Số người đang online : 54 ĐÌNH, CHÙA PHƯƠNG LẠN - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

ĐÌNH, CHÙA PHƯƠNG LẠN
post image
ĐÌNH, CHÙA PHƯƠNG LẠN

ĐÌNH, CHÙA PHƯƠNG LẠN




1. Tên di tích: Đình, Chùa Phương Lạn
2. Loại công trình: Tín ngưỡng tôn giáo
3. Loại di tích: Kiến trúc
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia:
    - DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH PHƯƠNG LẠN XÃ PHƯƠNG SƠN – HUYỆN LỤC NAM TỈNH HÀ BẮC theo quyết định số 1568 ngày 20  tháng 4 năm 1995, số danh mục 1766.


 
   - DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA CHÙA PHƯƠNG LẠN XÃ PHƯƠNG SƠN – HUYỆN LỤC NAM TỈNH HÀ BẮC theo quyết định số 1568 ngày 20  tháng 4 năm 1995, số danh mục 1764.


 
5. Địa chỉ di tích: Làng Sàn, xã Phương Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
6. Tóm lược thông tin về di tích:
      Theo các nguồng tư liệu văn bản học thì thời Lê- Nguyễn, xã Phương Lạn  gồm hai thôn Thượng Giáp và Hạ Giáp, dân gian gọi là Sàn Thượng và Sàn Hạ.
      Làng Sàn (tức Sàn Thượng) thuộc thôn Thượng Giáp  (chia là 2 giáp: Giáp Đông và Giáp Tây) dân cư đông đúc kinh tế phát triển. Đã dựng đinh Sàn vào đầu thế kỉ
XVIII (1715) niên hiệu Vĩnh Thịnh ( Lê Dụ Tông- Duy Đường) năn thứ 11 (1715) như trên câu đầu bên trái của Đình Sàn đã khắc.
     Như vậy, vào thời Lê Trung Hưng, Phương Lạn đã là một làng lớn với những hoạt động kinh tế đa dạng, sần uất, với những thiết bị chế quy củ, chặt chẽ trong cộng đồng tộc họ, ngoài làng làng sóm, những hương ước, luật tục và sinh hoạt tin ngưỡng và một đời sống văn hóa tâm linh rất đa dạng, độc đáo. Chỉ có trên cơ sở mặt móng nền lịch sử vững chắc như vậy, ổn định và phát triển là vậy, người dân nơi đây mới tạo được mật quần thể kiến trúc tín ngưỡng, tôn giáo: Đình – Chùa với quy mô lớn và cổ kính bậc nhất hiện nay ở huyện Lục Nam.
     Sang cuối thế kỉ XIX đình được sửa chữa tu bổ nhưng cơ bản vẫn dữ là đình thời Lê ( đầu thế kỉ XVIII).
 -Đình Phương Lạn thờ thánh Cao Sơn- Quý Minh và Minh Giang đô thống, đều là các vị tướng của Vua Hùng đã có công đánh giặc hộ quốc , trừ tai diệt họa và đã được các triều đại phong kiến Lê – Nguyễn sắc phong thần. Hiện nay trong 02 hòm sắc phong của đình Sàn còn lưu giữ được nhiều đạo sắc phong với các niên hiệc như:
          - Tự Đức lục niên.
          - Tự Đức thập niên.
         - Tự Đức tam thập Tam niên.
         - Khải định cửu niên.
         - Duy Tân tam niên….. ….
      Đạo sắc có niên hiệu Khải Định năm thứ 9 ghi: “ Sắc-Bắc Giang tỉnh, Lạng Giang phủ, Phương Lạn xã, Thượng Giáp thôn, tong tiên phụ sự, nguyên hiệu linh đôn tĩnh hung lược trác vỹ, dực bảo trung hưng-thượng đẳng thần, Hiểu ứng anh thông linh tố linh diệu đích cát cát tĩnh dực bảo trung hưng Quý Minh thượng đẳng thần. Địch cát ngưng tộ hựu thiên trù chính anh linh trác vỹ dực bảo trung hưng Minh Giang đô thống thượng đẳng thần………..”.
  “ Khải Định cửu niên nhất nguyệt, nhị nguyệt ngũ nhật” (ngày 25 tháng 7 năm 1924).
  - Việc thờ phụng thánh thần được tổ chức rất trọng thể và tôn nghiêm với đầy đủ các tiết lệ ( việc làng). Hàng năm vào ngày 09 và 10 tháng riêng ( tương truyền là ngày sinh đức thánh) mổ hội lớn, rước thánh từ Đền ( Rừng Chùa) về thờ ở đình , mở hội với tế lễ, trò vui, thi cỗ, chọi gà, hát cửa đình, diễn trò nhà phật………
     Vì vậy Đình và Chùa Phương Lạn gắn bó chặt chẽ với quá trình tồn tại và phát triển của làng Sàn. Đồng thời cũng là nơi hội tụ những giá trị văn hóa, nghệ thuật của dân tộc ở vùng văn hóa- núi của Hà Bắc ( Bắc Giang).
7. Một số hoạt động nhà trường đã và đang thực hiện chăm sóc di tích lịch sử, văn hóa nói trên:
 * MỤC ĐÍCH :
  - Giáo dục cho học sinh truyền thống đạo lí “ uống nước nhớ nguồn” và lòng tự hào, biết ơn ông cha ta đã làm nên sự nghiệp cách mạng vẻ vang của địa phương và góp phần vào sự nghiệp chung cho cả dân tộc.
  - Giáo dục cho học sinh hiểu biết thêm giá trị về bảo tồn cảnh quang môi trường thiên nhiên và du lịch sinh thái.
  - Từ đó giáo dục học sinh có ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị của các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng thông qua những việc làm cụ thể khi tham gia chăm sóc khu di tích lịch sử Đình – Chùa Phương Lạn.
* NỘI DUNG PHỐI HỢP
Công tác tổ chức:
   Đoàn đội trường lập kế hoạch chăm sóc khu di tích gồm BGH,  Đoàn đội trường,  các lớp, đại diện giáo viên chủ nhiệm các khối lớp.
   Công tác phối hợp:
Đoàn đội trường sẽ phối hợp với ban quản lí ( BQL ) khu di tích xây dựng nội dung hoạt động cụ thể , phù hợp với yêu cầu của khu di tích và tâm lí Đội viên. Trong đó sẽ tổ chức giới thiệu khái quát về khu di tích lịch sử đình chùa Sàn và đình chùa Vân Sơn và lễ phát động ra quân thực hiện và kí kết giao ước giữa nhà trường và 2 ban quản lí về các hoạt động của học sinh tham gia chăm sóc khu di tích.








 
8. Đề xuất kiến nghị:
  - Đề nghị ban chỉ đạo có kế hoạch và chương trình tập huấn cho các TPT và BGH các trường hiện đang chăm sóc các khu di tích lịch sử.
  - Trang bị một số phương tiện cho hoạt động.
9. Thông tin nhà trường:
1. Họ và tên hiệu trưởng: Nguyễn Thiện Cử.
     Chuyên ngành đào tạo: Toán năm tốt nghiệp đại học/CĐ 1970
      ĐT Di động: 0982429477
2. Họ và tên Tổng phụ trách Đội : Nguyễn văn Long
Chuyên ngành đào tạo: Đại hoc sư pham Sinh- hóa năm tốt nghiệp 1998
     ĐT cố định: 02406500400  ĐT di động: 0976472996
Địa chỉ email: nguyenvanlonglm@gmail.com
3. Địa chỉ trường: Trường THCS Phương Sơn xã Phương Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
      ĐT cố đinh: 02403885198

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành