CỤM DI TÍCH KHA SƠN
1. Tên di tích: Cụm di tích Kha Sơn
2. Loại công trình: Các địa điểm lưu niệm khác nhau như nền nhà, rừng, chùa, đình thuộc cụm di tích Kha Sơn
3. Loại di tích: Di tích lịch sử cách mạng
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 985-QĐ/VH ngày 07 tháng 5 năm 1997( Bằng lại ký ngày 18 tháng 7 năm 1997)
Share on facebook 0 người thích - Thích
CỤM DI TÍCH KHA SƠN
1. Tên di tích: Cụm di tích Kha Sơn
2. Loại công trình: Các địa điểm lưu niệm khác nhau như nền nhà, rừng, chùa, đình thuộc cụm di tích Kha Sơn
3. Loại di tích: Di tích lịch sử cách mạng
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 985-QĐ/VH ngày 07 tháng 5 năm 1997( Bằng lại ký ngày 18 tháng 7 năm 1997)
5. Địa chỉ di tích: xã Kha Sơn, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
6. Tóm lược thông tin về di tích
Kha Sơn ngày ấy còn có những khu rừng kín đáo những ngôi đền chùa - nơi thờ phụng linh thiêng của nhân mà chân tay kẻ thù ở làng xã phải dè dặt mỗi khi đi lùng sục. Đây là những điều kiện thuận lợi cơ bản để bảo vệ an toàn cho cơ quan, cán bộ của Đảng, cũng vì thế mà 1940 - 1942 cán bộ của TW và sứ uỷ Bắc Kỳ thường xuyên qua lại dùng nơi đây làm nơi tổ chức, bồi dưỡng huấn luyện, truyền đạt nghị quyết của TW, là nơi để hoạt động, in ấn tài liệu và cùng ở điều kiện ấy con người Kha Sơn đã giác ngộ cách mạng; Là nơi thành lập chi bộ đầu tiên của huyện Phú Bình là những địa điểm để liên lạc và hoạt động cách mạng thuận lợi. ngon cờ khởi nghĩa dành chính quyền của huyện Phú Bình cũng bắt đầu từ mảnh đất này. Với những sự kiện ấy Kha Sơn ATKII đã được Bộ văn hoá cấp bằng công nhận di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 1997 gồm có 7 địa điểm:
* Nền nhà ông Cao Nhật: Trong thời kỳ chính pháp cuối năm 1938 Kha Sơn mới chỉ có ông Nguyễn Văn Nội được giác ngộ đi theo cách mạng. Ông Nguyễn Văn Nội ra vận dụng Lê Sỹ Ký, Nguyễn Tiến Bình, Nguyễn Văn Mười ra nhập hội thanh niên phản đế. Đến năm 1939 nhóm thanh niên phản để nói trên trở về làng Kha Sơn hạ tiến hành giác ngộ vận động, Nguyễn Tiến Đạt, Nguyễn Văn Sứ, Lê Phương, Nguyễn Hữu Tài và một số người khác đi theo cách mạng và từ đó Kha Sơn có nhiều gia đình nuôi dưỡng che dấu, bảo vệ cán bộ, có gia đình cả cha mẹ anh em vợ chồng đều tham gia cách mạng: Vì như vậy nên nhà ông cao nhật (nay còn nền) là một trong những cơ sở cách mạng đầu tiên của huyện Phú Bình.
* Rừng mấn, rừng rác: tháng 9/1940 Pháp tập trung đàn áp cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, hưởng ứng lời kêu gọi của xứ uỷ Bắc Kỳ các cao sở mặt trận phản đế xã Kha Sơn bí mật vận động quyên góp vũ khí, gạo muối; Tháng 5/1941 đoàn cán bộ TW từ kha sơn đi dự hội nghị TW lần thứ 8, tháng 8/1945 trở về cũng dừng chân tại đây. Để thuận lợi cho hoạt động cách mạng khu an toàn khu 2 được thành lập vùng giáp danh thuộc huyện hiệp hoà (Bắc Giang), Phổ Yên và Phú Bình (Thái Nguyên). Kha Sơn là một trong các yếu địa của ATKII, Kha Sơn là nơi huấn luyện đào tạo cho cán bộ quân sự bổ xung cho các Đảng bộ Bắc Kỳ để chuẩn bị cho cách mạng tháng 8, cuối năm 1943 tại Rừng Mấn, TW đã mở lớp huấn luyện quân sự chính trị cho 13 cán bộ thuộc các tỉnh Bắc Bộ từ cuối năm 1944 đến đầu năm 1945. Nhiều cuộc họp quan trọng, các hội nghị quân sự và phổ biến chỉ thị ngày 12/3/1945 Chỉ thị “Nhật pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” đều diễn ra ở Kha Sơn. Và cũng tại rừng Rác tháng 4/1943 đồng chí Ngô Thế Sơn cán bộ xứ uỷ Bắc kỳ đã thành lập tổ Trung Kiên và cũng là nơi thành lập chi bộ đầu tiên tháng 7/1943 cho 3 đồng chí Nguyễn Bình Sơn, Nguyễn Cao Nhật, Nguyễn Văn Xứ.
Rừng Mấn, rừng Rác là nơi liên lạc, đưa đón cán bộ công tác, nơi tổ chức tập huấn, huấn luyện cán bộ do TW tổ chức.
* Chùa Mai Sơn, Chùa Kha Sơn hạ (Chùa Ca): là nơi đặt cơ quan ấn bát (bao gồm cả biên tập báo cờ giải phóng), biên tập sách và in ấn. Còn chùa Kha Sơn hạ là nơi cất dấu các tài liệu đã in xong chờ chuyển về tỉnh và các nơi.
* Đình Kha Sơn thượng: Trong những năm từ 1942 - 1945 các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, thường vụ Trung ương thường qua lại Kha Sơn để chỉ đạo phong trào và kiểm tra Hội của TW tại ATKII cuộc của địch vào tháng 10/1944 gây tổn thất lớn một số cán bộ xã và của trên bị bắt tra tấn tù đầy, một số cơ sở bị phá vỡ, một số tài liệu của Đảng rơi vào tay địch. Đảng bộ Kha Sơn đã rút ra bài học và có kinh nghiệm. Hơn lúc nào đình chùa là điểm linh thiêng và là nơi cán bộ thường qua lại để họạt động mà đình Kha Sơn thượng là nơi các đồng chí Hoàng Quốc Việt, Trường Chinh thường xuyên qua lại.
* Đình Kha Sơn hạ:
Ngày 13/3/1945 cán bộ nhận được chỉ thị của TW, sáng 14/3/1945 lệnh khởi nghĩa truyền đến Kha Sơn hạ (Chùa Ca) sôi sục tràn ngập làng xóm. 9h ngày 14/3/1945 Kha Sơn thượng nhận lệnh khởi nghĩa; ngày 15/3/1945 làn sóng khởi nghĩa đến Mai Sơn. Cuộc kháng chiến thắng lợi là tiếng súng đầu tiên báo hiệu thời kỳ giành chính quyền của tỉnh Thái Nguyên.
Ngày 14/3/1945 tại đình Kha Sơn Hạ trở thành nơi thành lập chính quyền đầu tiên của xã Kha Sơn.
6. Tóm lược thông tin về di tích
Kha Sơn ngày ấy còn có những khu rừng kín đáo những ngôi đền chùa - nơi thờ phụng linh thiêng của nhân mà chân tay kẻ thù ở làng xã phải dè dặt mỗi khi đi lùng sục. Đây là những điều kiện thuận lợi cơ bản để bảo vệ an toàn cho cơ quan, cán bộ của Đảng, cũng vì thế mà 1940 - 1942 cán bộ của TW và sứ uỷ Bắc Kỳ thường xuyên qua lại dùng nơi đây làm nơi tổ chức, bồi dưỡng huấn luyện, truyền đạt nghị quyết của TW, là nơi để hoạt động, in ấn tài liệu và cùng ở điều kiện ấy con người Kha Sơn đã giác ngộ cách mạng; Là nơi thành lập chi bộ đầu tiên của huyện Phú Bình là những địa điểm để liên lạc và hoạt động cách mạng thuận lợi. ngon cờ khởi nghĩa dành chính quyền của huyện Phú Bình cũng bắt đầu từ mảnh đất này. Với những sự kiện ấy Kha Sơn ATKII đã được Bộ văn hoá cấp bằng công nhận di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 1997 gồm có 7 địa điểm:
* Nền nhà ông Cao Nhật: Trong thời kỳ chính pháp cuối năm 1938 Kha Sơn mới chỉ có ông Nguyễn Văn Nội được giác ngộ đi theo cách mạng. Ông Nguyễn Văn Nội ra vận dụng Lê Sỹ Ký, Nguyễn Tiến Bình, Nguyễn Văn Mười ra nhập hội thanh niên phản đế. Đến năm 1939 nhóm thanh niên phản để nói trên trở về làng Kha Sơn hạ tiến hành giác ngộ vận động, Nguyễn Tiến Đạt, Nguyễn Văn Sứ, Lê Phương, Nguyễn Hữu Tài và một số người khác đi theo cách mạng và từ đó Kha Sơn có nhiều gia đình nuôi dưỡng che dấu, bảo vệ cán bộ, có gia đình cả cha mẹ anh em vợ chồng đều tham gia cách mạng: Vì như vậy nên nhà ông cao nhật (nay còn nền) là một trong những cơ sở cách mạng đầu tiên của huyện Phú Bình.
* Rừng mấn, rừng rác: tháng 9/1940 Pháp tập trung đàn áp cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, hưởng ứng lời kêu gọi của xứ uỷ Bắc Kỳ các cao sở mặt trận phản đế xã Kha Sơn bí mật vận động quyên góp vũ khí, gạo muối; Tháng 5/1941 đoàn cán bộ TW từ kha sơn đi dự hội nghị TW lần thứ 8, tháng 8/1945 trở về cũng dừng chân tại đây. Để thuận lợi cho hoạt động cách mạng khu an toàn khu 2 được thành lập vùng giáp danh thuộc huyện hiệp hoà (Bắc Giang), Phổ Yên và Phú Bình (Thái Nguyên). Kha Sơn là một trong các yếu địa của ATKII, Kha Sơn là nơi huấn luyện đào tạo cho cán bộ quân sự bổ xung cho các Đảng bộ Bắc Kỳ để chuẩn bị cho cách mạng tháng 8, cuối năm 1943 tại Rừng Mấn, TW đã mở lớp huấn luyện quân sự chính trị cho 13 cán bộ thuộc các tỉnh Bắc Bộ từ cuối năm 1944 đến đầu năm 1945. Nhiều cuộc họp quan trọng, các hội nghị quân sự và phổ biến chỉ thị ngày 12/3/1945 Chỉ thị “Nhật pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” đều diễn ra ở Kha Sơn. Và cũng tại rừng Rác tháng 4/1943 đồng chí Ngô Thế Sơn cán bộ xứ uỷ Bắc kỳ đã thành lập tổ Trung Kiên và cũng là nơi thành lập chi bộ đầu tiên tháng 7/1943 cho 3 đồng chí Nguyễn Bình Sơn, Nguyễn Cao Nhật, Nguyễn Văn Xứ.
Rừng Mấn, rừng Rác là nơi liên lạc, đưa đón cán bộ công tác, nơi tổ chức tập huấn, huấn luyện cán bộ do TW tổ chức.
* Chùa Mai Sơn, Chùa Kha Sơn hạ (Chùa Ca): là nơi đặt cơ quan ấn bát (bao gồm cả biên tập báo cờ giải phóng), biên tập sách và in ấn. Còn chùa Kha Sơn hạ là nơi cất dấu các tài liệu đã in xong chờ chuyển về tỉnh và các nơi.
* Đình Kha Sơn thượng: Trong những năm từ 1942 - 1945 các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, thường vụ Trung ương thường qua lại Kha Sơn để chỉ đạo phong trào và kiểm tra Hội của TW tại ATKII cuộc của địch vào tháng 10/1944 gây tổn thất lớn một số cán bộ xã và của trên bị bắt tra tấn tù đầy, một số cơ sở bị phá vỡ, một số tài liệu của Đảng rơi vào tay địch. Đảng bộ Kha Sơn đã rút ra bài học và có kinh nghiệm. Hơn lúc nào đình chùa là điểm linh thiêng và là nơi cán bộ thường qua lại để họạt động mà đình Kha Sơn thượng là nơi các đồng chí Hoàng Quốc Việt, Trường Chinh thường xuyên qua lại.
* Đình Kha Sơn hạ:
Ngày 13/3/1945 cán bộ nhận được chỉ thị của TW, sáng 14/3/1945 lệnh khởi nghĩa truyền đến Kha Sơn hạ (Chùa Ca) sôi sục tràn ngập làng xóm. 9h ngày 14/3/1945 Kha Sơn thượng nhận lệnh khởi nghĩa; ngày 15/3/1945 làn sóng khởi nghĩa đến Mai Sơn. Cuộc kháng chiến thắng lợi là tiếng súng đầu tiên báo hiệu thời kỳ giành chính quyền của tỉnh Thái Nguyên.
Ngày 14/3/1945 tại đình Kha Sơn Hạ trở thành nơi thành lập chính quyền đầu tiên của xã Kha Sơn.
0 Bình luận