Số người đang online : 21 Cốm Vòng - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Cốm Vòng
post image
Cốm Vòng

Nói đến Hà Nội, là người ta liên tưởng tới hoa đào ngày Tết, đến thiếu nữ bên Hồ Gươm, đến mứt sen trần. Và đặc biệt hơn là một thứ quà, một thứ mà chỉ Hà Nội mới có, và cũng chỉ một làng ở ngoại ô Hà Nội mới làm được. Đó là cốm - cốm làng Vòng

 

Hà Nội có mùa thu đầy thơ mộng làm say những hồn thơ. Khi làn gió heo may thổi dập dềnh gợi những làn sóng lăn tăn trên mặt hồ Gươm cổ kính, hoa sen đã bắt đầu tàn, hoa sữa trên đường Nguyễn Du chưa thức giấc để toả hương thơm ngào ngạt thì đó cũng là lúc mùa cốm bắt đầu.

 Ở Hà Nội, có rất nhiều nơi sản xuất cốm, như cốm làng Lủ, cốm Thanh Trì. Thế nhưng chiếm vị trí đầu bảng vẫn là cốm được làm ở làng Dịch Vọng, tên nôm gọi là làng Vòng, ở phía cửa ô Cầu Giấy.       

  Nguyên liệu để làm cốm chính là được lấy từ những ruộng lúa nếp đã buông câu, nhưng vẫn còn có màu xanh lá mạ, được gieo cấy riêng. Đến giờ phút thích hợp nhất, người ta gặt lúa về, tẽ hạt ra, rang, giã, hồ, rồi mới đem rải cốm lên những tàu lá sen thơm thoang thoảng.

 Hạt thóc non ngậm sữa, qua đôi bàn tay khéo léo của người thợ làm cốm tài hoa, sẽ hoá thành hạt ngọc lưu ly, xanh óng, thơm xa như mùi hương gió đồng nội. Hạt cốm mang bóng hình làng quê, mang cả nét tài tình lẫn không khí mùa thu vào Hà Nội

 Cốm Vòng là món quà “thời trân” vương giả, sang trọng mà cũng rất bình dân như hoa cỏ. Người Hà Nội thưởng thức cốm Vòng không để vào đĩa Giang Tây hay gốm Bát Tràng. Mà họ đặt nó lên trên tàu lá sen còn gợn phấn, để mùi thơm của cốm và của lá sen hào quện vào nhau toả hương quyến rũ.

 Người ta đặt cốm Vòng vào trong chiếc thúng đã lâu ngày, thớ tre đan cũng mờ ảo màu năm tháng. Chiếc đòn gánh cong một đầu như chiếc thuyền rồng được buộc thêm vài cái chổi bên bằng rơm mới, xanh tái chứ chưa vàng, đồng màu vói bó rơm làm lạt, óng ả và thơm xa.

 

 Ngày trước, các cô gái làng Vòng quẩy hai thúng cốm, trên mẹt có xếp vài cái lá sen. Các cô toả vào Hà Nội không bằng tiếng rao mà bằng hình ảnh chiếc đòn gánh cong một đầu và hương thơm nhẹ của cốm mùa thu.

 Gánh cốm chỉ năm, bảy cân, đi một lúc là bán hết. Gánh cốm lồng khồng hệt như gói hoa cúng của cô gái làng hoa Ngọc Hà. Nó được buộc nhẹ bằng sợi rơm tươi ôm lấy gói lá sen xanh lục chất quê làng.

  Có người ăn cốm với hồng ngọc đỏ, hay chuối trứng quốc. Thế nhưng người Hà Nội sành ăn thì lại chỉ có thói quen ăn riêng cốm chứ không kèm với bất cứ vị gì.            

 Dùng tay nhón vài hạt cốm bỏ vào đầu lưỡi, nghe vị thanh thanh, nghe màu xanh mướt, nghe cái ngọt thơm thấm vào cơ thể trong hơi thu man mác.Cốm có thể làm thành bánh cốm, gói trong lá chuối xanh, buộc lạt cánh sen, là một thứ quà đem biếu họ hàng ở quê thì quả là không gì quý bằng. Ngày lễ ăn hỏi, nhà trai mang bánh cốm đặt trên khay mang tới nhà gái. Trong niềm vui hạnh phúc, có ai đó chợt nghĩ rằng: “Phải chăng? Hương cốm nối sợi tơ duyên cho đôi trai gái yêu nhau, trăm năm hạnh phúc ?”

 Ngoài ra, cốm còn được chế biến thành chè cốm, chả cốm, hay xôi cốm. Đó là những món ăn thời trân dân giã nhưng mang đậm tính dân tộc cổ truyền. Chẳng thế mà có một vị khách nước ngoài, sau khi dự lễ ăn hỏi đã xúc động mà nói rằng: “Cốm là một món ăn thiêng liêng, vừa có sức mạnh vật chất, vừa có sức mạnh tinh thần…”.

Được ăn một nhúm cốm Vòng trong hương thu Hà Nội, trong gió heo may, trong làn nắng như tơ giăng mới thấy hết được cái thanh, cái quý. Nó là hương vị quê hương có sức sống vượt cả thời gian và không gian để đem niềm tự hào của người Hà Nội tới nhiều nơi.

 

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành
купить диплом магистра