Số người đang online : 15 ĐÌNH – CHÙA DƯỠNG THÁI - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

ĐÌNH – CHÙA DƯỠNG THÁI
post image
ĐÌNH – CHÙA DƯỠNG THÁI

Đã xếp hạng di tích lịch sử  cấp Quốc gia theo Quyết định: Số 1568...

ĐÌNH – CHÙA DƯỠNG THÁI

1. Tên di tích: Đình- Chùa Dưỡng Thái
2. Loại công trình: Đình - Chùa
3. Loại di tích: Lịch sử
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử  cấp Quốc gia theo Quyết định: Số 1568 QĐ/BT ngày 20 tháng 4 năm 1995 của Bộ Trưởng Bộ Văn hoá Thông tin.   
5. Địa chỉ: xã Phúc Thành, Huyện Kim Thành, Tỉnh Hải Dương.
6. Thông tin về di tích:
     Đình - Chùa Dưỡng Thái nằm trên thôn Dưỡng Thái xã Phúc Thành, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương có đường Quốc lộ 5A chạy qua, là tuyến đường Hà Nội- Hải Phòng nơi giao lưu kinh tế - văn hoá của cả nước đã tạo nên một vị trí  chiến lược quan trọng của huyện Kim Thành. Đình - chùa Dưỡng Thái nối liền di tích lịch sử đã được xếp hạng Huề Trì -An Sinh- Phạm Mệnh của huyện Kinh Môn.
     Thế kỷ 18 - 19, Đình - Chùa Dưỡng Thái thuộc tổng Bất Nạo, huyện Kim Thành, trấn Hải Dương. Nay là thôn Dưỡng Thái, Xã Phúc Thành, Huyện Kim Thành , Tỉnh Hải Dương. 
    * Sự kiện nhân vật được thờ:
     Đình Dưỡng Thái xã Phúc Thành là nơi thờ Thành Hoàng Nguyễn Thuỵ Hường (còn gọi Đức Thánh Cả) và ba tướng sĩ của ông có công với nước với dân đánh giặc ngoại xâm nhà Tống ở thế kỷ XI.
     Ở thế kỷ XI đất nước ta đang bị giặc ngoại xâm đe doạ, đi đến đâu chúng cũng tàn phá cướp bóc, giết người đến đó. Trước cảnh đất nước bị lâm nguy, nhà Lý đã sai sứ  giả đi tìm người tài giỏi để cứu nước, cứu dân. Nguyễn Thuỵ Hường  thấy trước tình cảnh của đất nước bị dày xéo, ông đã tập hợp binh sĩ nghe theo chiếu truyền của sứ giả vào yết kiến nhà vua xin đi dẹp giặc. Nhà vua mừng rỡ và giao cho ông một đạo quân ra trận. Quân sĩ của ông đi đến đâu lũ giặc bỏ chạy đến đó. Trên đường tiến công truy quét quân Tống rút chạy phía Đông Bắc (Đông Triều) đến thôn Dưỡng Thái thì trời tối, quân sĩ của ông cũng thấm mệt. Ông ra lệnh cho quân sĩ hạ trại nghỉ ngơi. Đêm đó vào ngày 5 -10 âm lịch, ông mộng thấy trời đã phù hộ cho ông đánh giặc Tống không còn một tên sống sót về nước. Sáng hôm sau ông mang chuyện này kể lại với các binh sĩ của ông, các tướng sĩ của ông mừng lắm liền sắp lễ khấn trời đất, thần linh, thuỷ thần linh ứng cho giấc mộng của ông. Quả nhiên giấc mộng đã linh ứng, ông cùng các tướng sĩ của mình đã đánh một trận quyết liệt, làm cho lũ giặc Tống bại trận, không còn một mảnh giáp, một lưỡi gươm, tay không, chân đạp lên nhau chạy về nước. Chính lúc reo hò mừng thắng lợi, ông bị tên giặc bắn lén bị thương, các tướng sĩ đã tìm cách cứu chữa đưa ông về thôn Dưỡng Thái điều trị. Vì vết thương quá nặng, ông mất tại đó vào ngày 15-10 âm lịch tại khu đất nay xây dựng chùa Cả.
    Theo truyền thuyết kể lại, sau khi ông mất dân làng lập tờ sớ trình vua xin phong sắc cho ông. Vua đã cử ba tướng sĩ về xem  xét và cũng mất tại đây.
    Vua thấy làm lạ và ban truyền cho dân Dưỡng Thái  lập đền thờ ông để tưởng nhớ người có công với nước với dân và cứ ngày15-10 âm lịch hàng năm mở hội tưởng niệm ông, đồng thời phong sắc cho ông "Dương cảnh thành hoàng, tham mưu tán lý, thông minh thần vũ, hiển ứng thần uy, Hùng thuỳ hằng tế, Linh phù đại vương, chức phong dực bảo trung hưng, gio tăng đoan phúc Linh phù tôn thần"
    Và ban cho bức hoành phi với bốn chữ vàng: "Ngọc - Chúc - Thái - Bình"
    Chùa Cả tên chữ là Cảnh Linh tự thường gọi là Chùa Oi.     Chùa Cả hiện tại là khu đất rộng với diện tích vườn chùa có tới ba mẫu Bắc Bộ, chùa quay hướng Nam  với phong cảnh vườn chùa đẹp đẽ có nhiều loại cây ăn quả lưu niên như nhãn, dừa, vải, mít...quanh năm xanh tốt bao trùm lấy ngôi chùa làm tăng thêm cảnh tĩnh mịch của chốn cảnh phật.
    Chùa thờ phật theo thiền phái Trúc Lâm, ba gian thượng điện sau chùa là nơi thờ thành Hoàng Đức Thánh Cả và ba tướng sĩ của ông và thờ Đức Ông.
    Đình Dưỡng Thái được dựng trên địa điểm trung tâm thôn Dưỡng Thái.Hướng đình quay ra cánh đồng lúa ven con sông Vận Lương uốn khúc quanh hàng năm bồi đắp phù sa màu mỡ tạo cho cảnh làng quê thêm trù phú.
    Đình hiện được xây dựng vào năm 1883 cách đây 127 năm. Đình kiến trúc chữ Đinh, tiền đường gồm 3 gian 2 dĩ, phần hậu cung 3 gian đã bị phá từ lâu.
    Chiều dài của đình là 18,8m. Chiều rộng của đình là 11,8m, đình được lợp ngói mũi, bốn góc đao cuốn thuỷ, mặt dưới mũi đao có đắp hình nghê bằng đất nung gốm thời Hậu Lê, đây là tác phẩm có giá trị nghệ thuật.
    Chùa Cả: Cách đình 300m về phía Tây sau làng nằm ở giữa cánh đồng lúa bao bọc với diện tích 1ha vườn chùa tạo nên một quần thể thực vật tuyệt đẹp. Từ đằng xa ta nhìn thấy ngay tam quan chính  được xây với sự đóng góp nhân dân địa phương và khách thập phương làm tăng thêm vẻ đẹp của chùa.
    Đình Dưỡng Thái cho ta những tư liệu quý về lịch sử đấu tranh dựng nước, của ông ta thời Lý đánh giặc ngoại xâm bảo vệ biên cương của tổ quốc. Đồng thời cũng cho ta thấy biết thêm lịch sử của địa phương cũng như lịch sử của dân tộc.
    Đình - Chùa Xây dượng thời Hậu Lê, được trùng tu tôn tạo thời Nguyễn  cho nên bên cạnh những kiến trúc thời Nguyễn vẫn còn những kiến trúc thời Lê như nghê bằng đất nung ở dưới đao đình.

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành