Số người đang online : 35 HANG LẠNG NẮC - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

HANG LẠNG NẮC
post image
HANG LẠNG NẮC

Đã xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia theo quyết định...

HANG LẠNG NẮC



1.  Tên di tích: Hang Lạng Nắc
2.  Loại công trình: Hang động
3.  Loại di tích:  Khảo cổ
4.  Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia theo quyết định số 77-2004/QĐ-BVHTT ngày 23 tháng 8  năm 2004.
5.  Địa chỉ di tích: Thôn Lạng Nắc, xã Mai Sao, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.
6.  Tóm lược thông tin về di tích
       Hang Lạng Nắc có tên gọi khác là hang Miệng Hổ hoặc hang Treo (tên gọi của nhân dân địa phương). Hang Lạng Nắc nằm trong dãy núi đá vôi xã Mai Sao. Hang ở vào vĩ độ 21041&;30” Bắc, kinh độ 106036&;11” Đông. Hang ở ngay cạnh cây số 32 Quốc lộ 1A (cũ), cách thị trấn Đồng Mỏ 5km về phía Đông Bắc, cách UBND xã Mai Sao 400m về phía Nam. Đường đi đến chân núi thuận tiện, có thể dùng phương tiện ô tô. Nhưng để leo lên cửa hang thì cần có thêm một chút sức khỏe và sự kiên nhẫn của vận động viên leo núi.
       Hang Lạng Nắc ở độ cao khoảng 100m so với mặt thung lũng. Cửa hang rộng 18m, cao 16m, hướng về phía Đông, chếch Nam khoảng 200, rất thoáng mát, khô ráo. Chiều sâu của hang là 17m, mặt hang bằng phẳng, rộng khoảng 70m2. Dưới chân núi  hang Lạng Nắc có suối Mai Sao, là đầu nguồn của sông Thương. Hang Lạng Nắc nằm trong một hệ sinh thái khá đa dạng: núi đá, núi đất, đồi, thung lũng, sông, suối, … Vì thế, hang Lạng Nắc rất thuận lợi cho sinh hoạt và kiếm sống của người nguyên thủy.
 Hang Lạng Nắc được nhân dân địa phương phát hiện và thông báo với Ty Văn hóa Lạng Sơn, Viện Khảo cổ học Việt Nam vào năm 1968.
Từ tháng 7/1970 Viện Khảo cổ học Việt Nam và Ty Văn hóa Lạng Sơn đã thực hiện thám sát hang Lạng Nắc lần đầu tiên. Đoàn đã đào một hố thám sát diện tích 50x50cm, cách cửa hang 3m, cách vách hang 3m20. Sau này hố thám sát được mở rộng 2m, dài 3m. Hố thám sát chia thành các lớp từ trên xuống là: lớp Nhật: toàn bộ bề mặt hang; lớp I: sâu 1 - 20cm, lớp II: sâu 20 - 40 cm; lớp III: 40 - 60cm. Chạy ngang hố thám sát, từ ngoài vào trong là một vỉa tinh thể thạch anh dài 3m rộng 70cm. Ở góc phía Bắc của hố có một tảng đá vôi dài 80cm, rộng 70cm, dày 50cm. Tầng văn hóa trong hố thám sát có diện tích khoảng 6,5m2, dày 60cm, tầng văn hóa dày ở phía Bắc và mỏng dần về phía Nam.
Ở vách phía Bắc, tại độ sâu 0,35m, thuộc lớp II, phát hiện được một bếp lửa còn nguyên vẹn, không bị xáo trộn, lớp tro dày trung bình 10cm lẫn với nhiều vỏ ốc bị đốt cháy. Cạnh bếp thu được 6 mảnh gốm có trang trí bằng văn đan, văn thừng và văn vạch.
Đáy hố thám sát là lớp trầm tích vàng, trông rất tươi trộn lẫn sạn sỏi, xen kẽ với trầm tích màu nâu đỏ. Các trầm tích này đều khá thô và tơi xốp.
    Sau 3 đợt khảo sát, di chỉ khảo cổ học hang Lạng Nắc đã phát hiện được nhiều di vật, hiện vật là những công cụ điển hình của người tiền sử xưa, bao gồm:
    + Các di chỉ được lưu giữ tại Viện Khảo cổ học Việt Nam: 01 công cụ chặt thô sơ, 01 mảnh gốm thô, 01 mảnh sọ, một số hòn cuội và nhiều vỏ ốc đập đít.
    + Các di chỉ được lưu giữ tại Bảo tàng tổng hợp tỉnh Lạng Sơn: 825 mảnh gốm, 3809 mảnh tước, 60 hạch cuội, 01 công cụ Sumatralith.
    Các mảnh gốm thu được ở hang Lạng Nắc được chia thành 04 loại:
    + Gốm không hoa văn: Tô màu thổ hoàng. Xương gốm pha mảnh vỏ nhuyễn thể.
    + Gốm văn thừng: Có độ dày trung bình 3mm. Có loại tô màu 2 phía trong-ngoài. Có loại không tô màu, bề mặt ngoài trang trí bằng văn thừng mịn. Xương gốm xốp, nhẹ, pha sạn sỏi và vỏ nhuyễn thể.
    + Gốm văn khắc vạch: Chủ yếu là mảnh chân đế không lớn lắm, chỗ dày nhất là 3,5mm. Xương gốm không pha vỏ nhuyễn thể mà chủ yếu pha cát. Hoa văn chủ yếu là hình hoa thị 3 vạch kép, kết hợp trổ lỗ ở giữa cánh.
    + Văn In: Gốm có kiểu in văn, kiểu gốm Hán, nhưng chất liệu khác, bên trong có tô màu  hơi vàng chanh.   
Căn cứ theo các di chỉ thu được, đã có một cách lý giải khác cho hang Lạng Nắc: tổ hợp mảnh tước - dấu Bắc Sơn - công cụ Sumatralith - gốm và tầng văn hóa ken dày vỏ ốc suối có thể gợi ý về một di chỉ xưởng tiền Bắc Sơn (Prota - BacSonnian).
      Điểm nổi bật trong bộ sưu tập Lạng Nắc là việc sử dụng phổ biến các công cụ mảnh tước bằng phương pháp tu chỉnh ép hoặc tu chỉnh ghè trực tiếp. Các mảnh tước ở hang Lạng Nắc có niên đại sớm hơn văn hóa Bác Sơn và đã góp phần hình thành nên dòng kỹ nghệ mảnh tước tồn tại trong thời đại đá Việt Nam, bên cạnh dòng kỹ nghệ hạch cuội.
      Việc phát hiện di chỉ khảo cổ học Lạng Nắc có một giá trị ý nghĩa rất lớn trong việc nghiên cứu thời tiền sử. Nó như chiếc cầu nối thời gian nói lên sự sinh sống liên tục của con người qua nhiều thế hệ nối tiếp nhau. Di chỉ Lạng Nắc nằm trong sơn khối đá vôi Bắc Sơn, nhưng trong tổ hợp di vật chỉ có 4 dấu Bắc Sơn, còn lại là loại khác. Trong các mảnh gốm của Lạng Nắc có một nửa giống với gốm của di chỉ Mai Pha. Bộ sưu tập Lạng Nắc cũng không tồn tại yếu tố kỹ thuật Levallois như trong kỹ nghệ Ngườm. Như vậy, ý nghĩa của nhiều di chỉ khác vẫn là một bí ẩn cần nghiên cứu thêm.
      Cùng với các địa điểm di chỉ khảo cổ khác, có thể khẳng định mảnh đất Chi Lăng từ xa xưa đã có người tiền sử tới cư trú và sinh sống, trong đó hang Lạng Nắc là một di chỉ điển hình.
7. Một số hoạt động nhà trường đã và đang thực hiện chăm sóc di tích lịch sử, văn hóa.
    - Thành lập nhóm cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện sưu tầm các tài liệu liên quan đến di tích. Hiện nay nhà trường có lưu giữ các bản phô tô: Quyết định công nhận, Lý lịch di tích, Sơ đồ di tích và các bức ảnh chụp di tích.
- Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh tìm hiểu về giá trị lịch sử của hang Lạng Nắc, tìm hiểu luật số 28/2001/QH10 ban hành ngày 29/6/2001 và luật số 32/2009/QH12 ban hành ngày 18/6/2009 về Di sản văn hóa.
    - Tổ chức cho học sinh tham gia tuyên truyền tới nhân dân địa phương về giá trị lịch sử của hang Lạng Nắc, luật Di sản văn hóa nhằm mục đích để mọi người dân có ý thức bảo vệ khu di tích: không chặt cây, phá đá, phóng hỏa … cạnh khu di tích.










 
8. Đề xuất kiến nghị
    Các cơ quan chức năng tiếp tục bảo vệ tốt và có các nghiên cứu đầy đủ hơn về giá trị khoa học của Hang Lạng Nắc.  
9. Một số thông tin về nhà trường
Trường THCS xã Sao Mai
1. Họ và tên hiệu trưởng: ĐẶNG THỊ LIÊN
     Chuyên ngành đào tạo: Toán, trình độ: Đại học, năm tốt nghiệp: 1984
     ĐT cố định:  0253820521    ĐT Di động: 0946589289
     Địa chỉ email: danglien96@gmail.com
2. Họ và tên Tổng phụ trách Đội: TRẦN THỊ HƯỜNG
Chuyên ngành đào tạo: Giáo viên Âm nhạc, năm tốt nghiệp: 2002
     ĐT cố định: 0253820521    ĐT di động: 0985525361
Địa chỉ email: tranhuongclls@gmail.com
3. Địa chỉ trường: Thôn Lạng Nắc, xã Mai Sao, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn
      ĐT cố định: 0253820521

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành