ĐỊA ĐIỂM CHIẾN THẮNG PLEIME
2. Loại công trình:
3. Loại di tích: Lịch sử
4. Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định sốsố 311/QĐ-BVHTTDL ngày 22 tháng 01 năm 2009.
5. Địa chỉ di tích: Thôn Đoàn kết – xã Ia ga huyện Chưprông Tỉnh Gia lai
6. Tóm lược thông tin về di tích
Tóm tắt chiến thắng Pleime –Ia drang – (11/1965)
Nhằm phối hợp với các chiến trường trên toàn miền Nam tiêu diệt một bộ phận quân Mỹ để củng cố và mở rộng vùng giải phóng, xây dựng niềm tin đánh Mỹ và thắng Mỹ, đầu tháng 10-1965, Bộ tư lệnh Mặt trận B3 (Tây Nguyên) quyết định mở Chiến dịch Plei-me. Phạm vi chiến dịch rộng khoảng 16.000km2, gồm các khu vực Đức Cơ, Bầu Cạn, Plei-me thuộc tỉnh Gia Lai.
Lực lượng của ta tham gia chiến dịch có 3 Trung đoàn bộ binh 320, 33 và 66; các tiểu đoàn đặc công, pháo binh, súng máy phòng không 12,7mm và LLVT địa phương. Chiến dịch diễn ra rất quyết liệt, kéo dài 37 ngày đêm (từ ngày 19-10 đến 26-11-1965), thể hiện cuộc đấu trí, đấu lực vô cùng căng thẳng, quyết liệt giữa ta và địch, trong đó với ta nổi lên là vấn đề xác định đối tượng tác chiến và thực hiện cách đánh phù hợp, đạt hiệu quả chiến đấu cao.
Phương châm của ta là chọn mục tiêu mà địch bộc lộ sơ hở để tiến công nhằm tạo thế và lực tiếp tục thúc đẩy chiến dịch phát triển. Tuy nhiên, những hiểu biết của ta về tổ chức biên chế, nghệ thuật tác chiến của quân Mỹ nói chung, Sư đoàn kỵ binh bay không vận số 1 Mỹ nói riêng khi đó còn rất hạn chế. Ta chưa có kinh nghiệm tác chiến với quân Mỹ ở Tây Nguyên, vì thế, ý định tác chiến của Bộ tư lệnh chiến dịch là vây điểm, đánh viện, đánh quân ngụy trước, sau đó kéo quân Mỹ ra xa căn cứ để tiêu diệt. Thực tiễn diễn biến chiến dịch đã diễn ra theo hướng thuận lợi cho ta. Khi bộ đội ta tiêu diệt quân ngụy, chiếm đồn Chư Ho, bao vây đồn Plei-me, sau đó đánh bại Chiến đoàn thiết giáp 3 ngụy đến ứng cứu đã buộc Sư đoàn kỵ binh không vận 1 Mỹ phải đưa hai tiểu đoàn của Lữ đoàn 1 vào tham chiến. Tiếp đó, Mỹ đưa Lữ đoàn kỵ binh không vận 3 vào nhằm ứng cứu quân ngụy và tìm diệt chủ lực ta. Trước tình hình đó, Bộ tư lệnh chiến dịch chọn thung lũng I-a Đrăng dưới chân núi Chư Pông (cách Plei-me 25km về phía tây) làm nơi quyết chiến, tập trung lực lượng đánh trận then chốt tiêu diệt quân Mỹ để giành thắng lợi. Đây là sự vận dụng sáng tạo nghệ thuật xác định đối tượng tác chiến, đánh quân ngụy trước, sau diệt Mỹ, kéo quân Mỹ vào sâu trong vùng rừng núi hiểm trở, xa căn cứ của chúng để nhanh chóng tiêu diệt một bộ phận lực lượng quan trọng, giành thắng lợi.
Điểm nổi bật trong Chiến dịch tiến công Plei-me là vận dụng cách đánh sáng tạo, linh hoạt trong tác chiến. Ban đầu, ta thực hiện cách đánh “vây điểm, diệt viện”, buộc địch phải đưa lực lượng đến ứng cứu, trong đó có quân kỵ binh bay Mỹ tham chiến. Trước sức tiến công và vây ép của quân ta, quân Mỹ liên tiếp tiến hành các đợt hoạt động thăm dò, chúng sử dụng trực thăng đổ quân, tập kích vào hậu phương chiến dịch và một số khu vực trận địa của ta, nhưng đều bị ta phát hiện kịp thời, đánh ngăn chặn và đẩy lùi. Đợt này, ta đã đánh thiệt hại từng bộ phận quân Mỹ và điều chỉnh lực lượng tạo thế cho trận đánh lớn, buộc quân Mỹ phải điều động Lữ đoàn kỵ binh không vận 3 vào thay Lữ đoàn kỵ binh không vận 1 tham chiến. Với chiến thuật “cóc nhảy”, quân Mỹ đưa Lữ đoàn kỵ binh không vận 3 đổ bộ xuống khu vực Chư Pông, hòng bất ngờ đánh vào phía sau đội hình quân chủ lực ta. Dựa vào trận địa đã chuẩn bị sẵn, bộ đội ta đánh chặn quyết liệt, tiêu diệt hai đại đội quân Mỹ, dồn số còn lại xuống thung lũng I-a Đrăng để co cụm phòng ngự. Ta triển khai lực lượng vận động tiếp cận liên tục đánh địch suốt đêm 16-11-1965. Trước lối đánh gần táo bạo, dũng mãnh của quân ta theo tinh thần “bám thắt lưng Mỹ mà đánh”, đội hình địch ở thung lũng I-a Đrăng bị rối loạn. Phát huy thế thắng, ta tập trung lực lượng, tạo thế bao vây, ngăn chặn, cô lập quân Mỹ. Bằng cách đánh gần, bao vây chia cắt, sau hơn 8 giờ chiến đấu ác liệt dưới các loại hỏa lực bom và đạn pháo của Mỹ, ta đã tiêu diệt gần hết tiểu đoàn quân Mỹ và đánh thiệt hại nặng một tiểu đoàn khác của sư đoàn kỵ binh không vận Mỹ. Đây là trận then chốt quyết định thắng lợi của chiến dịch, đồng thời là trận đầu tiên bộ đội ta tiêu diệt gần hết một tiểu đoàn quân Mỹ trên chiến trường miền Nam.
Thắng lợi chiến dịch tiến công Plei-me năm 1965 có ý nghĩa chiến lược to lớn, đánh dấu bước phát triển mới của nghệ thuật chiến dịch của bộ đội ta trong cuộc đấu trí, đấu lực đầu tiên với quân chiến đấu Mỹ trên chiến trường Tây Nguyên. Trên cơ sở xác định đối tượng tác chiến là đánh quân ngụy trước, đánh quân Mỹ sau và với cách đánh vây điểm để diệt viện, lừa địch, dụ quân Mỹ vào đúng địa bàn quyết chiến, ta đã chọn để hạn chế điểm mạnh về hỏa lực và sức cơ động của quân Mỹ, phát huy được sở trường đánh gần hiệu quả của ta, nhanh chóng tiêu diệt từng bộ phận lực lượng quan trọng của chúng. Qua chiến dịch này, ta phát hiện ra quy luật hoạt động, thủ đoạn tác chiến của quân Mỹ dựa vào hỏa lực mạnh và sức cơ động cao của máy bay lên thẳng đổ bộ đánh thọc sâu vào phía sau đội hình của ta, đánh vào hậu phương chiến lược của ta..., để từ đó bộ đội ta có cách đánh linh hoạt, sáng tạo, đạt hiệu suất chiến đấu cao.
Xây dựng Pleime sau ngày giải phóng
Khu di tích Plei Me (huyện ChưPrông, tỉnh Gia Lai), địa danh lịch sử trận đầu đánh Mỹ của quân đội ta trên chiến trường Tây Nguyên năm xưa nay đã vươn mình trỗi dậy với những màu xanh bạt ngàn của cây trái, mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho các buôn làng.
Trong kháng chiến chống Mỹ, mặc dù dân làng sống khổ cực, không ít người bị địch giết hại song bà con vẫn một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ, góp sức chống giặc ngoại xâm. Ban ngày đồng bào trốn trong rừng sâu chăm lo sản xuất trồng cây lúa, cây mì, ban đêm lại gùi cõng lương thực tiếp tế cho bộ đội ăn no đánh Mỹ. Đồng bào còn tham gia vót chông, làm rọ đá... để đánh địch. Chiến dịch Plei Me kết thúc thắng lợi trong niềm hân hoan của cả cộng đồng các dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên, niềm tin với Đảng, với cách mạng được nhân lên gấp bội.
PleiMe xưa - IaGa nay đã thay da, đổi thịt từng ngày từ sau ngày giải phóng thống nhất đất nước. Từ vùng đất "chết" hoang sơ với đầy rẫy bom mìn của địch để lại nay đã vươn mình với tư thế vững chãi, khẳng định một sức sống mới.
Được sự quan tâm chăm lo và đầu tư của Đảng và Chính phủ, bà con ở vùng chiến trường xưa có điều kiện phát triển sản xuất trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu cây trồng - vật nuôi. Từ các loại cây trồng truyền thống như lúa - ngô theo phương thức phát - đốt - chọc - tỉa trên đất nương rẫy với năng suất thấp, thay vào đó là các loại cây trồng kinh tế bền vững như cao su, hồ tiêu, cà phê...
Cả xã Ia Ga hiện nay có hàng trăm ha các loại cây trồng, trong đó có 80% ha trồng các loại cây công nghiệp dài ngày cho năng suất cao, trong vài năm gần đây, số hộ nông dân có thu nhập cao, ổn định của xã Ia Ga xuất hiện ngày càng nhiều. Chỉ tính trong vụ thu hoạch năm 2010, toàn xã có khoảng 60% số hộ dân có mức thu nhập từ 60 triệu đồng trở lên, trong đó số hộ đạt mức trên 150 triệu đồng có đến cả trăm hộ; đặc biệt có rất nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Khu chiến trường xưa Plei Me nay cũng đã có điện lưới quốc gia kéo đến từng hộ, hệ thống giao thông nông thôn cũng được tu sửa và nâng cấp, đảm bảo đi lại thuận lợi và thông suốt. Bà con đều có nước sạch để dùng, có trường lớp cho con em theo học cả ba cấp học, có trạm xá chăm sóc sức khỏe.
Nhờ phát triển sản xuất có kết quả, diện hộ đói nghèo trên địa bàn giảm nhanh qua từng năm và mang nhiều yếu tố bền vững. Hiện nay xã Ia Ga đã giải quyết dứt điểm nạn đói kinh niên trong các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, số hộ nghèo từ 50% năm 2006 nay giảm xuống còn 16% (theo tiêu chí cũ). Toàn xã tích cực phấn đấu tham gia thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012-2015.
Share on facebook 0 người thích - Thích
Được công nhận di tích theo quyết định sốsố 311/QĐ-BVHTTDL ngày 22...
ĐỊA ĐIỂM CHIẾN THẮNG PLEIME
1. Tên di tích: Địa điểm chiến thắng Pleime2. Loại công trình:
3. Loại di tích: Lịch sử
4. Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định sốsố 311/QĐ-BVHTTDL ngày 22 tháng 01 năm 2009.
6. Tóm lược thông tin về di tích
Tóm tắt chiến thắng Pleime –Ia drang – (11/1965)
Nhằm phối hợp với các chiến trường trên toàn miền Nam tiêu diệt một bộ phận quân Mỹ để củng cố và mở rộng vùng giải phóng, xây dựng niềm tin đánh Mỹ và thắng Mỹ, đầu tháng 10-1965, Bộ tư lệnh Mặt trận B3 (Tây Nguyên) quyết định mở Chiến dịch Plei-me. Phạm vi chiến dịch rộng khoảng 16.000km2, gồm các khu vực Đức Cơ, Bầu Cạn, Plei-me thuộc tỉnh Gia Lai.
Lực lượng của ta tham gia chiến dịch có 3 Trung đoàn bộ binh 320, 33 và 66; các tiểu đoàn đặc công, pháo binh, súng máy phòng không 12,7mm và LLVT địa phương. Chiến dịch diễn ra rất quyết liệt, kéo dài 37 ngày đêm (từ ngày 19-10 đến 26-11-1965), thể hiện cuộc đấu trí, đấu lực vô cùng căng thẳng, quyết liệt giữa ta và địch, trong đó với ta nổi lên là vấn đề xác định đối tượng tác chiến và thực hiện cách đánh phù hợp, đạt hiệu quả chiến đấu cao.
Phương châm của ta là chọn mục tiêu mà địch bộc lộ sơ hở để tiến công nhằm tạo thế và lực tiếp tục thúc đẩy chiến dịch phát triển. Tuy nhiên, những hiểu biết của ta về tổ chức biên chế, nghệ thuật tác chiến của quân Mỹ nói chung, Sư đoàn kỵ binh bay không vận số 1 Mỹ nói riêng khi đó còn rất hạn chế. Ta chưa có kinh nghiệm tác chiến với quân Mỹ ở Tây Nguyên, vì thế, ý định tác chiến của Bộ tư lệnh chiến dịch là vây điểm, đánh viện, đánh quân ngụy trước, sau đó kéo quân Mỹ ra xa căn cứ để tiêu diệt. Thực tiễn diễn biến chiến dịch đã diễn ra theo hướng thuận lợi cho ta. Khi bộ đội ta tiêu diệt quân ngụy, chiếm đồn Chư Ho, bao vây đồn Plei-me, sau đó đánh bại Chiến đoàn thiết giáp 3 ngụy đến ứng cứu đã buộc Sư đoàn kỵ binh không vận 1 Mỹ phải đưa hai tiểu đoàn của Lữ đoàn 1 vào tham chiến. Tiếp đó, Mỹ đưa Lữ đoàn kỵ binh không vận 3 vào nhằm ứng cứu quân ngụy và tìm diệt chủ lực ta. Trước tình hình đó, Bộ tư lệnh chiến dịch chọn thung lũng I-a Đrăng dưới chân núi Chư Pông (cách Plei-me 25km về phía tây) làm nơi quyết chiến, tập trung lực lượng đánh trận then chốt tiêu diệt quân Mỹ để giành thắng lợi. Đây là sự vận dụng sáng tạo nghệ thuật xác định đối tượng tác chiến, đánh quân ngụy trước, sau diệt Mỹ, kéo quân Mỹ vào sâu trong vùng rừng núi hiểm trở, xa căn cứ của chúng để nhanh chóng tiêu diệt một bộ phận lực lượng quan trọng, giành thắng lợi.
Điểm nổi bật trong Chiến dịch tiến công Plei-me là vận dụng cách đánh sáng tạo, linh hoạt trong tác chiến. Ban đầu, ta thực hiện cách đánh “vây điểm, diệt viện”, buộc địch phải đưa lực lượng đến ứng cứu, trong đó có quân kỵ binh bay Mỹ tham chiến. Trước sức tiến công và vây ép của quân ta, quân Mỹ liên tiếp tiến hành các đợt hoạt động thăm dò, chúng sử dụng trực thăng đổ quân, tập kích vào hậu phương chiến dịch và một số khu vực trận địa của ta, nhưng đều bị ta phát hiện kịp thời, đánh ngăn chặn và đẩy lùi. Đợt này, ta đã đánh thiệt hại từng bộ phận quân Mỹ và điều chỉnh lực lượng tạo thế cho trận đánh lớn, buộc quân Mỹ phải điều động Lữ đoàn kỵ binh không vận 3 vào thay Lữ đoàn kỵ binh không vận 1 tham chiến. Với chiến thuật “cóc nhảy”, quân Mỹ đưa Lữ đoàn kỵ binh không vận 3 đổ bộ xuống khu vực Chư Pông, hòng bất ngờ đánh vào phía sau đội hình quân chủ lực ta. Dựa vào trận địa đã chuẩn bị sẵn, bộ đội ta đánh chặn quyết liệt, tiêu diệt hai đại đội quân Mỹ, dồn số còn lại xuống thung lũng I-a Đrăng để co cụm phòng ngự. Ta triển khai lực lượng vận động tiếp cận liên tục đánh địch suốt đêm 16-11-1965. Trước lối đánh gần táo bạo, dũng mãnh của quân ta theo tinh thần “bám thắt lưng Mỹ mà đánh”, đội hình địch ở thung lũng I-a Đrăng bị rối loạn. Phát huy thế thắng, ta tập trung lực lượng, tạo thế bao vây, ngăn chặn, cô lập quân Mỹ. Bằng cách đánh gần, bao vây chia cắt, sau hơn 8 giờ chiến đấu ác liệt dưới các loại hỏa lực bom và đạn pháo của Mỹ, ta đã tiêu diệt gần hết tiểu đoàn quân Mỹ và đánh thiệt hại nặng một tiểu đoàn khác của sư đoàn kỵ binh không vận Mỹ. Đây là trận then chốt quyết định thắng lợi của chiến dịch, đồng thời là trận đầu tiên bộ đội ta tiêu diệt gần hết một tiểu đoàn quân Mỹ trên chiến trường miền Nam.
Thắng lợi chiến dịch tiến công Plei-me năm 1965 có ý nghĩa chiến lược to lớn, đánh dấu bước phát triển mới của nghệ thuật chiến dịch của bộ đội ta trong cuộc đấu trí, đấu lực đầu tiên với quân chiến đấu Mỹ trên chiến trường Tây Nguyên. Trên cơ sở xác định đối tượng tác chiến là đánh quân ngụy trước, đánh quân Mỹ sau và với cách đánh vây điểm để diệt viện, lừa địch, dụ quân Mỹ vào đúng địa bàn quyết chiến, ta đã chọn để hạn chế điểm mạnh về hỏa lực và sức cơ động của quân Mỹ, phát huy được sở trường đánh gần hiệu quả của ta, nhanh chóng tiêu diệt từng bộ phận lực lượng quan trọng của chúng. Qua chiến dịch này, ta phát hiện ra quy luật hoạt động, thủ đoạn tác chiến của quân Mỹ dựa vào hỏa lực mạnh và sức cơ động cao của máy bay lên thẳng đổ bộ đánh thọc sâu vào phía sau đội hình của ta, đánh vào hậu phương chiến lược của ta..., để từ đó bộ đội ta có cách đánh linh hoạt, sáng tạo, đạt hiệu suất chiến đấu cao.
Xây dựng Pleime sau ngày giải phóng
Khu di tích Plei Me (huyện ChưPrông, tỉnh Gia Lai), địa danh lịch sử trận đầu đánh Mỹ của quân đội ta trên chiến trường Tây Nguyên năm xưa nay đã vươn mình trỗi dậy với những màu xanh bạt ngàn của cây trái, mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho các buôn làng.
Trong kháng chiến chống Mỹ, mặc dù dân làng sống khổ cực, không ít người bị địch giết hại song bà con vẫn một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ, góp sức chống giặc ngoại xâm. Ban ngày đồng bào trốn trong rừng sâu chăm lo sản xuất trồng cây lúa, cây mì, ban đêm lại gùi cõng lương thực tiếp tế cho bộ đội ăn no đánh Mỹ. Đồng bào còn tham gia vót chông, làm rọ đá... để đánh địch. Chiến dịch Plei Me kết thúc thắng lợi trong niềm hân hoan của cả cộng đồng các dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên, niềm tin với Đảng, với cách mạng được nhân lên gấp bội.
PleiMe xưa - IaGa nay đã thay da, đổi thịt từng ngày từ sau ngày giải phóng thống nhất đất nước. Từ vùng đất "chết" hoang sơ với đầy rẫy bom mìn của địch để lại nay đã vươn mình với tư thế vững chãi, khẳng định một sức sống mới.
Được sự quan tâm chăm lo và đầu tư của Đảng và Chính phủ, bà con ở vùng chiến trường xưa có điều kiện phát triển sản xuất trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu cây trồng - vật nuôi. Từ các loại cây trồng truyền thống như lúa - ngô theo phương thức phát - đốt - chọc - tỉa trên đất nương rẫy với năng suất thấp, thay vào đó là các loại cây trồng kinh tế bền vững như cao su, hồ tiêu, cà phê...
Cả xã Ia Ga hiện nay có hàng trăm ha các loại cây trồng, trong đó có 80% ha trồng các loại cây công nghiệp dài ngày cho năng suất cao, trong vài năm gần đây, số hộ nông dân có thu nhập cao, ổn định của xã Ia Ga xuất hiện ngày càng nhiều. Chỉ tính trong vụ thu hoạch năm 2010, toàn xã có khoảng 60% số hộ dân có mức thu nhập từ 60 triệu đồng trở lên, trong đó số hộ đạt mức trên 150 triệu đồng có đến cả trăm hộ; đặc biệt có rất nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Khu chiến trường xưa Plei Me nay cũng đã có điện lưới quốc gia kéo đến từng hộ, hệ thống giao thông nông thôn cũng được tu sửa và nâng cấp, đảm bảo đi lại thuận lợi và thông suốt. Bà con đều có nước sạch để dùng, có trường lớp cho con em theo học cả ba cấp học, có trạm xá chăm sóc sức khỏe.
Nhờ phát triển sản xuất có kết quả, diện hộ đói nghèo trên địa bàn giảm nhanh qua từng năm và mang nhiều yếu tố bền vững. Hiện nay xã Ia Ga đã giải quyết dứt điểm nạn đói kinh niên trong các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, số hộ nghèo từ 50% năm 2006 nay giảm xuống còn 16% (theo tiêu chí cũ). Toàn xã tích cực phấn đấu tham gia thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012-2015.
Share on facebook 0 người thích - Thích
0 Bình luận