Số người đang online : 52 NHÀ NGỤC ĐĂK MIL - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

NHÀ NGỤC ĐĂK MIL
post image
NHÀ NGỤC ĐĂK MIL

Được công nhận di tích theo quyết định số 10/2005/QĐ-BVHTT ngày 17...


NHÀ NGỤC ĐĂK MIL


 

1.    Tên di tích: Nhà ngục Đắk Mil
2.    Loại công trình: 
3.    Loại di tích: Lịch sử
4.    Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 10/2005/QĐ-BVHTT ngày 17 tháng 03 năm 2006
5.    Địa chỉ di tích: Thôn 9A, xã Đắk Lao, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông
6.    Tóm lược thông tin về di tích
       Sáng 31-12, tại thôn 9A, xã Đăk Lao, huyện Đăk Mil, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Đăk Nông đã tổ chức lễ khánh thành di tích nhà ngục Đăk Mil.
       Vào đầu những năm 1940, để mở rộng bộ máy cai trị tại vùng đất nam Tây Nguyên, thực dân Pháp điên cuồng khủng bố, đàn áp bắt bớ những người yêu nước. Chúng chọn những nơi có khí hậu khắc nghiệt để xây dựng hàng loạt nhà tù. Tại thôn 9A, xã Đăk Lao (huyện Đăk Mil ngày nay), thực dân Pháp đã dựng lên nhà ngục Đăk Mil.
Nhà ngục Đăk Mil gồm 9 gian, vách gỗ, mái lợp tranh, xung quanh là hàng rào dây thép gai, bên trong có 2 dãy sàn gỗ làm chỗ ngủ cho tù nhân, có cùm chân, xiềng tay. Từ năm 1940 đến 1943, thực dân Pháp đã giam giữ hàng trăm lượt chiến sĩ cộng sản, có thời điểm giam giữ 120 người. Tại đây, thực dân Pháp đã thực hiện một chế độ lao tù hết sức khắc nghiệt và tàn bạo, mỗi tù nhân chỉ được phát một mảnh chăn mỏng, một chiếc chiếu và một bát cơm mỗi ngày. Hằng ngày, tù nhân phải đi lao dịch nặng nề như đào đất, đóng gạch, làm đường... Khi đi làm, người tù bị xiềng tay chân và bị lính canh gác chặt chẽ, tối phải ngủ trong tư thế bị cùm.
       Cũng từ những nơi tăm tối này, một số anh em binh lính và chỉ huy người M&;nông, Ê Đê đã được các cán bộ chiến sĩ trong tù giác ngộ, cảm hóa bỏ hàng ngũ của địch quay về với cách mạng. Có người sau này trở thành cán bộ cao cấp như ông YBih Aléo - Phó Chủ tịch Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam. Một số chiến sĩ vượt ngục thành công cũng giữ chức vụ quan trọng như: thiếu tướng Lê Nam Thắng - Tư lệnh Quân khu thủ đô Hà Nội, Phó Ban thanh tra Bộ Quốc phòng; ông Nguyễn Tạo - Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp; ông Trần Quế - Thứ trưởng Bộ Lâm nghiệp; thượng tướng Trần Sâm, thượng tướng Trần Văn Quang...
       Tuy bị đày ải và lao động trong hoàn cảnh hết sức khắc nghiệt, nhưng những người tù cộng sản vẫn giữ vững tinh thần đấu tranh bất khuất, không khuất phục trước kẻ thù. Vào đầu năm 1942, những người tù ở nhà ngục Đăk Mil đã đấu tranh đòi được nghỉ tết ba ngày, được diễn tuồng, ngâm thơ, đánh cờ tướng... Vào tháng 6-1942, trước tình hình thế giới và cách mạng trong nước có nhiều thuận lợi, ban chỉ đạo nhà ngục đã bàn kế hoạch tổ chức vượt ngục. Vào cuối năm 1942, đầu 1943, Ban Chỉ đạo đã tổ chức thành công hai lần vượt ngục với hàng chục chiến sĩ. Thất bại liên tiếp trên chiến trường và trước sự đấu tranh mãnh liệt của tù cộng sản, cuối năm 1943, thực dân Pháp đã chuyển toàn bộ số tù nhân nhà ngục Đăk Mil về nhà đày Buôn Ma Thuột, phá hủy nhà ngục Đăk Mil.
        Năm 2004, sau khi tỉnh Đăk Nông được tái lập, Sở VHTT và DL đã sưu tầm hàng trăm tài liệu, hiện vật lịch sử để xây dựng hồ sơ khoa học cho di tích. Được sự quan tâm của cơ quan chính quyền trung ương và địa phương, đặc biệt là các cựu tù chính trị từng bị giam giữ tại đây, ngày 17-3-2005, nhà ngục Đăk Mil đã được Bộ VHTT và DL công nhận là di tích lịch sử quốc gia.
Tỉnh Đăk Nông đã tiến hành xây dựng, tu bổ di tích theo nguyên trạng ban đầu. Theo đó, toàn cảnh nhà ngục được phục dựng trên khuôn viên rộng hơn 2.000m2. Bên cạnh đó, tiến hành xây dựng thêm các hạng mục phụ như nhà trưng bày hiện vật, bia đá tưởng niệm... với tổng vốn đầu tư hơn 9 tỷ đồng.
       Sau khi đi vào hoạt động, nhà ngục Đăk Mil trở thành địa điểm du lịch về nguồn hết sức bổ ích.





0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành