Số người đang online : 23 TRỤ SỞ CHÍNH PHỦ CÁCH MẠNG LÂM THỜI - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

TRỤ SỞ CHÍNH PHỦ CÁCH MẠNG LÂM THỜI
post image
TRỤ SỞ CHÍNH PHỦ CÁCH MẠNG LÂM THỜI

Đã xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia theo quyết định 236...

TRỤ SỞ CHÍNH PHỦ CÁCH MẠNG LÂM THỜI

 
1. Tên di tích : Trụ sở Cách mạng Việt nam lâm thời
2. Loại công trình: Khu lưu niệm
3. Loại di tích : Di tích lịch sử văn hóa cách mạng
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia theo quyết định 236 – VHQG ngày 12 tháng 12 năm 1986
5. Địa chỉ di tích : Khu phố Ninh thái thị trấn Lộc Ninh, Bình Phước
6. Tóm lược thông tin về di tích
    Trong lịch sử, Lộc Ninh là địa bàn diễn ra nhiều trận đánh ác liệt và từng  là thủ phủ của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền nam Việt nam, là đoạn cuối đường Hồ Chí Minh – con đường chiến lược Bắc Nam.
    Trụ sở Cách mạng Việt nam lâm thời  được xây dựng 1911- do người Pháp làm văn phòng làm việc trông coi việc khai thác mủ cao su của Công ty cao su Xetxo. Trong chiến tranh bị phá hủy hoàn toàn và được xây dựng lại nguyên mẫu cũ ( theo lối Nhà sàn của dân tộc thiểu số nên được gọi là nhà cao cẳng)   
    Kiến trúc xây dựng bằng gỗ do Huỳnh Tấn Phát thiết kế và đồng chí Bùi Công Trữ- cán bộ Miền có tên khác là Sáu Nhẫn  chỉ đạo thi công. Kiến trúc xây dựng một trệt một lầu : Tầng trệt là nơi diễn ra các cuộc họp trong nước và biểu diễn các hoạt động văn hóa văn nghệ địa phương. Trên lầu diễn ra cuộc họp của Ban Liên hiệp quân sự bốn bên để bàn về các điều khoản đã được ký kết trong Hiệp định Pari năm 1973 bốn bên gồm : Hoa Kỳ, Cộng hòa miền nam Việt Nam, Việt Nam dân chủ cộng hòa, Việt Nam cộng hòa do sự giám sát của ủy ban quốc tế gồm 4 nước : BaLan, Canada, Hungari, Inđônêxia.
     Giai đoạn 1972-1975 là thời kỳ xây dựng vùng giải phóng Lộc Ninh thành thủ phủ của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, hậu phương trực tiếp của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Ngay sau chiến thắng ngày 7-4, quân và dân Lộc Ninh đã bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới và bảo vệ vững chắc vùng giải phóng.
    Cuối tháng 1-1973, bộ đội công binh Miền đã mở các con đường mới nối thông 3 cụm căn cứ Tà Thiết - nơi dừng chân của Bộ chỉ huy Miền đến cụm Tham mưu, cụm Chính trị, cục Hậu cần Miền ở Lộc Thành, Lộc Tấn, Cầu Trắng, Lộc Quang... Tháng 2-1973, Bộ Chỉ huy Miền chính thức về Tà Thiết. Cuối quý I-1973, tất cả các cơ quan trong Bộ Chỉ huy Miền và các đơn vị trực thuộc đã về hết trên đất Lộc Ninh. Rừng Lộc Ninh trở thành “rừng Chính phủ”. Bộ Chỉ huy Miền không đóng gọn ở Tà Thiết mà trải rộng khắp 2 xã Lộc Thành, Lộc Tấn và nối sang tận Bù Đốp. Suốt trong mùa khô năm 1972-1973, địch thường xuyên đánh phá gây nhiều khó khăn cho quân và dân ta. Do đó quân và dân ta vừa phải bảo vệ vùng giải phóng, vừa xây dựng trận địa phòng không và lao động sản xuất. Tại căn cứ Tà Thiết, hàng loạt kế hoạch tiến công đánh địch cụ thể đã được vạch ra trong mùa khô năm 1973-1974. Những ngày ấy Lộc Ninh thực sự là một trung tâm quân sự, chính trị sôi động của phong trào cách mạng miền Nam.
    Với tư cách là Thủ phủ của Chính phủ cách mạng, đồng bào Lộc Ninh có vinh dự thay mặt quân dân cả nước tiếp đón các phái đoàn trong Ủy ban quốc tế và đón nhận những người con ưu tú từ các nhà tù Mỹ - ngụy trở về. Đáng chú ý là ngày 12-2-1973 có 8 chuyến bay vận tải dưới sự giám sát quốc tế chở anh chị em bị Mỹ - ngụy giam cầm trở về tới Lộc Ninh. Cũng trong ngày này Chính phủ Cách mạng lâm thời đã trao trả cho phía Mỹ tại Lộc Ninh 27 sĩ quan, binh lính và nhân viên quân sự. Thị trấn Lộc Ninh trở thành trung tâm ngoại giao của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ngay sau khi Hiệp định Pari có hiệu lực.
    Cuối năm 1973 và đầu năm 1974, một mạng lưới đường vận tải nối từ Lộc Ninh đến các chiến trường đã được xây dựng dọc biên giới Lộc Ninh. Tháng 8-1974, Thượng Đức được giải phóng, Bộ tư lệnh 559 mở ngay tuyến đường ống dẫn dầu vào chiến trường Nam bộ. Tháng 3-1975, tuyến đường ống dẫn dầu này đã vào đến Lộc Ninh. Trên chiến trường B2 có 5 trạm dầu thì trên địa bàn tỉnh Bình Phước có 3 trạm với các mật danh VK.94 ở Lộc Tấn, VK.98 ở Lộc Quang và VK.96 ở xã Bù Gia Mập (huyện Phước Long cũ).
     Ngày 26-4-1975, chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu nổ súng. Bộ chỉ huy tiền phương của chiến dịch rời Tà Thiết về đóng ở Căm Xe (Bến Cát), Sở chỉ huy vẫn đóng ở Tà Thiết để chỉ huy chung toàn chiến trường. Ngày 30-4-1975 chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng, miền Nam hoàn toàn giải phóng!    
    Với những chiến công oanh liệt, Trụ sở Cách mạng Việt nam lâm thời đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) công nhận là DTLS cách mạng cấp Quốc gia ngày 12/12/1986.
7.    Một số hoạt động nhà trường đã và đang thực hiện chăm sóc di tích lịch sử văn hóa nói trên:
-    Tham quan tìm hiểu di tích định kỳ và tham quan theo chuyên đề : như
-    đường  Hồ Chí Minh trên biển, Quân đội nhân dân Việt nam, Lịch sử địa phương
- Tổ chức lao động địa phương
- Tham gia các trò chơi dân gian
Một số hình ảnh học sinh chăm sóc di tích








8.  Đề xuất kiến nghị : không
9. Thông tin về nhà trường

1. Họ và tên hiệu trưởng : Nguyễn Thị Kim Chi
   Chuyên ngành đào tạo : CĐSP Văn – GD năm tốt nghiệp đại học / cao đẳng : 1993
    ĐT Di động : 0948790779
    Địa chỉ email : thcs.ttln@yahoo.com.vn
2. Họ và tên Tổng phụ trách Đội : Vũ Thị Quỳnh Anh
   Chuyên ngành đào tạo : Nhạc – Đội  năm tốt nghiệp đại học / cao đẳng : 1998. ĐT Di động : 01652076098
   Địa chỉ email : QUYNHANH7477@YAHOO.COM.VN
3.  Địa chỉ trường : Kp Ninh Thuận TT Lộc Ninh- Lộc Ninh – Bình Phước
   ĐT cố định : 06513568026.
 

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành