ĐỊA ĐIỂM THÀNH LẬP CƠ QUAN CHỈ HUY CHIẾN KHU NGUYỄN HUỆ
Share on facebook 0 người thích - Thích
ĐỊA ĐIỂM THÀNH LẬP
CƠ QUAN CHỈ HUY CHIẾN KHU NGUYỄN HUỆ
CƠ QUAN CHỈ HUY CHIẾN KHU NGUYỄN HUỆ
1. Tên di tích: Địa điểm thành lập cơ quan chỉ huy Chiến khu Nguyễn Huệ
2. Loại công trình: Địa điểm lưu niệm
3. Loại di tích: Di tích lịch sử
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 05 ngày 12 tháng 02 năm 1999
2. Loại công trình: Địa điểm lưu niệm
3. Loại di tích: Di tích lịch sử
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 05 ngày 12 tháng 02 năm 1999
5. Địa chỉ di tích: Xóm Khuôn Nanh, xã Yên Lãng, uyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
6. Tóm lược thông tin về di tích
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, Đại Từ là một trong những địa bàn có vị trí hết sức trọng yếu của căn cứ địa Việt Bắc và là nơi hội tụ những người con yêu nước có chí lớn.
Năm 1936, đồng chí Đặng Tùng một đảng viên còn rất trẻ bí mật về nước tuyên truyền vận động giác ngộ cách mạng, kết nạp 4 thanh niên ưu tú trong nhóm thanh niên yêu nước ở xã La Bằng, gồm Đường Văn Hon (Nhất Quý), Đường Văn Ngân, Nông Văn Ái và Hoàng Văn Nghiệp vào Đảng cộng sản Đông Dương. Đây là 4 thanh niên ưu tú đầu tiên của huyện Đại Từ và cũng là 4 thanh niên ưu tú của tỉnh Thái Nguyên được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương. Tổ chức cơ sở Đảng của xã La Bằng ra đời. Đây chính là tổ chức cơ sở Đảng đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên. Từ xã La Bằng, ngọn lửa cách mạng phát triển mạnh mẽ sang các huyện Bắc sơn (Lạng Sơn), Võ Nhai (Thái Nguyên) và Bắc sơn – Võ Nhai trở thành căn cứ địa cách mạng nổi tiếng trong cả nước.
Sau cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, tại căn cứ Bắc Sơn- Võ Nhai, các đội Cứu quốc quân 1 và cứu quốc quân 2 (một trong những đơn vị tiền thân của quân đội nhân dân Việt Nam sau này) ra đời. Từ căn cứ Bắc Sơn- võ Nhai, ngày 19 tháng 11 năm 1941, một tổ cán bộ, chiến sĩ Cứu quốc quân 2 gồm 6 đồng chí Nguyễn Cao Đàm, Phương Cương, Chu Viết Phong, Đường Thị Ân, Hoàng Thị Môn, Hoàng Thị Ngoan đã bí mật vượt vòng vây của địch sang Đại Từ tìm cách bắt liên lạc với tổ chức cơ sở Đảng ở La Bằng.
Thực hiện nghị quyết hội nghị Trung ương lần 8 ( 5/1941), một ngày trong tháng 2 năm 1942, bên cạnh một bụi nứa trong khu rừng sau nhà đồng chí Lý Thanh ở xã Yên Lãng, huyện Đại Từ, đồng chí Đường Nhất Qúy cán bộ Đảng phụ trách huyện Đại từ giao cho đồng chí Lý Thanh- một thanh niên yêu nước người dân tộc Nùng, 19 tuổi, chưa biết chữ, chưa nói thạo tiếng kinh và đồng chí Đàm Trung Lập- một thanh niên yêu nước khác người xã Phú Xuyên, phụ trách Hội Thanh niên Cứu quốc huyện. Sau đó lần lượt đội tự vệ của các xã lân cận đều được thành lập. phong trào cách mạng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Hầu hết các xã đã thành lập được Ban Việt Minh, Yên Lãng đã thành lập được trung đội tự về cứu quốc, làm nhiệm vụ bảo vệ cách mạng, bảo vệ nhân dân.
Đầu năm 1944, vùng Núi Hồng trở thành căn cứ của Chiến khu Hoàng Hoa Thám, do đồng chí Chu Văn Tấn làm Chỉ huy trưởng. Sau khi 12 đồng chí cán bộ của Đảng vượt ngục Chợ Chu (huyện Định Hóa) thành công (2/10/1944), ngày 11/10/1944 tại nhà đồng chí Lâm Vạn Đại ở xóm Khuôn Nanh (xã Yên Lãng), các đồng chí Song Hào, Chu Văn Tấn đã chủ trì Hội nghị phân công công tác cho các đồng chí cán bộ vượt ngục nhằm đẩy mạnh các hoạt động trong phân khu Nguyễn Huệ (phân khu B). Sau Hội nghị, đồng chí Song Hào chuyển đến ở và làm việc tại nhà đồng chí Lý Thanh. Gia đình đồng chí Lý Thanh đã che chở, giúp đỡ đồng chí Song Hào như chở che, giúp đỡ cho người anh em ruột thịt.
Sau ngày Nhật đảo chính hất cẳng Pháp (9/3/1945) ngày 10/3/1945 tại Đèo Khế (thuộc xã Yên Lãng), một đơn vị Cứu quốc quân do đồng chí Chu Văn Tấn, chỉ huy trưởng Chiến khu hoàng Hoa Thám đang hoạt động ở căn cứ Núi Hồng đã chặn đánh quân Pháp chạy trốn quân Nhật từ thị xã thái Nguyên sang Tuyên Quang thu được nhiều súng đạn vũ khí. Thừa lệnh của đồng chí Chu Văn Tấn, đồng chí Lý Thanh đã huy động và trực tiếp chỉ huy 32 cán bộ chiến sĩ thuộc trung đội tự vệ Cứu quốc Yên Lãng và nhân dân hai bên đường 13 A thu chiến lợi phẩm đưa về căn cứ. Số vũ khí thu được đủ để trang bị cho hai đại đội. Đây là thắng lợi đầu tiên, có ý nghĩa của nhân dân và lực lượng vũ trang của Đại Từ. Ngay chiều ngày 10/3/1945, Ban lãnh đạo phân khu Nguyễn Huệ đã đưa ngay số vũ khí thu được cho Cứu quốc quân và lực lượng tự vệ cứu quốc các xã Bắc Đại Từ.
Thừa thắng, đêm ngày 10/3/1945 một đơn vị tự vệ Cứu quốc của huyện đã vượt Đèo Khế sang tập kích một đại đội quân Pháp đóng ở làng Thúc Khê ( xã Hợp Thành- Sơn Dương – Tuyên Quang). Ngay khi cán bộ chiến sĩ tự vệ vừa nổ súng, quân Pháp hoảng sợ vứt bỏ vũ khí tháo chạy vào rừng. Cán bộ chiến sĩ tự vệ Đại từ thu vũ khí, rút về hậu cứ an toàn.
Sáng ngày 11/3/1945 dưới sự chỉ huy của đồng chí Nhị Quý, cán bộ chiến sĩ tự vệ Yên lãng cải trang lính Pháp vào nhà tổng đoàn và lý dịch xã Yên Lãng tịch thu vũ khí, giấy tờ, bằng triện. Phát huy thắng lợi tự vệ Yên Lãng phát triển đến các xã La Bằng, Hoàng Nông, Na Mao, Phú Xuyên…. Và 4 xã trên mỗi xã đều thành lập được một đại đội. Thực hiện chủ trương của lãnh đạo phân khu Nguyễn Huệ trong cuộc họp tại xã Yên Lãng sáng ngày 25/3, chiều ngày 25/3 gần một nghìn thanh niên và các tầng lớp nhân dân trong huyện đã tập trung về Phố Yên Lãng dự cuộc mít tinh quần chúng biểu dương lực lượng, gây áp lực buộc địch phải chuyển giao chính quyền cho Cách mạng do Lãnh đạo phân khu Nguyễn Huệ tổ chức.
Thực hiện chủ trương kế hoạch, tối ngày 29/3 một đại đội cứu quốc quân và 3 đại đội tự vệ cứu quốc huyện Đại Từ tổ chức bao vây, tấn công và giải phóng thị trấn Hùng Sơn.Ba đại đội do đồng chí Chu Văn Sủi, tức Tân Sàng (đại đội Tân Sàng), đồng chí Lý Thanh và đồng chí Nam Sơn chỉ huy. Ngay sau khi chi phủ Nguyễn Ngọc Đường không chấp nhận thư kêu gọi đầu hàng, lập tức Đại đội trưởng Lý Thanh đã phát lệnh tấn công. Đại đội Lý Thanh nhanh chóng đánh chiếm đồn địch, đại đội Nam Sơn đánh chiếm dinh Tri phủ, lợi dụng trời tối tri phủ Nguyễn Ngọc Đường trốn thoát, còn số đông binh lính đã đầu hàng quân cách mạng. Thừa thắng, Cứu quốc quân đồng loạt tiến về cá xã Tiên Hội, Hoàng Nông, Khôi Kì…, tuyên bố xóa bỏ chính quyền địch, thành lập chính quyền cách mạng.
Ngày 31/3/1945, Lãnh đạo phân khu B tổ chức cuộc mít tinh với đông đảo cán bộ chiến sĩ và nhân dân tham gia. Tại cuộc mít tinh, Lãnh đạo phân khu B đã tuyên bố xóa bỏ chính quyền địch thành lập chính quyền Cách mạng; tuyên truyền chương trình, điều lệ Việt Minh, kêu gọi toàn dân đoàn kết kháng Nhật cứu nước.
Từ khi thành lập phân khu Nguyễn Huệ, Lãnh đạo phân khu đã rất tài tình trong việc đưa ra các chủ trương, đường lối, các phong trào và lãnh đạo cán bộ, chiến sĩ thực hiện thắng lợi các phong trào. Hơn nữa, các phong trào này còn được lan rộng ra Sơn Dương (Tuyên Quang) phong trào mạnh nhất ở các xã: Trung Yên, Thanh La, Phượng Liễn và Kim Nông. Do khu ủy Nguyễn Huệ tìm được vị trí địa lý hiểm trở, lợi thế về nhiều mặt nên đã phân công các đồng chí vượt ngục đi Chiêm Hóa, Na Hang (Tuyên Quang); Đoan Hùng (Phú Thọ); Yên Bình (Yên Bái). Khi Bác Hồ về Tân Trào (Thủ đô xanh) phát xít Nhật âm mưu khủng bố nhưng các đồng chí Lãnh đạo phân khu Nguyễn Huệ quyết tâm bảo vệ Bác, bảo vệ Tân Trào thật chắc. Cán bộ, chiến sĩ của Đại Từ đón địch tại Vai Cày – xã Hùng Cường (nay là xã Bản Ngoại) không cho địch vượt Đèo Khế sang Tân Trào. Ở Bắc Cạn, Nhật âm mưu đánh xuống Chợ Chu (Định Hóa) rồi tiến sang Tân Trào song cũng không vượt khỏi vòng vây của ta. Còn ở Tuyên Quang, địch chủ trương đánh vào Đèo Chắn ở Phượng Liễn nhưng cũng thất bại.
Như vậy, với địa thế hiểm trở và với sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Lãnh đạo phân khu Nguyễn Huệ, chính quyền Cách mạng được thành lập. Phân khu Nguyễn Huệ đã phá lối, mở đường cho các phong trào cách mạng ở trong huyện và các xã, huyện lân cận thành lập và phát triển. Đặc biệt phân khu Nguyễn Huệ có công to lớn trong việc xây dựng căn cứ địa Tân Trào để đến cuối tháng 5/1945 các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Chu Văn tấn chỉ huy đội Việt Nam giải phóng quân đón lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ Cao Bằng về Tân Trào để cùng Đảng và Mặt trận Việt Minh lãnh đạo tổng khởi nghĩa tháng Tám thắng lợi.
6. Tóm lược thông tin về di tích
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, Đại Từ là một trong những địa bàn có vị trí hết sức trọng yếu của căn cứ địa Việt Bắc và là nơi hội tụ những người con yêu nước có chí lớn.
Năm 1936, đồng chí Đặng Tùng một đảng viên còn rất trẻ bí mật về nước tuyên truyền vận động giác ngộ cách mạng, kết nạp 4 thanh niên ưu tú trong nhóm thanh niên yêu nước ở xã La Bằng, gồm Đường Văn Hon (Nhất Quý), Đường Văn Ngân, Nông Văn Ái và Hoàng Văn Nghiệp vào Đảng cộng sản Đông Dương. Đây là 4 thanh niên ưu tú đầu tiên của huyện Đại Từ và cũng là 4 thanh niên ưu tú của tỉnh Thái Nguyên được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương. Tổ chức cơ sở Đảng của xã La Bằng ra đời. Đây chính là tổ chức cơ sở Đảng đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên. Từ xã La Bằng, ngọn lửa cách mạng phát triển mạnh mẽ sang các huyện Bắc sơn (Lạng Sơn), Võ Nhai (Thái Nguyên) và Bắc sơn – Võ Nhai trở thành căn cứ địa cách mạng nổi tiếng trong cả nước.
Sau cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, tại căn cứ Bắc Sơn- Võ Nhai, các đội Cứu quốc quân 1 và cứu quốc quân 2 (một trong những đơn vị tiền thân của quân đội nhân dân Việt Nam sau này) ra đời. Từ căn cứ Bắc Sơn- võ Nhai, ngày 19 tháng 11 năm 1941, một tổ cán bộ, chiến sĩ Cứu quốc quân 2 gồm 6 đồng chí Nguyễn Cao Đàm, Phương Cương, Chu Viết Phong, Đường Thị Ân, Hoàng Thị Môn, Hoàng Thị Ngoan đã bí mật vượt vòng vây của địch sang Đại Từ tìm cách bắt liên lạc với tổ chức cơ sở Đảng ở La Bằng.
Thực hiện nghị quyết hội nghị Trung ương lần 8 ( 5/1941), một ngày trong tháng 2 năm 1942, bên cạnh một bụi nứa trong khu rừng sau nhà đồng chí Lý Thanh ở xã Yên Lãng, huyện Đại Từ, đồng chí Đường Nhất Qúy cán bộ Đảng phụ trách huyện Đại từ giao cho đồng chí Lý Thanh- một thanh niên yêu nước người dân tộc Nùng, 19 tuổi, chưa biết chữ, chưa nói thạo tiếng kinh và đồng chí Đàm Trung Lập- một thanh niên yêu nước khác người xã Phú Xuyên, phụ trách Hội Thanh niên Cứu quốc huyện. Sau đó lần lượt đội tự vệ của các xã lân cận đều được thành lập. phong trào cách mạng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Hầu hết các xã đã thành lập được Ban Việt Minh, Yên Lãng đã thành lập được trung đội tự về cứu quốc, làm nhiệm vụ bảo vệ cách mạng, bảo vệ nhân dân.
Đầu năm 1944, vùng Núi Hồng trở thành căn cứ của Chiến khu Hoàng Hoa Thám, do đồng chí Chu Văn Tấn làm Chỉ huy trưởng. Sau khi 12 đồng chí cán bộ của Đảng vượt ngục Chợ Chu (huyện Định Hóa) thành công (2/10/1944), ngày 11/10/1944 tại nhà đồng chí Lâm Vạn Đại ở xóm Khuôn Nanh (xã Yên Lãng), các đồng chí Song Hào, Chu Văn Tấn đã chủ trì Hội nghị phân công công tác cho các đồng chí cán bộ vượt ngục nhằm đẩy mạnh các hoạt động trong phân khu Nguyễn Huệ (phân khu B). Sau Hội nghị, đồng chí Song Hào chuyển đến ở và làm việc tại nhà đồng chí Lý Thanh. Gia đình đồng chí Lý Thanh đã che chở, giúp đỡ đồng chí Song Hào như chở che, giúp đỡ cho người anh em ruột thịt.
Sau ngày Nhật đảo chính hất cẳng Pháp (9/3/1945) ngày 10/3/1945 tại Đèo Khế (thuộc xã Yên Lãng), một đơn vị Cứu quốc quân do đồng chí Chu Văn Tấn, chỉ huy trưởng Chiến khu hoàng Hoa Thám đang hoạt động ở căn cứ Núi Hồng đã chặn đánh quân Pháp chạy trốn quân Nhật từ thị xã thái Nguyên sang Tuyên Quang thu được nhiều súng đạn vũ khí. Thừa lệnh của đồng chí Chu Văn Tấn, đồng chí Lý Thanh đã huy động và trực tiếp chỉ huy 32 cán bộ chiến sĩ thuộc trung đội tự vệ Cứu quốc Yên Lãng và nhân dân hai bên đường 13 A thu chiến lợi phẩm đưa về căn cứ. Số vũ khí thu được đủ để trang bị cho hai đại đội. Đây là thắng lợi đầu tiên, có ý nghĩa của nhân dân và lực lượng vũ trang của Đại Từ. Ngay chiều ngày 10/3/1945, Ban lãnh đạo phân khu Nguyễn Huệ đã đưa ngay số vũ khí thu được cho Cứu quốc quân và lực lượng tự vệ cứu quốc các xã Bắc Đại Từ.
Thừa thắng, đêm ngày 10/3/1945 một đơn vị tự vệ Cứu quốc của huyện đã vượt Đèo Khế sang tập kích một đại đội quân Pháp đóng ở làng Thúc Khê ( xã Hợp Thành- Sơn Dương – Tuyên Quang). Ngay khi cán bộ chiến sĩ tự vệ vừa nổ súng, quân Pháp hoảng sợ vứt bỏ vũ khí tháo chạy vào rừng. Cán bộ chiến sĩ tự vệ Đại từ thu vũ khí, rút về hậu cứ an toàn.
Sáng ngày 11/3/1945 dưới sự chỉ huy của đồng chí Nhị Quý, cán bộ chiến sĩ tự vệ Yên lãng cải trang lính Pháp vào nhà tổng đoàn và lý dịch xã Yên Lãng tịch thu vũ khí, giấy tờ, bằng triện. Phát huy thắng lợi tự vệ Yên Lãng phát triển đến các xã La Bằng, Hoàng Nông, Na Mao, Phú Xuyên…. Và 4 xã trên mỗi xã đều thành lập được một đại đội. Thực hiện chủ trương của lãnh đạo phân khu Nguyễn Huệ trong cuộc họp tại xã Yên Lãng sáng ngày 25/3, chiều ngày 25/3 gần một nghìn thanh niên và các tầng lớp nhân dân trong huyện đã tập trung về Phố Yên Lãng dự cuộc mít tinh quần chúng biểu dương lực lượng, gây áp lực buộc địch phải chuyển giao chính quyền cho Cách mạng do Lãnh đạo phân khu Nguyễn Huệ tổ chức.
Thực hiện chủ trương kế hoạch, tối ngày 29/3 một đại đội cứu quốc quân và 3 đại đội tự vệ cứu quốc huyện Đại Từ tổ chức bao vây, tấn công và giải phóng thị trấn Hùng Sơn.Ba đại đội do đồng chí Chu Văn Sủi, tức Tân Sàng (đại đội Tân Sàng), đồng chí Lý Thanh và đồng chí Nam Sơn chỉ huy. Ngay sau khi chi phủ Nguyễn Ngọc Đường không chấp nhận thư kêu gọi đầu hàng, lập tức Đại đội trưởng Lý Thanh đã phát lệnh tấn công. Đại đội Lý Thanh nhanh chóng đánh chiếm đồn địch, đại đội Nam Sơn đánh chiếm dinh Tri phủ, lợi dụng trời tối tri phủ Nguyễn Ngọc Đường trốn thoát, còn số đông binh lính đã đầu hàng quân cách mạng. Thừa thắng, Cứu quốc quân đồng loạt tiến về cá xã Tiên Hội, Hoàng Nông, Khôi Kì…, tuyên bố xóa bỏ chính quyền địch, thành lập chính quyền cách mạng.
Ngày 31/3/1945, Lãnh đạo phân khu B tổ chức cuộc mít tinh với đông đảo cán bộ chiến sĩ và nhân dân tham gia. Tại cuộc mít tinh, Lãnh đạo phân khu B đã tuyên bố xóa bỏ chính quyền địch thành lập chính quyền Cách mạng; tuyên truyền chương trình, điều lệ Việt Minh, kêu gọi toàn dân đoàn kết kháng Nhật cứu nước.
Từ khi thành lập phân khu Nguyễn Huệ, Lãnh đạo phân khu đã rất tài tình trong việc đưa ra các chủ trương, đường lối, các phong trào và lãnh đạo cán bộ, chiến sĩ thực hiện thắng lợi các phong trào. Hơn nữa, các phong trào này còn được lan rộng ra Sơn Dương (Tuyên Quang) phong trào mạnh nhất ở các xã: Trung Yên, Thanh La, Phượng Liễn và Kim Nông. Do khu ủy Nguyễn Huệ tìm được vị trí địa lý hiểm trở, lợi thế về nhiều mặt nên đã phân công các đồng chí vượt ngục đi Chiêm Hóa, Na Hang (Tuyên Quang); Đoan Hùng (Phú Thọ); Yên Bình (Yên Bái). Khi Bác Hồ về Tân Trào (Thủ đô xanh) phát xít Nhật âm mưu khủng bố nhưng các đồng chí Lãnh đạo phân khu Nguyễn Huệ quyết tâm bảo vệ Bác, bảo vệ Tân Trào thật chắc. Cán bộ, chiến sĩ của Đại Từ đón địch tại Vai Cày – xã Hùng Cường (nay là xã Bản Ngoại) không cho địch vượt Đèo Khế sang Tân Trào. Ở Bắc Cạn, Nhật âm mưu đánh xuống Chợ Chu (Định Hóa) rồi tiến sang Tân Trào song cũng không vượt khỏi vòng vây của ta. Còn ở Tuyên Quang, địch chủ trương đánh vào Đèo Chắn ở Phượng Liễn nhưng cũng thất bại.
Như vậy, với địa thế hiểm trở và với sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Lãnh đạo phân khu Nguyễn Huệ, chính quyền Cách mạng được thành lập. Phân khu Nguyễn Huệ đã phá lối, mở đường cho các phong trào cách mạng ở trong huyện và các xã, huyện lân cận thành lập và phát triển. Đặc biệt phân khu Nguyễn Huệ có công to lớn trong việc xây dựng căn cứ địa Tân Trào để đến cuối tháng 5/1945 các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Chu Văn tấn chỉ huy đội Việt Nam giải phóng quân đón lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ Cao Bằng về Tân Trào để cùng Đảng và Mặt trận Việt Minh lãnh đạo tổng khởi nghĩa tháng Tám thắng lợi.
0 Bình luận