Số người đang online : 29 ĐỊA ĐIỂM CHIẾN THẮNG ĐƯỜNG 7 SÔNG BỜ - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

ĐỊA ĐIỂM CHIẾN THẮNG ĐƯỜNG 7 SÔNG BỜ
post image
ĐỊA ĐIỂM CHIẾN THẮNG ĐƯỜNG 7 SÔNG BỜ

Được công nhận di tích theo quyết định số 53/2001/QĐ-BVHTT ngày 28...

ĐỊA ĐIỂM CHIẾN THẮNG ĐƯỜNG 7 SÔNG BỜ



1.    Tên di tích: Địa điểm chiến thắng Đường 7 sông Bờ
2.    Loại công trình:
3.    Loại di tích: Lịch sử
4.    Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 53/2001/QĐ-BVHTT ngày 28 tháng 12 năm 2001

5.    Địa chỉ di tích: Thuộc Xã Ia R&;Tô, Huyện Ayun Pa cũ (Hiện nay ,thuộc Xã Ia Sao,Thị Xã Ayun Pa,Tỉnh Gia Lai).
6.    Tóm lược thông tin về di tích
        Đường 7- Sông bờ nay là quốc lộ 25 xuất phát từ ngã 3 huyện Chư Sê và kết thúc tại tỉnh Phú Yên hiện ra thật đơn sơ, giản dị: Một con đường uốn lượn như một giải lụa diệu kì trải dài trên những quả đồi xanh bát ngát giữa thảo nguyên mênh mông trù phú vắt qua một con sông dài với những khúc quanh co như muốn vượt khỏi tầm mắt của những người đã từng tới đây. Xa xa, thấp thoáng những cánh cò trắng bay lên rồi sà xuống trên những mô đất thoắt ẩn thoắt hiện vì những làn sóng nước dập dềnh nhẹ nhàng đưa đến giữa mùa khô Tây Nguyên, những bụi cây lớn bé chen chúc nhau lúc nào cũng đung đưa vẫy chào thể hiện tấm lòng mến khách của mình tới những người đến đây tham quan. Và nơi đây, đã có những thời khắc huy hoàng làm nên kì tích lịch sử trở thành huyền thoại về những chiến thắng của quân và dân ta cách đây 37 năm.
        Ngày ấy, vào những ngày tháng 3 lịch sử năm 1975, cả Tây nguyên hòa chung với không khí rạo rực và những chiến thắng vẻ vang của bộ đội ta. Sau khi bị thua trận thảm hại tại Buôn Ma Thuột (ngày 10-  03- 1975), bọn Mỹ Ngụy buộc phải rút quân bằng con đường duy nhất đó là đường 7 với mục đích co cụm lực lượng ở Duyên hải miền Trung để đối phó với các mũi tấn công của ta và tìm cơ hội phản công chiếm lại Tây Nguyên.
        Những toan tính đó của quân địch không thể qua được mắt của quân ta, biết rõ điều đó, Bộ Tư Lệnh chiến dịch Tây Nguyên đã lệnh cho Trung Đoàn 48 thuộc Sư Đoàn 320 phải thần tốc truy kích tiêu diệt địch tại Cheo Reo – Phú Bổn , không cho địch tháo chạy về duyên hải Miền Trung.
        Như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc chiến đấu đó là trận truy kích địch trên đoạn đường dài 10 Km từ cầu sông bờ đến đèo Tôna thuộc địa phận  xã Hậu Bổn tỉnh Phú bổn cũ (nay là thuộc thị xã Ayun Pa tỉnh Gia Lai). Đây là đoạn đường yết hầu có một bên là vách núi cao, một bên là vực sâu hun hút. Vào sáng ngày 16 tháng 3 năm 1975 máy bay trực thăng của ngụy quân bay đầy rải truyền đơn tuyên truyền xúi dục nhân dân di tản theo chúng. Nhằm mục đích đưa nhân dân ta đi trước làm bia đỡ đạn cho chúng và gây sức ép ngăn cản sự truy kích của bộ độ ta.
        Ngày 18- 03- 1975 tại địa điểm Đường 7- Sông bờ đã diễn ra trận đánh vô cùng ác liệt giữa  ta và địch. 15 ngàn tên địch thuộc quân đoàn 2 Ngụy ( gồm 3 tiểu đoàn Bảo an, 6 đại đội lẻ, 2 đội trinh sát dã chiến, một đại đội biệt kích, 1 chi đội thiết giáp và 1 pháo đội…) dắt díu vợ con ồ ạt tháo chạy hoảng loạn, chen lấn, dậm đạp lên nhau đến tắc nghẽn cả lòng sông, tràn ứ lên dày đặc cả những cánh rừng ven đường. Từ Kon Tum, Pleiku theo đường 7 rút về đồng bằng bị Trung đoàn 95 của Bộ Tư Lệnh B3 và bộ đội địa phương của H11 Gia Lai của ta chặn đánh làm hàng ngàn quân địch bị tiêu diệt, hàng ngàn xe máy, hàng trăm xe tăng và xe vận tải, các loại phương tiện quân sự của địch bị quân ta đánh cho tan tác, dồn ứ, chồng chéo lên nhau vứt ngổn ngang, khói lửa ngút trời, xác binh lính địch chết dày đặc mặt sông …Đường 7 được xem là “vùng đất chết”, nơi đặt dấu chấm hết cho toàn bộ quân đoàn 2, quân khu 2 ngụy tại chiến trường Tây Nguyên.
          Đến 12 giờ, ngày 19 tháng 03 năm 1975, sư đoàn bộ binh 320 của ta làm chủ chiến trường, giải phóng hoàn toàn tỉnh phú bổn, phá tan âm mưu co cụm về đồng bằng của địch, đồng thời kết thúc thắng lợi chiến dịch Tây Nguyên tạo tiền đề cho chiến dịch mùa xuân 1975 thắng lợi. Quả thật như vậy, chiến thắng đường 7- Sông bờ được đại tướng Văn Tiến Dũng đánh giá là cuộc truy kích mang tầm nghệ thuật lớn chưa từng có trong lịch sử chiến tranh Đông Dương tính đến thời điểm đó.
Trở lại với chiến thắng đường 7- sông bờ trở thành nỗi khiếp sợ, sự kinh hoàng của địch. Cũng từ nơi đây đã xuất hiện gương chiến đấu anh dũng của anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân – Nguyễn Văn Hợi- Một mình bắn cháy 7 xe tăng địch, góp phần viết nên bản anh hùng ca đường 7-  Sông bờ.
         Bên cầu sông bờ hôm nay, sau 37 năm giải phóng, những dấu tích xưa theo năm tháng đã xóa mờ dần, nhưng vẫn còn đó con đường thân quen đã ghi nhận chiến công của quân dân ta qua trang sử vẻ vang đã trải qua bằng xương máu của các chiến sĩ. Con đường đó hiện nay, chúng ta không khỏi ngạc nhiên khi thấy một sự đổi mới đến lạ kì của “Vùng đất chết”. Dọc theo quốc lộ 25 là những dãy bắp bạt ngàn xanh mướt thẳng cánh cò bay, những rẫy thuốc lá đã đến mùa thu hoạch lấp ló những bông thuốc khoe màu tím kiêu sa đung đưa theo gió hứa hẹn một mùa bội thu, một cuộc sống no đủ hơn của nông dân nơi đây. Đâu đó, những ngôi nhà xây kiên cố, những mái trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường THCS với những tiếng Ê, A… của con trẻ, những ánh sáng tri thức nung đúc tâm hồn học sinh, khẳng định sự mạnh mẽ trong một xã hội tươi trẻ mới, hứa hẹn một tương lai, một cuộc sống mới đang vẫy gọi, bên dòng sông bờ vẫn du dương trong gió về chiến thắng oanh liệt ở đường 7- sông bờ.
        Trước sự thay đổi đó, chúng ta vẫn dễ dàng nhận thấy một sự thật không bao giờ thay đổi trong tâm trí của rất nhiều người dân Ayun Pa, nhất là những người đã xả thân chiến đấu cho sự nghiệp giải phóng đất nước. Đó chính là những kí ức hào hùng về những ngày kháng chiến oanh liệt, nơi đánh dấu hơi thở cuối cùng của quân đoàn 2 của ngụy. Kí ức sẽ mãi mãi được khắc ghi trong tim mỗi người như dòng sông bờ vẫn hiền hòa muôn đời chảy uốn quanh xóm làng, chứng kiến sự đổi thay và phát triển của người dân nơi đây.    







 

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành