Số người đang online : 9 ĐỀN TRANH - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

ĐỀN TRANH
post image
ĐỀN TRANH

Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia theo quyết định số...

ĐỀN TRANH


 

1. Tên di tích: Đền Tranh
2. Loại công trình: Đền
3. Loại di tích: Lịch sử
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia theo quyết định số 1214/QĐ-BVHTTDL ngày 25/3/2009
5. Địa chỉ: xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương
6. Thông tin về di tích:
Đền Tranh còn có tên gọi là đền Quan Lớn Tuần Tranh, thuộc thôn Tranh Xuyên xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang. Đầu thế kỷ 19, Tranh Xuyên thuộc tổng Bất Bế, huyện Vĩnh Lại, trấn Hải Dương. Tranh Xuyên cũng như các thôn khác của xã Đồng Tâm có nguồn sống chính là sản xuất nông nghiệp và làm một số nghề phụ như tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ. Ngược dòng lịch sử, đền Tranh vốn được xây dựng trên nền một ngôi miếu cổ có từ thời Hùng Vương, miếu có tên là Tranh Giang Đại Vương cổ miếu, nằm ở bến sông Tranh, sát thị trấn Ninh Giang. Theo các bậc cao niên kể lại, đền được xây dựng trên khu đất cao, đẹp, có nhiều cây cổ thụ xum xuê và đặc biệt đền rất linh thiêng về cầu đảo khi đi sông nước. Thời Nguyễn (TK19) đền được xây dựng hoành tráng, chạm trổ cầu kỳ, tinh xảo, có tượng Quan Lớn Tuần Tranh, năm 1887 Pháp chiếm Hải Dương và Ninh Giang, chúng đóng quân ở thành Đô Giang (thị trấn Ninh Giang), giặc Pháp đã sử dụng đền Tranh làm điểm đóng quân, tuy vậy không dám phá đền vì nghe danh đền rất thiêng, cũng vì vậy mà nhân dân cho xây một đền Tranh mới ở giữa phố của Thị trấn Ninh Giang, đền mới này được xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc, có tam quan do ông Đào Lạng ở xã Văn Hội cung tiến. Tổng số 127 gian trên khu đất rộng 4 mẫu bắc bộ, đến năm 1846 khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, thực hiện tiêu thổ kháng chiến, đền bị phá chỉ còn 3 gian cung cấm. Đến năm 1966, thể theo nguyện vọng của nhân dân thôn Tranh Xuyên, đền được chuyển về vị trí hiện nay, ban đầu chỉ chuyển 3 gian cung cấm về. Từ năm 1996, với ý thức giữ gìn di sản văn hoá của dân tộc đền Tranh được trùng tu lớn, đền quay hướng Tây Nam nhìn lên đường lớn. Đền xây gồm 3 toà, tiền đường, trung từ và hậu cung, mỗi công trình 7 gian, tổng số là 21 gian. Kiến trúc phỏng theo thời Lê và thời Nguyễn, đặc biệt đền còn bảo lưu một số cổ vật có giá trị nghệ thuật như tượng Quan Lớn Tuần Tranh bằng đồng nặng 200 Kg, 4 pho tượng Tứ Trụ bằng đá, bát hương, đỉnh đồng, hạc đồng, cuốn thư, choé sứ...Vào các năm 2005, 2006 và 2008, thực hiện dự án tu sửa lớn đền Tranh, các công trình lần lượt được phục hồi như tam quan, nhà giải vũ phía đông, nhà bia.... tạo cho di tích thêm khang trang, bề thế.
Theo thần tích về Quan Lớn Tuần Tranh và nhiều nguồn tư liệu khác thì đền Tranh thờ thuỷ thần sông Tranh gọi là Quan lớn Tuần Tranh. Việc thờ quan lớn Tuần Tranh là hình thức tín ngưỡng dân gian, trước hết của những người làm nghề trên sông nước, sau đó lan ra những người buôn bán, mong mọi việc thông đồng bén giọt, làm ăn gặp nhiều may mắn. Thông qua hình thức tín ngưỡng giúp chúng ta hiểu thêm cuộc đấu tranh chống thiên tai của ông cha ta. Về mặt duy vật biện chứng có thể nói, trước đây ở những đoạn sông có ngã ba, ngã tư... Các dòng chảy thường tạo ra những dòng nước xoáy, thuyền bè đi lại bị lật cho nên họ cho rằng có vị thuỷ thần nổi giận do đó khi đền thờ được lập nên mọi người đều đem lễ vật đến cầu, may mắn đã đem lại cho họ, do vậy đền được coi là rất thiêng. Hiện nay có một số nơi thờ Quan lớn Tuần Tranh như đền Kỳ Cùng (Lạng Sơn), Đền làng Đào Động, huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình), chùa Trông (Ninh Giang).. đều là những đền nằm cạnh sông có vùng nước xoáy. Qua đây cho thấy tín ngưỡng thờ thuỷ thần vẫn in đậm trong tiềm thức của nhân dân.
Trước Cách mạng tháng tám, Hội thường có tên gọi là Hội Đền Tranh, nhân dân địa phương còn gọi là: Hội đền Quan Lớn Tuần Tranh. Một năm đền Tranh có hai kỳ lễ hội: Kỳ thứ nhất được tổ chức từ ngày mùng 10 đến 20 tháng 2 âm lịch, trọng hội là ngày 14 tháng 2. Kỳ thứ hai là từ ngày mùng10 đến 20 tháng 8, trọng hội là ngày 22 tháng 8, mở theo lễ hội đền Kiếp Bạc. Trọng tâm là kỳ hội thứ nhất. Ngày tiệc quan được mở vào 25 tháng 8.
Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945: Kỳ thứ nhất từ ngày 10 đến hết ngày 11 tháng 2 âm lịch, kỷ niệm ngày sinh của Quan Lớn Tuần Tranh. Kỳ thứ hai từ 20 đến hết ngày 21 tháng 8 âm lịch , mở theo hội đền Kiếp Bạc nơi thờ Trần Hưng Đạo, và ngày tiệc quan 25 tháng 5.

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành