu biết về chử nghĩa, do đó, khi khai phê giấy tờ thì vua Nghệ Tông thương ra lệnh cho người vẽ lại các nét chữ để Nguyễn Nhiên xem. Theo lời nhận định của sử thần Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt Sử Ký Toàn thư :
“     Báo cho vua tai nạn là ơn riêng, ban tước cho người tai nạn giữa triều là việc công. Vua nhớ ơn của Nguyễn Nhiên, đền đáp bằng vàng, lụa thì được, cho làm hành khiển là chức quan trọng thì không được. Chức hành khiển đời bấy giờ cũng như "lục khanh" đời Chu, là các quan chức điều hành chính sự của đất nước, mà lại để cho người không biết chữ làm, thì không phải là lựa chọn vì việc công vậy.     ”

—Ngô Sĩ Liên

Năm 1371, Nghệ Tông lấy người họ ngoại là Lê Quý Ly làm khu mật viện đại sứ. Quý Ly vốn có hai bà cô đều là cung nhân của vua Trần Minh Tông. Bà Minh Từ sinh ra Nghệ Tông, bà Đôn Từ sinh ra Duệ Tông, vì vậy Nghệ Tông từ khi mới lên ngôi rất tín nhiệm Quý Ly. Sau đó Nghệ Tông lại đem em gái mới góa chồng là công chúa Huy Ninh gả cho Quý Ly. Do Nghệ Tông là một vị Hoàng đế thiếu quyết đoán cho nên Quý Ly nắm mọi quyền hành trong tay.

Năm 1372, Nghệ Tông còn cất nhắc Đỗ Tử Bình làm Hành khiển, tham mưu quân sự. Hai người này về sau đều làm hại cơ nghiệp nhà Trần.

Noi gương đời trước của nhà Trần thường giữ chế độ vua và thái thượng hoàng cùng trị nước, tháng 11 năm 1372, Nghệ Tông nhường ngôi cho Trần Kính và lên làm thượng hoàng. Trần Kính lên ngôi, tức là Trần Duệ Tông. Vua Duệ Tông mạnh mẽ hơn ông, tuy nhiên Nghệ Tông vẫn nắm giữ đại quyền.
Họa Chiêm Thành

    Bài chi tiết: Chiến tranh Việt-Chiêm 1367-1396

Từ thời Nghệ Tông làm vua, Chiêm Thành đã mang quân cướp phá theo lời cầu cứu của mẹ Dương Nhật Lễ. Nghệ Tông không chống nổi, phải bỏ chạy về Đông Ngàn. Quân Chiêm chiếm được kinh thành Thăng Long, đốt phá Hoàng cung, đã thế còn bắt bớ phụ nữ, sau đó mới thu quân về nước.

Sau khi nhường ngôi cho Duệ Tông, ông phó thác việc đánh Chiêm cho vua em. Năm 1376, Duệ Tông hăng hái đi đánh Chiêm, nhưng vì chủ quan, bị mắc mưu vua Chiêm là Chế Bồng Nga nên bị tử trận ở thành Đồ Bàn (xem bài Trần Duệ Tông). Một hoàng thân là Ngự Câu vương Trần Húc đầu hàng Chiêm.

Nghệ Tông lập con của Duệ Tông là Trần Hiện lên ngôi, tức là Trần Phế Đế. Phế Đế ít tuổi nên mọi việc đều do thượng hoàng Nghệ Tông quyết định.

Ngày 5 tháng 5 năm 1378, người Chiêm đưa Trần Húc đã đầu hàng đến cướp phủ Nghệ An. Tháng 6, quân Chiêm đánh vào sông Đại Hoàng. Hành khiển Đỗ Tử Bình được sai đi chống giữ, bị thua trận. quân Chiêm liền đánh vào kinh sư, bắt người cướp của rồi rút về.

Kho tàng bị quân Chiêm cướp sạch. Nghệ Tông theo kế của Đỗ Tử Bình, bắt chước phép đánh thuế dung của nhà Đường, thuế má lại nặng thêm. Hồi đầu đời nhà Trần, dẫu có thuế đinh nhưng chỉ người có ruộng mới phải đóng. Đến đây, không cứ có ruộng hay không, đều phải đóng cả, chỉ binh lính mới được miễn.

Tháng 2 năm 1380, người Chiêm xúi giục người Tân Bình, Thuận Hóa ra cướp Nghệ An, Diễn Châu, cướp của bắt người. Tháng 3, Chiêm Thành lại cướp Thanh Hóa. Thượng hoàng Nghệ Tông sai Lê Quý Ly chỉ huy quân thủy, Đỗ Tử Bình chỉ huy quân bộ đi chống giữ. Tới tháng 5, quân Chiêm không đánh được phải rút lui.

Tháng 6 năm 1383, vua Chiêm Thành là Chế Bồng Nga dẫn quân đánh Đại Việt. Kinh sư kinh động. Thượng hoàng sai Lê Mật Ôn đem quân đi chống giữ. Mật Ôn bị giặc bắt sống. Thượng hoàng Nghệ Tông chạy qua sông Đông Ngàn để lánh giặc. Khi ấy có người học trò là Nguyễn Mộng Hoa để cả áo mũ lội xuống nước kéo thuyền ngự lại, xin Nghệ Tông ở lại đánh giặc, nhưng ông không nghe. Quân Chiêm lại cướp phá một trận nữa.

Tháng 10 năm 1389, Chế Bồng Nga lại đánh lên Thanh Hoá. Nghệ Tông lại sai Quý Ly đi chống cự, bị quân Chiêm đánh thua to. Quý Ly để tỳ tướng Phạm Khả Vĩnh và Nguyễn Đa Phương ở lại cầm cự với giặc, còn mình thì trốn về. Ngoài mặt trận nguy cấp, Nghệ Tông sai Trần Khát Chân ra cứu.

Năm 1390, Trần Khát Chân nhờ hàng tướng Chiêm chỉ cho chỗ thuyền của Chế Bồng Nga, tập trung hỏa pháo mà bắn. Chế Bồng Nga trúng đạn chết. Họa Chiêm Thành xâm lấn mới tạm chấm dứt. Quân Đại Việt thừa thắng liền cắt lấy đầu Chế Bồng Nga. Khi nhận được thủ cấp của vua Chiêm, Thượng hoàng Nghệ Tông ví von mình như Lưu Bang lúc nhận được thủ cấp của Hạng Vũ.
Dung túng quyền thần
Đỗ Tử Bình

Đỗ Tử Bình là gian thần gây ra cái chết của vua em Duệ Tông. Khi trước Chế Bồng Nga đã dâng vàng xin tạ tội nhà Trần, Bình giấu đi làm của riêng, lại tâu bậy rằng vua Chiêm kiêu ngạo khiến Duệ Tông phải thân chinh. Khi Duệ Tông bị hãm ở thành Đồ Bàn, Bình đi hậu quân không đến cứu ứng, Lê Quý Ly cũng bỏ chạy luôn.

Duệ Tông tử trận, Nghệ Tông không hề trách cứ Quý Ly, chỉ sai mang xe tù nhốt Tử Bình mang về, đồ làm lính. Tuy nhiên chỉ 1 năm sau lại phục chức cho Bình làm hành khiển, sai cùng Quý Ly đi chống Chiêm.

Rồi sau đó Bình còn được cất nhắc làm Nhập nội hành khiển tả tham tri chính sự, lĩnh chức Kinh lược sứ Lạng Giang. Năm 1382, Bình chết, lại được truy tặng là Thiếu bảo và được tòng tự ở Văn Miếu.
Hồ Quý Ly

Lê Quý Ly nhiều lần chống Chiêm bại trận vẫn được trọng dụng. Trần Phế Đế (Đế Hiện) thấy quyền bính của Quý Ly ngày một lớn, mưu trừ bỏ Quý Ly. Quý Ly bèn gièm với Nghệ Tông rằng không nên bỏ con mà lập cháu. Vì vậy, năm 1388, Nghệ Tông phế truất và giết Đế Hiện, lập con nhỏ của mình là Ngung lên ngôi, tức là Trần Thuận Tông. Một người con lớn của Nghệ Tông là Trang Định vương Trần Ngạc làm chức Thái úy cũng cùng các tướng dưới quyền mưu trừ Quý Ly nhưng bị lộ và bị Nghệ Tông giết chết.

Năm 1389, Quý Ly đi đánh Chiêm lại bị thua, giao quân cho tỳ tướng là Phạm Khả Vĩnh, Nguyễn Đa Phương ở lại cầm cự với giặc, còn mình thì trốn về. Sau trận đó Nguyễn Đa Phương trở về, công khai chê Quý Ly là bất tài. Quý Ly căm tức, nói với Nghệ Tông rằng trận thua này là do nghe lời Đa Phương. Nghệ Tông bèn cách chức Phương. Quý Ly lại bảo Nghệ Tông nên giết Phương vì sợ Phương đi hàng giặc. Nghệ Tông bèn ép Phương tự vẫn.

Tháng 2 năm 1392, tôn thất Trần Nhật Chương mưu giết Quý Ly, nhưng Thượng hoàng Nghệ Tông cho là Nhật Chương có lòng khác, bèn giết Nhật Chương.

Quyền hành của Quý Ly quá lớn, nhiều người lo lắng cho cơ nghiệp nhà Trần. Tháng 4 năm 1392, Bùi Mộng Hoa dâng thư lên Nghệ Tông, đại ý nói:

    Thần nghe trẻ con có câu hát rằng: "Thâm hiểm thay Thái sư họ Lê". Xem thế, Lê Quý Ly nhất định có ý dòm ngó ngôi báu.

Nghệ Tông xem tờ tâu rồi, lại đưa cho Quý Ly xem. Sau này Quý Ly chuyên chính, Mộng Hoa phải ẩn lánh không ra nữa.

Năm 1394, Nghệ Tông tuổi cao sức yếu, biết Quý Ly có ý lấy ngôi nhà Trần, mà ngăn lại thì không kịp, nên sai thợ vẽ tranh những đại thần nêu tấm gương phò vua nhỏ mà không mang lòng dạ cướp ngôi của đời trước, như Chu Công giúp Chu Thành Vương, Hoắc Quang giúp Hán Chiêu Đế, Gia Cát Lượng giúp Thục Hán Hậu chúa, Tô Hiến Thành giúp Lý Cao Tông, gọi là tranh "Tứ phụ", ban cho Quý Ly, để giúp vua Thuận Tông cũng nên như thế.

Tới khi Nghệ Tông bệnh nặng, lại theo lối Lưu Bị thử lòng Gia Cát Lượng, nói với Quý Ly rằng:

    Bình chương là họ thân thích nhà vua, mọi việc nước nhà đều trao cho khanh cả. Nay thế nước suy yếu, trẫm thì già nua. Sau khi trẫm chết, quan gia nếu giúp được thì giúp, nếu hèn kém ngu muội thì khanh cứ tự nhận lấy ngôi vua.

Quý Ly cũng làm hệt như Gia Cát Lượng, rập đầu khóc lóc từ tạ, chỉ trời vạch đất thề rằng:

    Nếu thần không biết dốc lòng trung, hết sức giúp Quan gia để truyền đến con cháu về sau thì trời sẽ ghét bỏ thần.

Mộng thấy vua em

Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, tháng 3 năm 1394, ông chiêm bao thấy vua em Trần Duệ Tông đem quân đến và đọc bài thơ như sau:

    Trung gian duy hữu xích chủy hầu,
    Ân cần tiếm thượng bạch kê lâu.
    Khẩu vương dĩ định hưng vong sự,
    Bất tại tiền đầu tại hậu đầu.

Dịch là:

    Ở giữa chỉ có loài mỏ đỏ,
    Lăm le lấn lên lầu gà trắng.
    Khẩu vương đã định việc hưng vong,
    Không ở trước mà ở về sau.

Ông tự mình chiết tự đoán là: "xích chủy" (miệng đỏ) ám chỉ Quý Ly, "

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành
купить диплом фармацевта
http://diplom-belarus.com
купить диплом института
http://www.diplomi-price.com
купить диплом техникума
edu-digest.ru
где купить диплом
http://www.proobzh.ru
купить аттестат
www.edu-nt.ru/
купить аттестат за 9 класс
student-madi.ru
купить диплом о среднем образовании
www.dof-edu.ru
купить диплом фармацевта
http://www.proobzh.ru
купить диплом автомеханика
http://krsk-school47.ru