Số người đang online : 35 ĐÌNH CHÍ LINH - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

ĐÌNH CHÍ LINH
post image
ĐÌNH CHÍ LINH

Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 205-VH/QĐ...

ĐÌNH CHÍ LINH



 
1. Tên di tích: Đình Chí Linh
2. Loại công trình: Đình
3. Loại di tích: Kiến trúc
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 205-VH/QĐ ngày 28 tháng 4 năm 1994
5. Địa chỉ: xã Nhân Huệ - huyện Chí Linh – Hải Dương
6. Thông tin về di tích
Đình Chí Linh là nơi thờ 3 vị thần tử thời Hùng Vương có công đánh giặc cứu nước được nhân dân thôn Chí Linh xây dựng từ lâu đời.
Qua tấm bia “Thần tích bi ký” được soạn năm Tự Đức thứ 20 (1867) hiện còn lưu giữ tại hậu cung thì nhân vật được thờ là:
-    Cao Sơn quốc trạng đại vương (thường gọi là Thánh Cả)
-    Đương cảnh thành hoàng Quảng Bác đại vương (tức Phạm Cường)
-    Đương cảnh thành hoàng Hùng duệ đại vương (tức Phạm Uy)
Ba vị có ngày hoá chung vào 10 tháng 2 âm lịch.
Thần tích cho biết: “Vào thời vua Hùng thứ 18 (tức Kinh Dương Vương) có người hạ Cao tên Hiên tự là Van Chương là nội tộc của Tản Viên quốc vương thứ hai. Vị vương hầu vùng núi Tản sông Đà đốc gác sơn thần, văn chữ tinh thông… Thời ấy (?). hết niên Đông Việt có lũ giặc xuất phát từ ý nghĩa lịch sử lơn lao trên, nhân dân Thôn Chí Linh đãxây dựng ngôi đình từ năm Hồng Phúc nguyên niên (1572). Theo “Nhân Huệ Bi ký” trước đây đình làm theo kiểu chữ Đinh quay về hướng tây, Đệ nhị, Đệ tam miếu (tức miếu thờ vọng) lập ở bên trái Hồ đông, Hồ tây ở phía trước và bên phải đều thuộc đất đình Chí Linh
Đến triều Nguyễn, đình được xây dựng thêm 5 gian nhà ngoài làm tiền bái. Vì vậy kiến trúc đình kết cấu thành kiểu chưc tam phổ biến gồm 3 toà: Tiền bái, Trung từ và Hậu cung như hiện trạng ngày nay
Căn cứ vào hệ thống bia ký và sắc phong các triều đại còn lại tại di tích thì: Ngôi đình đãtừng trải qua nhiều lần tu sửa tôn tạo.
-    Tự Đức nguyên niên (1848)
-    Tự Đức thứ 9 ngày lành tháng tốt vụ đông(1856)
-    Tự Đức tháng 12 tháng tư năm mậu thìn (1859)
-    Duy Tân thứ 5 (1911)
Cuối cùng là năm Khải Định nguyên niên (1916) nhân dân dịa phương cùng phát tâm công đức đóng góp nhân tài vật lực trùng tu ngôi đình thêm khang trang. Tấm thượng lương đình ngoài còn ghi rất rõ: “Hoàng triều Khải Định nguyên niên quý xuân lương nguyệt nhất thần kiên trụ thượng lương đại cát hưng vượng”. (Tức là: Ngày lành tháng tốt mùa xuân năm Khải Định nguyên niên (1916) dựng thượng lương thịnh vượng”
Dấu tích kiến trúc điêu khắc mỹ thuật, đình Chí Linh nhờ vậy mang nét đặc thù của phong cách tạo hình thời Nguyễn (thế kỉ 19) phần nào điểm xuyết phong cách tạo hình thời Hởu Lê (thế kỉ 18). Bên cạnh những giá trị lịch sử văn hoá và kiến trúc, đình Chí Linh còn là nơi ghi nhận những sự kiện lịch sử đấu tranh yêu nước của các sĩ phu văn thân những năm đầu thế kỉ 20
Trong thời kì 1924 – 1925, Đảng Đại Việt do Nguyễn Thái Học trực tiếp l•nh đạo đãphát triển tổ chức tại vùng Phả Lại, chuẩn bị cho việc cướp chính quyền thực đân phong kiến, giành lại độc lập cho dân tộc. Thời điểm này, di tích đình Chí Linh được chọn làm nơi đặt trụ sở hoạt động bí mật cuả tổ chức. Sau này phong trào bị giặc Pháp đàn áp, Nguyễn Thái Học cùng một số nghĩa sĩ trung kiên khác đã bị xử tử. Tuy nhiên, sự kiện trên đây tại di tích đãgóp phần làm phong phú cho lịch sử phong trào yêu nước trên địa bàn tình ta từ ngày chưa có Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.
Dưới chế độ thực dân phong kiến, nhân dân lao động bị đàn áp và bóc lột thậm tệ. Vào những năm 1941- 1943, tại đình Chí Linh đãxảy ra vụ tự sát đau thương của anh Mạch – một nông dân bị buộc tội lâm vào con đường tuyệt mệnh
Sau ngày cách mạng tháng 8.1945 thành công cũng như trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đình  Chí Linh là nơi hội họp, học tập của cán bộ và nhân dân địa phương tổ chức đẩy mạnh sản xuất, chiến đấu và bảo vệ quê hương


0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành