Số người đang online : 78 DỐC BẢN NẰM - ĐỒN CẦU BẢN TRẠI - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

DỐC BẢN NẰM - ĐỒN CẦU BẢN TRẠI
post image
DỐC BẢN NẰM - ĐỒN CẦU BẢN TRẠI

DỐC BẢN NẰM - ĐỒN CẦU BẢN TRẠI


 
1. Tên di tích: Dốc Bản Nằm - Đồn cầu Bản Trại
2. Loại công trình: Địa điểm di tích
3. Loại di tích: Di tích lịch sử
4.  Quyết định:
5.  Địa chỉ di tích: Xã Kháng Chiến, huyện Tràng Định, tỉnh lạng Sơn.
6. Tóm lược thông tin về di tích.
    Trận phục kích Dốc Bản Nằm ngày 16 tháng 3 năm 1948
       Sau những trận phục kích của bộ đội ta tiêu diệt địch trên  đường bản Sao- Bông lau ( địa phận huyện Tràng Định ) và Bó củng – Lũng Vài (địa phận huyện Thoát Lãng ), những trận tập kích của du kích các huyện vào các đồn lẻ của địch ở Nà Hạ, Bản Bẻ…thực dân Pháp đã cho tăng cường lực lượng bố phòng trên trục đường số 4. Ngoài các đồn bốt đã lập ở hai bên đường  số 4, chúng còn huy động xe cơ giới chở binh lính thường xuyên tuần tra để hòng bảo vệ các đoàn xe vận tải chở vũ khí, binh lính lên tiếp tế cho mặt trận chính ở Đông Khê, Cao Bằng.
        Thực hiên mệnh lệnh của ban chỉ huy mặt trận đường số 4, ngày 16 tháng 3 năm 1948, tiểu đoàn 48 và đại đội độc lập Bắc Sơn, thuộc bộ đội Lạng Sơn và bộ đội địa phương huyện Tràng Định đã tổ chức phục kích tiêu diệt địch tại Bản Nằm, địa phận huyện Tràng Định.
        Bản Nằm thuộc xã Kháng Chiến, huyện Tràng Định gồm có 3 xóm nhỏ,. Phía Bắc cách thị trấn Thất Khê 8km , phía Tây – Nam là đường quốc lộ số 4. Phía Đông – Đông Bắc là cánh đồng trống. Phía Tây là Bình Độ 200 của điểm cao 304, có rừng cây rậm rạp, kín đáo, thuận tiện cho ẩn nấp, mai phục bí mật.
         Trước trận phục kích của bộ đội và du kích ta ở Bản Nằm, từ ngày 11 đến ngày 14 tháng 3 năm 1948, bộ đội và du kích huyện Tràng Định đã tổ chức tấn công uy hiếp các đồn lẻ của địch ở 2 bên đường số 4 và ở phố Thất Khê, làm cho bọn địch ở đây hoang mang, lo sợ, co cụm lại.
       Từ ngày 8 đến ngày 15 tháng 3 năm 1948, tiểu đoàn bộ binh 48 và đại đội độc lập Bắc Sơn đã tập kết, triển khai đội hình phục kích tại Bản Nằm. Tại đây, bộ đội đã được nhân dân tiếp tế lương thực, thực phẩm, bố trí nơi ăn, nghỉ, đảm bảo tuyệt đối bí mật cho trận đánh. Đặc biệt nhân dân các thôn trong bản đã cùng nhau giúp đỡ bộ đội bện được 3.000m dây thừng để khi có chiến sự, bộ đội dung để giật mìn không lôi.
        Rạng sang ngày 16 tháng 3 năm 1948, một đoàn xe vận tải gồm 7 chiếc của địch chở gần 200 tên lính và nhiều vũ khí, quân trang đã lọt vào trận địa mai phục của bộ đội và du kích.
        Sau hơn hai ngày chiến đấu liện tục, bộ đội và du kích của ta đã tiêu diệt hàng chục tên địch, phá hủy 3 xe quân sự của chúng. Khoảng 8 giờ sang, địch cho máy bay oanh kích để giải nguy cho bọn trên đường đang nguy khốn. Do bộ đội và du kích chuẩn bị kỹ cho sự phòng thủ nên về phía ta vẫn giữ vững trận địa, không bị thương vong.
       Hơn 9 giờ sáng, có 5 xe chở lính của địch từ phố Thất khê xuống tiếp viện.Tới Bản Trại, một xe quân sự của địch bị phá hủy do trúng địa lôi của ta, 4 xe còn lại của địch tiếp tục chạy về phía trận địa Bản Nằm, tới nơi chúng cho quân chia làm 2 mũi tiến công bộ đội và du kích của ta. Trước sự đánh trả quyết liệt của ta, bọn địch đã phải rút lui, co cụm lại.
       Gần 10 giờ trưa, có 4 xe vận tải chở lính của địch từ Na Sầm lên tiếp viện, chúng chia thành 3 mũi hòng bao vây, tiêu diệt bộ đội và du kích của ta. Trước sự đánh trả quyết liệt của bộ đội ở phía trước và sự tấn công bao vây từ phía sau của bộ đội và du kích Tràng Định , bọn địch không làm sao bao vây, tiêu diệt được lực lượng của ta. Chớp thời cơ khi máy bay địch không oanh tạc, toàn bộ lực lượng và du kích của ta đã rút lui an toàn khỏi Bản Nằm.
       Khoảng 13 giờ chiều, địch cho xe từ Na Sầm lên chở các xác chết và kéo xe hỏng về Thất Khê. 14 giờ chiều địch cho máy bay lên Thất Khê chở xác chết binh lính về thị xã Lạng Sơn. Cuộc tập kích của bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và du kích Tràng Định đã giành được thắng lợi vang dội, lập công xuất sắc. Chiến thắng Bản Nằm đã góp phần cổ vũ tinh thần kháng chiến của quân và dân ta trên mặt trận đường số 4.
       Trong trận phục kích ở Bản Nằm, bộ đội và du kích của ta đã tiêu diệt 88 tên địch, làm bị thương 54 tên; phá hủy 7 xe cơ giới, 1 đại bác 120mm, 1 trọng liên 12,7mm, 4 trung liên, 1súng cối và 1 máy vô tuyến điện của địch.
       Trong trận chiến đấu kiên cường tại Bản Nằm, 2 chiến sĩ của ta đã anh dũng hy sinh, 10 đồng chí bị thương . Máu đào của các liệt sĩ đã tô thắm chiến công chói lọi của quân và dân ta ở Bản Nằm, một chiến thắng đã đi vào lịch sử của dân tộc trong cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân pháp.
       Chiến thắng Bản Nằm đã góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi phương châm : Cắt đứt đường tiếp tế vận chuyển của địch, đánh bại âm mưu, kế hoạch tuần tra lung sục để bảo vệ các đoàn xe vận tải của chúng đi lại trên đường quốc lộ số 4. Sau chiến thắng của ta ở Bản Nằm bọn địch đã vô cùng hoang mang lo sợ, đã có một số tên đóng tại thị xã Lạng Sơn đem theo sung, bỏ ngũ ra đầu hàng ta.
    Trận tiến công đồn Bản Trại ngày 16 tháng 3 năm 1949
       Đồn Bản Trại của địch nằm trên địa phận xã Kháng Chiến, huyện Tràng Định, cách thị Trấn Thất Khê khoảng 4km về phía Nam. Đồn của địch được bố phòng ở phía Tây – Bắc điểm cao 262. Phía Đông giáp Bản Đuốc, phía Bắc giáp song Kỳ Cùng, phía Tây giáp Bản Trại, Phía Nam giáp bản Nằm, có một mỏm đồi cao tương đương với vị trí đồn, có rừng cây rậm rạp. Trên đoạn đường số 4 chạy qua đồn Bản Trại có cầu Bản Trại bắc qua song Kỳ Cùng. Đây là cây cầu rất quan trọng cho việc vận chuyển cơ động lực lượng và tiếp tế của địch lên Đông Khê, Cao Bằng.
        Đồn binh Bản Trại có hầm ngầm, lô cốt kiên cố, kết hợp với các đồn binh Bản Ne, Bông Lau tạo thành một vành đai bảo vệ của địch ở Thất Khê và chốt giữ đầu mối giao thông quan trọng trên đường số 4.
        Tiểu đoàn bộ binh 29, đơn vị độc lập của Bộ Tổng tư lệnh được điều động từ Thái Nguyên lên, phối hợp với bộ đội địa phương huyện Tràng Định tổ chức tiến công đồn Bản Trại của địch.
        Tiểu đoàn 29 chủ lực là tiểu đoàn đã trưởng thành qua chiến đấu, giành thắng lợi vẻ vang trong các trận phục kích tiêu diệt địch ở Lũng Vài, An Châu, Đồng Khuy… được Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư khen ngợi , tặng danh hiệu “ Tiểu đoàn Lũng Vài “.
        Từ tối 15 tháng 3 năm 1949, từng bộ phận của tiểu đoàn 29 được sự hướng dẫn của bộ đội và du kích huyện Tràng Định đã lần lượt chiếm lĩnh trận địa, đảm bảo bí mật, an toàn. Nhân dân các dân tộc ở Kháng Chiến, Hùng Sơn đã bí mật đóng góp lương thực, thực phẩm nấu cơm, nước uống tiếp tế cho bộ đội chuẩn bị tấn công đồn.
23 giờ 30 phút đêm 15 tháng 3 năm 1949, các đơn vị bạn bắt đầu hiệp đồng nổ súng tấn công đồn Nà Chàm và Đồn Bông Lau hỗ trợ cho đoàn 29 tấn công đồn Bản Trại.
        23 giờ 48 phút, lệnh nổ súng tấn công đồn Bản Trại bắt đầu. Sau một loạt pháo của ta bắn thẳng vào lô cốt lớn của địch ở phía chính diện đồn, các chiến sĩ cảm tử anh dũng xông lên đánh bột phá. Bị đánh bất ngờ, bọn địch trong đồn nhốn nháo tìm công sự ẩn nấp, chống trả yếu ớt.
        Sau đột phá khẩu khu A, đại đội 59 tiếp tục đánh bộc phá mở cửa khu B, các chiến sĩ ta đồng loạt xông lên. Sau gần 10 phút, bộ đội và du kích của ta đã tiêu diệt nhiều sinh lực địch trong đồn. Một số tên sống sót bỏ chạy. Các chiến sĩ công binh đặt mìn nổ sập cầu Bản Trại, ngăn chặn địch từ Thất Khê xuống tiếp viện.
        Tại hướng khu A, bọn địch đã nổ sung kháng cự, cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt. Bộ đội và du kích đã chia làm 3 mũi bao vây, cùng một lúc áp sát đồn địch, nổ sung tạo hỏa lực mạnh áp đảo địch, từ đó xông thẳng vào đồn.
        Đến 0 giờ ngày 16 tháng 3 năm 1949, bộ đội của ta đã hoàn toàn làm chủ đồn Bản Trại
    Ngay sau khi ta tấn công đồn Bản Trại quân Pháp từ phố Thất Khê đã ná pháo xuống Đồn Bản Trại hòng ngăn chặn đường rút quân của bộ đội và du kích của ta. Do kế hoạch tác chiến khẩn trương, chu đáo nên bộ đội và du kích đã rút quân an toàn về căn cứ.
        Trong trận tấn công đồn Bản Trại, quân ta đã tiêu diệt 51 tên địch, bắt sống 22 tên khác, thu một súng cối 60mm, 2 đại liên, 49 tiểu liên, nhiều súng trường và nhiều quân trang, quân dụng khác.
       Trong trận chiến đấu quyết liệt tiến công đồn Bản Trại, 18 chiến sĩ của ta đã anh dũng hi sinh, 27 đồng chí khác bị thương, họ đã cống hiến chọn vẹn tuổi thanh xuân cho độc lập tự do của tổ quốc.
          Trận tiến công đồn Bản Trại, là một trận công kiên cường đầu tiên của bộ đội ta trên mặt trận đường số 4, là bài học thắng lợi của phương thức công đồn đầy hiệu quả của bộ đội ta trên chiến trường Việt Bắc nói chung và ở mặt trận đường số 4 nói riêng. Là nguồn cổ vũ lớn lao đối với quân và dân ta trong cuộc kháng chiến anh dũng.
7. Một số hoạt động nhà trường đã và đang thực hiện chăm sóc di tích lịch sử, văn hóa nói trên.
       Căn cứ vào chỉ thị 40/ 2008/CT-BGD&ĐT ngày 22/7/ 2008 của bộ giáo dục, căn cứ vào kế hoạch số 493/KH –PGD ngày 27/10/ 2008 của phòng giáo dục Tràng Định về kế hoạch triển khai phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong nhà trường và giai đoạn 2008-2013
      Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương và sự phân công của phòng giáo dục giao cho nhà trường triển khai nội dung thứ 5 : “ Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương”. Ban giám hiệu đã tổ chức triển khai quán triệt cho giáo viên và học sinh học tập thảo luận về chỉ thị 40/ CT – BGD&ĐT, kế hoạch 307/KH-BGD&ĐT, kế hoạch 493/KH-PGD của phòng giáo dục huyện Tràng Định, trường đã thành lập ban chỉ đạo cấp trường do hiệu trưởng làm trưởng ban, chủ tịch công đoàn trường làm phó ban các uỷ viên gồm bí thư đoàn, tổng phụ trách đội và các tổ trưởng chuyên môn.
     Tổ chức tuyên truyền, giáo dục cho các em về truyền thống hào hùng của cha ông chúng ta trong công cuộc chống giặc ngoại xâm bào vệ quê hương đất nước về ý nghĩa của 02 di tích lịch sử trên quê hương .

Hàng tháng nhà trường phân công học sinh luân phiên lao động vệ sinh xung quanh hai di tích Dốc Bản Nằm - Đồn cầu Bản Trại luôn sạch sẽ.
 





 
 
8. Đề xuất kiến nghị
   Hiện nay hai bia chiến thắng trên khuôn viên đã bị thu hẹp vì dân rào vườn lấn đất trồng cây nên việc chăm sóc cũng gặp khó khăn.
9. Thông tin về nhà trường
Trường THCS Kháng Chiến
1.    Họ và tên phó hiệu trưởng :Nguyễn Thị Lựu.
      Chuyên ngành đào tạo: Cao đẳng    năm tốt nghiệp đại học/CĐ: 1991
      ĐT cố định: 0253884 385 ĐT Di động: 0973 088 170
      Địa chỉ email: thcs.khangchien.trangdinh@gmail.com.
2.  Họ và tên Tổng phụ trách Đội : Đinh Thị Thùy
      Chuyên ngành đào tạo : cao đẳng    .năm tốt nghiệp : 2005
      ĐT di động: 01636 978 928
3. Địa chỉ trường: Thôn Bản Nằm, xã Kháng Chiến, huyện Tràng Định, tỉnh lạng Sơn.
      ĐT cố đinh:. 0253884 385

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành