ĐÌNH THIỆU MỸ
1. Tên di tích: Đình Thiệu Mỹ
2. Loại công trình: Đình
3. Loại di tích: Kiến trúc
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định 06/2004/QĐ-BVHTT của Bộ Văn hoá Thông tin ngày 18/02/2004
5. Địa chỉ: Vĩnh Lập- Thanh Hà- Hải Dương
6. Thông tin về di tích
Căn cứ vào văn bia: " Thiệu Mỹ xã thần hiệu bi ký" khắc dựng năm Thành Thái ất mùi(1895) hiện còn lưu giữu tại di tích cho biết: Đình thiệu Mỹ thờ 3 vị Thành hoàng làng là: Đặng Chân (Đức Thánh Phụ), Đặng Trí (Đức Thánh Tử) và Trịnh Thị Khang(Đức Thánh Mẫu) từng có công giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 xứ quân thống nhất đất nước vào thế kỉ 10.
Vào cuối thời Đinh (TK 10) tại trang Hạ Hoành, huyện Thanh Hà, phủ Nam Sách (Hải Dương) có một tù trưởng giàu có họ Đặng, tên Trí, vợ là(…)Thị Trang sinh được một người con trai khôi ngô, tuấn tú đặt tên là Chân. Năm lên 14 tuổi Đặng Chân đã sớm trở thành người tài kiêm văn võ, song không may cha mẹ đều lần lượt qua đời.
Sau khi mãn tang cha mẹ , Đặng Chân đi chu du thiên hạ. Một lần đến khu vực chùa Mành (thuộc thôn Thiệu Mỹ ngày nay) tình cờ Đặng Chân gặp được Nữ nương Trịnh Thị Khang là bậc Nữ trung hào kiệt, văn tự tinh thông quê ở trang Vĩnh Toàn, phủ Khoái Châu, đạo Sơn Nam đang kén chọn người hiền tài làm chồng. Đặng Chân liền ngỏ lời nhưng Nữ nương không bằng lòng. Song như là định mệnh từ trước, ngay đem hôm đó Nữ nương mông thấy như cùng Đặng Chân chăn gối vào thụ thai. Ngày tròn tháng đủ Khang Nương sinh được 1 con trai khoe mạnh, thông thái, trên trán có 3 chữ: " Bồ Tát Phật", Khanh Nương và Đặng Chân hết lòng chăm sóc trưỏng thành. Nam tử gọi Đặng Chân và Khang Nương là mẹ. Năm 16 tuổi Nam tử tinh thông văn võ, đạo pháp.
Ít lâu sau nước nhà xảy ra loạn 12 xứ quân. Đinh Bộ Lĩnh truyền tìn người tài giỏi đến cầm quân dẹp loạn. Gia đình Đặng Chân cùng đến, thoạt trông dung mạo biết là người hiền tài, Đinh Bộ Lĩnh liền phong Đặng Chân là " Đại tướng quân" lãnh binh theo đường bộ, Khang nương và Nam tử lãnh binh theo đường thuỷ để phối hợp. Bằng tài thao lược đánh vu hồi, các tướng đã cùng Đinh Bộ Lĩnh dep tan loạn 12 xứ quân, giang sơn thu về một mối.
Thắng trận trở về , Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng, mở tiệc khao quân phaong cho Đặng Chân là " Quyền lãnh trưởng tả đạo binh nhung" kiêm" Tham tán mưu sự", phong cho Nam tử là " Thái bảo tiền quân", tái mệnh danh là "Trí" và phong cho Khang nương là: "Mẫu nghi thiên hạ". Nhận phong chức xong các tướng xin được về hương quán để bái yết tổ tiên nhưng đi đến xứ Đồng La gần hương quán thì bỗng trời đất tối sầm lại, Đặng Chân và Đặng Trí liền" hoá". Thấy chồng và con trai đột ngột qua đời Khang nương buồn rầu, lâm bệnh và qua đời ngày 8 tháng 11 âm lịch.
Thương xót bậc bề tôi có công, vua Đinh xuống chiếu truyền cho nhân dân bản xã lập miếu thờ, khen phong mỹ tự, muôn đời hưởng tế lễ, suy tôn là Thành hoàng.
Trải qua các triều đại phong kiến, di tích không ngừng được tu bổ tôn tạo; các vị Thần hoàng đều được sắc phong và giao cho bản xã theo trước thờ tự. Nhân dân truyền nhau kiêng tên "huý" không dùng đến các chữ "Chân, Khang, Trí" cùng "Thánh phụ, Thánh Mẫu" để tôn vinh thần hoàng.
Như trên đã đề cập, ngay từ khi qua đời, các tướng Đặng Chân, Đặng Trí và Trịnh Thị Khang được xã lập miếu thờ tự. Sau này, theo dòng lịch sử, nhân dân địa phương đưa vào đình để thờ tự. Đình Thiệu Mỹ được xây dựng vào thời Lê Trung Hưng (TK 16-18).
Căn cứ vào các bia: "Bản xã tự sự hậu thần bi ký" khắc dựng vào khoảng đầu thế kỉ 18, "bản xã tự sự, dĩ niên kỵ nhật, lưu truyền vạn đại, hậu thần bi ký" dựng năm Bảo Thái thứ 8 (727), "Thiệu Mỹ xã lập bi ký" dựng năm Thành Thái Quý Mão (1903) ," Thiệu Mỹ thôn tại đình bi ký" dựng năm Bảo Đại Kỷ Tỵ (1929) và "Thiệu Mỹ xã lập bi ký" năm Bảo Đại Canh Thìn (1940), di tích đình Thiệu Mỹ đã được trùng tu tôn tạo nhiều lần bằng sự đóng góp của các thế hệ nhân dân Thiệu Mỹ, trong đó có sự tham gia tích cực của các tầng lớp từ người nghèo đến ngươi giàu, từ dân thường đến chức dịch, lý trưởng, cai tổng, bản tổng…Tất cả đề một lòng tự nguyện công đức xây dưng đình làng ngày thêm to đẹp. Công trình kiến trúc kiểu chữ Đinh gồm 05 gian Đại bái đao dĩ và 03 gian Hậu cung bít đốc. Phía trước có 02 dãy Giải vũ, mỗi dãy 3 bít đốc cửa để xuồng và 01 cổng tứ trụ. Góp phần tạo nên nét đẹp chung hai bên tả, hữu ngôi đình còn có ngôi miếu thờ Đức Thánh Mẫu Trinh Thị Khang và ngôi chùa Mành thờ Phật cổ kính thâm nghiêm.
Từ sau Cách mạng tháng 8/1945, đình Thiệu Mỹ là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử tiêu của quân và dân địa phương trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ và xây dựng quê hương.
Đình Thiệu Mỹ được xây dựng theo hướng Tây. Theo thuyết phong thuỷ thì di tích nằm trên thế đất: "Tiền Tam thai, hậu Ngũ nhạc" (phía trước có 3 gò, phía sau có 5 gò đất tự nhiên). Phía trước có một chiếc ao được kè lại kiểu hình bán nguyệt tạo cảnh quan chung cho di tích. Bên trái xưa có chùa Mành bị giải hạ vào năm 1961, nay chỉ còn nền móng. Bên phải từng có miếu thờ Đức Thánh Mẫu Trịnh Thị Khang tự đổ vào năm 1958, hiện chưa được khôi phục.
Theo điển lệ hàng năm tại đình Thiệu Mỹ diễn ra các lệ chính như sau:
- Ngày 15 tháng Giêng: Lễ tưởng niệm ngày mất của Đức Thánh Phụ (Đặng Chân) và Đức Thánh Tử (Đặng Trí) nhân dân địa phương tổ chức "Lễ mặn" thông thương như nhiều làng xã khác.
- Ngày 8/11 âm lịch: Lễ tưởng niệm ngày mất của Đức Thánh Mẫu (Trịnh Thị Khang) nhân dân địa phương tổ chức "Lễ chay" chè kho bởi xuất xứ Thánh Mẫu là người xuất gia gắn bó với đạo Phật .
- Ngày 9 đến 15/11 âm lịch: Lệ làng vào đám, nhân dân tổ chức "Lễ mặn " như thương lệ. Trong đó có lệ Rước giao hiếu giưa 2 làng Thiệu Mỹ và Thuần Mỹ (nay là 2 thôn của xã Vĩnh Lập- Thanh Hà) vào 2 ngày 12-13/11 âm lịch. Công việc chuẩn bị lễ rước thường rất công phu qua nhiều ngày: Ngày 11/11 nhân dân tổ chức rước bài vị thần từ miếu về đình để tế. Ngày 12/11 nhân dân làng Thuần Mỹ chuẩn bị tổ chức rước giao hiếu sang làng Thiệu Mỹ, tập kết lễ vật tại đình. Ngày 13/11 nhân dân 2 làng cùng rước về đình Thuần Mỹ tế chung. Cuối cùng đến ngày 14/11 lễ rước giao hữu được chia tay tại "Giáp Kiệc" (Cầu đá - ranh giới giữa 2 làng) trong không khí tưng bừng phấn khởi của già trẻ, gái trai; kết thúc hội làng.
Lễ rước giao hiếu này đến năm 1941 thì bỏ hẳn, do quân Nhật xâm lược gây chiến loạn lạc cả vùng.
Share on facebook 0 người thích - Thích
Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định 06/2004/QĐ-BVHTT...
ĐÌNH THIỆU MỸ
1. Tên di tích: Đình Thiệu Mỹ
2. Loại công trình: Đình
3. Loại di tích: Kiến trúc
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định 06/2004/QĐ-BVHTT của Bộ Văn hoá Thông tin ngày 18/02/2004
5. Địa chỉ: Vĩnh Lập- Thanh Hà- Hải Dương
6. Thông tin về di tích
Căn cứ vào văn bia: " Thiệu Mỹ xã thần hiệu bi ký" khắc dựng năm Thành Thái ất mùi(1895) hiện còn lưu giữu tại di tích cho biết: Đình thiệu Mỹ thờ 3 vị Thành hoàng làng là: Đặng Chân (Đức Thánh Phụ), Đặng Trí (Đức Thánh Tử) và Trịnh Thị Khang(Đức Thánh Mẫu) từng có công giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 xứ quân thống nhất đất nước vào thế kỉ 10.
Vào cuối thời Đinh (TK 10) tại trang Hạ Hoành, huyện Thanh Hà, phủ Nam Sách (Hải Dương) có một tù trưởng giàu có họ Đặng, tên Trí, vợ là(…)Thị Trang sinh được một người con trai khôi ngô, tuấn tú đặt tên là Chân. Năm lên 14 tuổi Đặng Chân đã sớm trở thành người tài kiêm văn võ, song không may cha mẹ đều lần lượt qua đời.
Sau khi mãn tang cha mẹ , Đặng Chân đi chu du thiên hạ. Một lần đến khu vực chùa Mành (thuộc thôn Thiệu Mỹ ngày nay) tình cờ Đặng Chân gặp được Nữ nương Trịnh Thị Khang là bậc Nữ trung hào kiệt, văn tự tinh thông quê ở trang Vĩnh Toàn, phủ Khoái Châu, đạo Sơn Nam đang kén chọn người hiền tài làm chồng. Đặng Chân liền ngỏ lời nhưng Nữ nương không bằng lòng. Song như là định mệnh từ trước, ngay đem hôm đó Nữ nương mông thấy như cùng Đặng Chân chăn gối vào thụ thai. Ngày tròn tháng đủ Khang Nương sinh được 1 con trai khoe mạnh, thông thái, trên trán có 3 chữ: " Bồ Tát Phật", Khanh Nương và Đặng Chân hết lòng chăm sóc trưỏng thành. Nam tử gọi Đặng Chân và Khang Nương là mẹ. Năm 16 tuổi Nam tử tinh thông văn võ, đạo pháp.
Ít lâu sau nước nhà xảy ra loạn 12 xứ quân. Đinh Bộ Lĩnh truyền tìn người tài giỏi đến cầm quân dẹp loạn. Gia đình Đặng Chân cùng đến, thoạt trông dung mạo biết là người hiền tài, Đinh Bộ Lĩnh liền phong Đặng Chân là " Đại tướng quân" lãnh binh theo đường bộ, Khang nương và Nam tử lãnh binh theo đường thuỷ để phối hợp. Bằng tài thao lược đánh vu hồi, các tướng đã cùng Đinh Bộ Lĩnh dep tan loạn 12 xứ quân, giang sơn thu về một mối.
Thắng trận trở về , Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng, mở tiệc khao quân phaong cho Đặng Chân là " Quyền lãnh trưởng tả đạo binh nhung" kiêm" Tham tán mưu sự", phong cho Nam tử là " Thái bảo tiền quân", tái mệnh danh là "Trí" và phong cho Khang nương là: "Mẫu nghi thiên hạ". Nhận phong chức xong các tướng xin được về hương quán để bái yết tổ tiên nhưng đi đến xứ Đồng La gần hương quán thì bỗng trời đất tối sầm lại, Đặng Chân và Đặng Trí liền" hoá". Thấy chồng và con trai đột ngột qua đời Khang nương buồn rầu, lâm bệnh và qua đời ngày 8 tháng 11 âm lịch.
Thương xót bậc bề tôi có công, vua Đinh xuống chiếu truyền cho nhân dân bản xã lập miếu thờ, khen phong mỹ tự, muôn đời hưởng tế lễ, suy tôn là Thành hoàng.
Trải qua các triều đại phong kiến, di tích không ngừng được tu bổ tôn tạo; các vị Thần hoàng đều được sắc phong và giao cho bản xã theo trước thờ tự. Nhân dân truyền nhau kiêng tên "huý" không dùng đến các chữ "Chân, Khang, Trí" cùng "Thánh phụ, Thánh Mẫu" để tôn vinh thần hoàng.
Như trên đã đề cập, ngay từ khi qua đời, các tướng Đặng Chân, Đặng Trí và Trịnh Thị Khang được xã lập miếu thờ tự. Sau này, theo dòng lịch sử, nhân dân địa phương đưa vào đình để thờ tự. Đình Thiệu Mỹ được xây dựng vào thời Lê Trung Hưng (TK 16-18).
Căn cứ vào các bia: "Bản xã tự sự hậu thần bi ký" khắc dựng vào khoảng đầu thế kỉ 18, "bản xã tự sự, dĩ niên kỵ nhật, lưu truyền vạn đại, hậu thần bi ký" dựng năm Bảo Thái thứ 8 (727), "Thiệu Mỹ xã lập bi ký" dựng năm Thành Thái Quý Mão (1903) ," Thiệu Mỹ thôn tại đình bi ký" dựng năm Bảo Đại Kỷ Tỵ (1929) và "Thiệu Mỹ xã lập bi ký" năm Bảo Đại Canh Thìn (1940), di tích đình Thiệu Mỹ đã được trùng tu tôn tạo nhiều lần bằng sự đóng góp của các thế hệ nhân dân Thiệu Mỹ, trong đó có sự tham gia tích cực của các tầng lớp từ người nghèo đến ngươi giàu, từ dân thường đến chức dịch, lý trưởng, cai tổng, bản tổng…Tất cả đề một lòng tự nguyện công đức xây dưng đình làng ngày thêm to đẹp. Công trình kiến trúc kiểu chữ Đinh gồm 05 gian Đại bái đao dĩ và 03 gian Hậu cung bít đốc. Phía trước có 02 dãy Giải vũ, mỗi dãy 3 bít đốc cửa để xuồng và 01 cổng tứ trụ. Góp phần tạo nên nét đẹp chung hai bên tả, hữu ngôi đình còn có ngôi miếu thờ Đức Thánh Mẫu Trinh Thị Khang và ngôi chùa Mành thờ Phật cổ kính thâm nghiêm.
Từ sau Cách mạng tháng 8/1945, đình Thiệu Mỹ là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử tiêu của quân và dân địa phương trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ và xây dựng quê hương.
Đình Thiệu Mỹ được xây dựng theo hướng Tây. Theo thuyết phong thuỷ thì di tích nằm trên thế đất: "Tiền Tam thai, hậu Ngũ nhạc" (phía trước có 3 gò, phía sau có 5 gò đất tự nhiên). Phía trước có một chiếc ao được kè lại kiểu hình bán nguyệt tạo cảnh quan chung cho di tích. Bên trái xưa có chùa Mành bị giải hạ vào năm 1961, nay chỉ còn nền móng. Bên phải từng có miếu thờ Đức Thánh Mẫu Trịnh Thị Khang tự đổ vào năm 1958, hiện chưa được khôi phục.
Theo điển lệ hàng năm tại đình Thiệu Mỹ diễn ra các lệ chính như sau:
- Ngày 15 tháng Giêng: Lễ tưởng niệm ngày mất của Đức Thánh Phụ (Đặng Chân) và Đức Thánh Tử (Đặng Trí) nhân dân địa phương tổ chức "Lễ mặn" thông thương như nhiều làng xã khác.
- Ngày 8/11 âm lịch: Lễ tưởng niệm ngày mất của Đức Thánh Mẫu (Trịnh Thị Khang) nhân dân địa phương tổ chức "Lễ chay" chè kho bởi xuất xứ Thánh Mẫu là người xuất gia gắn bó với đạo Phật .
- Ngày 9 đến 15/11 âm lịch: Lệ làng vào đám, nhân dân tổ chức "Lễ mặn " như thương lệ. Trong đó có lệ Rước giao hiếu giưa 2 làng Thiệu Mỹ và Thuần Mỹ (nay là 2 thôn của xã Vĩnh Lập- Thanh Hà) vào 2 ngày 12-13/11 âm lịch. Công việc chuẩn bị lễ rước thường rất công phu qua nhiều ngày: Ngày 11/11 nhân dân tổ chức rước bài vị thần từ miếu về đình để tế. Ngày 12/11 nhân dân làng Thuần Mỹ chuẩn bị tổ chức rước giao hiếu sang làng Thiệu Mỹ, tập kết lễ vật tại đình. Ngày 13/11 nhân dân 2 làng cùng rước về đình Thuần Mỹ tế chung. Cuối cùng đến ngày 14/11 lễ rước giao hữu được chia tay tại "Giáp Kiệc" (Cầu đá - ranh giới giữa 2 làng) trong không khí tưng bừng phấn khởi của già trẻ, gái trai; kết thúc hội làng.
Lễ rước giao hiếu này đến năm 1941 thì bỏ hẳn, do quân Nhật xâm lược gây chiến loạn lạc cả vùng.
Share on facebook 0 người thích - Thích
0 Bình luận