ĐỊA ĐIỂM CHIẾN THẮNG ĐĂK PƠ
1. Tên di tích: Địa điểm Chiến thắng Đăk Pơ
2. Loại công trình: Kiến trúc
3. Loại di tích: Lịch sử
4. Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 53/2001/QĐ-BVHTT, ngày 28 tháng 12 năm 2001
5. Địa chỉ di tích: xã Đak Pơ, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai
6. Tóm lược thông tin về di tích
Cách đây 58 năm, ngày 24-6-1954, Trung đoàn 96 chủ lực thuộc Liên khu 5 chỉ với 700 tay súng cùng những vũ khí thiết bị thô sơ đã phối hợp với Trung đoàn 120 địa phương và du kích tổ chức trận phục kích trên đường 19, đánh tan Binh đoàn cơ động 100 của thực dân Pháp, tiêu diệt 500 tên địch, làm bị thương 600 tên, bắt sống 800 tên, thu toàn bộ vũ khí và phương tiện, khí tài chiến tranh gồm: 375 xe cơ giới (trong đó có 1 xe tăng và 229 xe còn mới nguyên); 18 khẩu đại bác 105mm cùng nhiều loại vũ khí, quân trang, quân dụng, đạn dược. Chiến thắng này đã khai thông tuyến giao thông huyết mạch, góp phần tạo nên những chiến thắng oanh liệt khác ở vùng phía đông Gia Lai-Kon Tum, tạo thuận lợi cả về thế và lực để buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ kết thúc chiến tranh ở Việt Nam. Chiến thắng Đak Pơ từng được đánh giá là "Điện Biên Phủ của Liên khu 5".
Trong khoảng thời gian đông xuân 1953-1954, thực dân Pháp mở chiến dịch hành quân, tấn công vùng tự do của Bình Định - Liên Khu 5. Chiến dịch của chúng mang tên: Attland. Dưới sự chỉ đạo của Đảng, bộ đội chủ lực của ta, phối hợp với lực lượng bộ đội địa phương và nhân dân các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên đã chiến đấu ngoan cường, từng bước làm phá sản âm mưu của địch. Ngày 1-5-1954, Trung đoàn 96 thuộc thế hệ thứ 2 chính thức được thành lập, nhằm tăng cường lực lượng đánh quân Pháp tại chiến trường Liên khu 5. Lực lượng của Trung đoàn hầu hết là con em của các tỉnh khu vực Liên khu 5, như Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi, Gia Lai - Kon Tum… Sau ngày 7-5-1954, quân Pháp càng ngày càng hoang mang, lo sợ. Chúng buộc phải rút về co cụm hòng bảo toàn lực lượng. Trong tình thế đó, địch buộc phải rút Binh đoàn cơ động số 100 - "con át chủ bài" của chiến dịch Atland về An Khê, hòng tăng cường, trấn giữ vùng "yết hầu" lên Tây Nguyên.
Binh đoàn cơ động 100 là một binh đoàn chủ lực của Pháp, gồm hầu hết là lực lượng tinh nhuệ, với nòng cốt là lực lượng lính Âu - Phi. Nhận định, đánh giá rõ tình hình, âm mưu của thực dân Pháp, ta quyết định cho Trung đoàn 96 điều tiểu đoàn 30 xuống tăng cường đánh địch ở Quy Nhơn. Đồng thời, ta điều 2 tiểu đoàn 40 và 79 (cũng thuộc Trung đoàn 96) hành quân cấp tốc lên An Khê. Nhiệm vụ của 2 tiểu đoàn này là đánh cắt đường số 19 và chuẩn bị tinh thần đón đánh địch khi chúng rút khỏi An Khê. Bấy giờ, qua phân tích tình hình, ta nhận định: nhiều khả năng, cuộc quyết chiến giữa ta và địch sẽ diễn ra tại Đak Pơ.
Quả nhiên, đúng như ta dự đoán, sau gần 2 tháng bị ta bao vây, lực lượng địch ngày càng bị tiêu hao. Đến nỗi, quân Pháp buộc phải dùng máy bay tiếp tế cho hơn 3.900 quân đồn trú tại An Khê. Trước thế bị động trên, thực dân Pháp buộc phải điều toàn bộ lực lượng Binh đoàn Cơ động 100 rút khỏi An Khê về Pleiku. Nhận định trước tình hình, ta chủ động bố trí lực lượng Trung đoàn 96 ở Đak Pơ, chuẩn bị chặn đánh địch. Tuy nhiên, ta cũng xác định đây có thể sẽ là một trận đánh khó khăn, ác liệt vì tương quan lực lượng giữa ta và địch chênh lệch khá lớn.
Như trên đã đề cập, Binh đoàn cơ động số 100 của địch gồm có 6 tiểu đoàn tinh nhuệ và được trang bị vũ khí, quân trang, quân dụng tối tân, hiện đại. Trong khi đó, trung đoàn 96 của ta bấy giờ chỉ có 2 tiểu đoàn, trong đó tiểu đoàn 79 thiếu hẳn 1 đại đội. Mặc dù Trung đoàn 96 khi đó được tăng cường bộ đội địa phương, thanh niên xung phong, dân quân du kích, song lực lượng chính của ta khi đó thực tế chỉ có 5 đại đội. 5 đại đội chống lại 6 tiểu đoàn tinh nhuệ - quả là quá chênh lệch. Thế nhưng, với ý chí quyết tâm, tinh thần dũng cảm, ta quyết tâm sẽ đánh địch tới cùng.
Trước khi bước vào trận đánh, Đảng ủy Trung đoàn 96 đã tin tưởng giao phó toàn quyền quyết định cho Trung đoàn trưởng Nguyễn Minh Châu. Vào khoảng 12 giờ 30 phút ngày 24-6-1954, đúng như dự đoán ban đầu của ta, Binh đoàn cơ động 100 Pháp lọt vào ổ phục kích của Trung đoàn 96. Đợi toàn bộ lực lượng địch lọt gọn vào ổ phục kích, Trung đoàn trưởng Nguyễn Minh Châu hạ lệnh cho toàn đơn vị bắt đầu xuất kích tiêu diệt địch, với phương châm: không để cho tên địch nào chạy thoát. Trung đội DKZ thuộc tiểu đoàn 40 là đơn vị được vinh dự xung trận trước tiên. Khi chiếc xe thuộc lực lượng công binh địch bò lên, các chiến sĩ thuộc Trung đội DKZ đã đánh phủ đầu, triệt hạ ngay tại trận và làm cho hàng trăm xe của địch phải hoang mang khựng lại. Chớp thời cơ, các mũi xung kích của Trung đoàn 96 và các lực lượng của ta đã đồng loạt xung phong, tấn công diệt gọn quân địch. Bị đánh phủ đầu, bất ngờ, đội hình địch có phần bị rối loạn, hoang mang. Tuy nhiên, bọn chúng vẫn ngoan cố huy động lực lượng máy bay, xe tăng, pháo binh hòng chống trả lại quân ta. Trước sự ngoan cố của địch, lãnh đạo Trung đoàn 96 quyết định tung lực lượng thuộc tiểu đoàn 79 vào trận. Nhờ sự tăng cường kịp thời này mà Trung đoàn 96 và các lực lượng của ta đã bẻ gãy các đợt phản kích của địch. Cho đến khoảng hơn 19 giờ tối cùng ngày, trung đoàn 96 và các lực lượng vũ trang của ta đã hoàn toàn làm chủ trận địa và đập tan toàn bộ Binh đoàn cơ động 100 của địch. Tuy vậy, để làm nên chiến thắng lẫy lừng này, hơn 100 cán bộ, chiến sĩ thuộc Trung đoàn 96 và các đơn vị của ta đã anh dũng hy sinh.
Chiến thắng Đak Pơ có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Cùng với quân, dân cả nước, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 96 và lực lượng vũ trang các tỉnh khu 5 đã góp phần buộc Pháp phải ký kết Hiệp định Geneve, sớm kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Vì vậy, chiến thắng Đak Pơ được đánh giá là "Điện Biên Phủ của Liên khu 5". Trong phần giới thiệu đầu cuốn sách "Trung đoàn 96", Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết: "Đánh và tiêu diệt gọn Binh đoàn cơ động 100 thuộc loại mạnh nhất của lực lượng viễn chinh Pháp ở Triều Tiên mới về là một trận vận động phục kích lớn, dũng cảm và linh hoạt với hiệu quả cao, đánh trúng vào chỗ yếu kém của địch, bồi thêm cho chúng một đòn thất bại nặng nề…". Đặc biệt, chiến thắng Đak Pơ đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen ngợi. Bác viết: "Các chú hoạt động có thành tích khá, Bác vui lòng thay mặt Chính phủ khen ngợi các chú…".
Nhằm tôn vinh và tưởng nhớ đến cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn 96 và các đơn vị của ta, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Gia Lai và một số tỉnh, thành khu vực miền Trung - Tây Nguyên đã có những việc làm cụ thể, thiết thực: UBND tỉnh Gia Lai cũng cho phép xây dựng Đài tưởng niệm chiến thắng Đak Pơ tại An Khê (nay là Đak Pơ).
Share on facebook 0 người thích - Thích
Được công nhận di tích theo quyết định số 53/2001/QĐ-BVHTT, ngày 28 ...
ĐỊA ĐIỂM CHIẾN THẮNG ĐĂK PƠ
1. Tên di tích: Địa điểm Chiến thắng Đăk Pơ
2. Loại công trình: Kiến trúc
3. Loại di tích: Lịch sử
4. Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 53/2001/QĐ-BVHTT, ngày 28 tháng 12 năm 2001
6. Tóm lược thông tin về di tích
Cách đây 58 năm, ngày 24-6-1954, Trung đoàn 96 chủ lực thuộc Liên khu 5 chỉ với 700 tay súng cùng những vũ khí thiết bị thô sơ đã phối hợp với Trung đoàn 120 địa phương và du kích tổ chức trận phục kích trên đường 19, đánh tan Binh đoàn cơ động 100 của thực dân Pháp, tiêu diệt 500 tên địch, làm bị thương 600 tên, bắt sống 800 tên, thu toàn bộ vũ khí và phương tiện, khí tài chiến tranh gồm: 375 xe cơ giới (trong đó có 1 xe tăng và 229 xe còn mới nguyên); 18 khẩu đại bác 105mm cùng nhiều loại vũ khí, quân trang, quân dụng, đạn dược. Chiến thắng này đã khai thông tuyến giao thông huyết mạch, góp phần tạo nên những chiến thắng oanh liệt khác ở vùng phía đông Gia Lai-Kon Tum, tạo thuận lợi cả về thế và lực để buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ kết thúc chiến tranh ở Việt Nam. Chiến thắng Đak Pơ từng được đánh giá là "Điện Biên Phủ của Liên khu 5".
Trong khoảng thời gian đông xuân 1953-1954, thực dân Pháp mở chiến dịch hành quân, tấn công vùng tự do của Bình Định - Liên Khu 5. Chiến dịch của chúng mang tên: Attland. Dưới sự chỉ đạo của Đảng, bộ đội chủ lực của ta, phối hợp với lực lượng bộ đội địa phương và nhân dân các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên đã chiến đấu ngoan cường, từng bước làm phá sản âm mưu của địch. Ngày 1-5-1954, Trung đoàn 96 thuộc thế hệ thứ 2 chính thức được thành lập, nhằm tăng cường lực lượng đánh quân Pháp tại chiến trường Liên khu 5. Lực lượng của Trung đoàn hầu hết là con em của các tỉnh khu vực Liên khu 5, như Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi, Gia Lai - Kon Tum… Sau ngày 7-5-1954, quân Pháp càng ngày càng hoang mang, lo sợ. Chúng buộc phải rút về co cụm hòng bảo toàn lực lượng. Trong tình thế đó, địch buộc phải rút Binh đoàn cơ động số 100 - "con át chủ bài" của chiến dịch Atland về An Khê, hòng tăng cường, trấn giữ vùng "yết hầu" lên Tây Nguyên.
Binh đoàn cơ động 100 là một binh đoàn chủ lực của Pháp, gồm hầu hết là lực lượng tinh nhuệ, với nòng cốt là lực lượng lính Âu - Phi. Nhận định, đánh giá rõ tình hình, âm mưu của thực dân Pháp, ta quyết định cho Trung đoàn 96 điều tiểu đoàn 30 xuống tăng cường đánh địch ở Quy Nhơn. Đồng thời, ta điều 2 tiểu đoàn 40 và 79 (cũng thuộc Trung đoàn 96) hành quân cấp tốc lên An Khê. Nhiệm vụ của 2 tiểu đoàn này là đánh cắt đường số 19 và chuẩn bị tinh thần đón đánh địch khi chúng rút khỏi An Khê. Bấy giờ, qua phân tích tình hình, ta nhận định: nhiều khả năng, cuộc quyết chiến giữa ta và địch sẽ diễn ra tại Đak Pơ.
Quả nhiên, đúng như ta dự đoán, sau gần 2 tháng bị ta bao vây, lực lượng địch ngày càng bị tiêu hao. Đến nỗi, quân Pháp buộc phải dùng máy bay tiếp tế cho hơn 3.900 quân đồn trú tại An Khê. Trước thế bị động trên, thực dân Pháp buộc phải điều toàn bộ lực lượng Binh đoàn Cơ động 100 rút khỏi An Khê về Pleiku. Nhận định trước tình hình, ta chủ động bố trí lực lượng Trung đoàn 96 ở Đak Pơ, chuẩn bị chặn đánh địch. Tuy nhiên, ta cũng xác định đây có thể sẽ là một trận đánh khó khăn, ác liệt vì tương quan lực lượng giữa ta và địch chênh lệch khá lớn.
Như trên đã đề cập, Binh đoàn cơ động số 100 của địch gồm có 6 tiểu đoàn tinh nhuệ và được trang bị vũ khí, quân trang, quân dụng tối tân, hiện đại. Trong khi đó, trung đoàn 96 của ta bấy giờ chỉ có 2 tiểu đoàn, trong đó tiểu đoàn 79 thiếu hẳn 1 đại đội. Mặc dù Trung đoàn 96 khi đó được tăng cường bộ đội địa phương, thanh niên xung phong, dân quân du kích, song lực lượng chính của ta khi đó thực tế chỉ có 5 đại đội. 5 đại đội chống lại 6 tiểu đoàn tinh nhuệ - quả là quá chênh lệch. Thế nhưng, với ý chí quyết tâm, tinh thần dũng cảm, ta quyết tâm sẽ đánh địch tới cùng.
Trước khi bước vào trận đánh, Đảng ủy Trung đoàn 96 đã tin tưởng giao phó toàn quyền quyết định cho Trung đoàn trưởng Nguyễn Minh Châu. Vào khoảng 12 giờ 30 phút ngày 24-6-1954, đúng như dự đoán ban đầu của ta, Binh đoàn cơ động 100 Pháp lọt vào ổ phục kích của Trung đoàn 96. Đợi toàn bộ lực lượng địch lọt gọn vào ổ phục kích, Trung đoàn trưởng Nguyễn Minh Châu hạ lệnh cho toàn đơn vị bắt đầu xuất kích tiêu diệt địch, với phương châm: không để cho tên địch nào chạy thoát. Trung đội DKZ thuộc tiểu đoàn 40 là đơn vị được vinh dự xung trận trước tiên. Khi chiếc xe thuộc lực lượng công binh địch bò lên, các chiến sĩ thuộc Trung đội DKZ đã đánh phủ đầu, triệt hạ ngay tại trận và làm cho hàng trăm xe của địch phải hoang mang khựng lại. Chớp thời cơ, các mũi xung kích của Trung đoàn 96 và các lực lượng của ta đã đồng loạt xung phong, tấn công diệt gọn quân địch. Bị đánh phủ đầu, bất ngờ, đội hình địch có phần bị rối loạn, hoang mang. Tuy nhiên, bọn chúng vẫn ngoan cố huy động lực lượng máy bay, xe tăng, pháo binh hòng chống trả lại quân ta. Trước sự ngoan cố của địch, lãnh đạo Trung đoàn 96 quyết định tung lực lượng thuộc tiểu đoàn 79 vào trận. Nhờ sự tăng cường kịp thời này mà Trung đoàn 96 và các lực lượng của ta đã bẻ gãy các đợt phản kích của địch. Cho đến khoảng hơn 19 giờ tối cùng ngày, trung đoàn 96 và các lực lượng vũ trang của ta đã hoàn toàn làm chủ trận địa và đập tan toàn bộ Binh đoàn cơ động 100 của địch. Tuy vậy, để làm nên chiến thắng lẫy lừng này, hơn 100 cán bộ, chiến sĩ thuộc Trung đoàn 96 và các đơn vị của ta đã anh dũng hy sinh.
Chiến thắng Đak Pơ có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Cùng với quân, dân cả nước, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 96 và lực lượng vũ trang các tỉnh khu 5 đã góp phần buộc Pháp phải ký kết Hiệp định Geneve, sớm kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Vì vậy, chiến thắng Đak Pơ được đánh giá là "Điện Biên Phủ của Liên khu 5". Trong phần giới thiệu đầu cuốn sách "Trung đoàn 96", Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết: "Đánh và tiêu diệt gọn Binh đoàn cơ động 100 thuộc loại mạnh nhất của lực lượng viễn chinh Pháp ở Triều Tiên mới về là một trận vận động phục kích lớn, dũng cảm và linh hoạt với hiệu quả cao, đánh trúng vào chỗ yếu kém của địch, bồi thêm cho chúng một đòn thất bại nặng nề…". Đặc biệt, chiến thắng Đak Pơ đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen ngợi. Bác viết: "Các chú hoạt động có thành tích khá, Bác vui lòng thay mặt Chính phủ khen ngợi các chú…".
Share on facebook 0 người thích - Thích
0 Bình luận