ĐỀN THỜ TRẦN KHÁT CHÂN
ĐỀN THỜ TRẦN KHÁT CHÂN
Share on facebook 0 người thích - Thích
ĐỀN THỜ TRẦN KHÁT CHÂN
1. Tên di tích: Đền thờ Trần Khát Chân
2. Loại công trình: Đền
3. Loại di tích: Lịch sử văn hoá
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 51 ngày 27 tháng 12 năm 2001
2. Loại công trình: Đền
3. Loại di tích: Lịch sử văn hoá
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 51 ngày 27 tháng 12 năm 2001
5. Địa chỉ di tích: Đền thờ Trần Khát Chân-Vĩnh Thành- Vĩnh Lộc-Thanh Hoá
6. Tóm lược thông tin về di tích:
ĐỐN SƠN LINH TỪ VỚI THƯỢNG TƯỚNG TRẦN KHÁT CHÂN ( 1370-1399)
Thượng tướng Trần Khát Chân sinh năm Canh Tuất (1370) con bà Nguyễn Thị Điểm ở vùng Đông Sơn, Thanh Hoá. Ông vốn là hậu duệ của Lê Hoàn (tức vua Lê Đại Hành) nhà truyền ba đời Thanh tướng. Năm lên 21 tuổi Trần Khát Chân đã làm quan đến chức tam công trận nội hậu. Giúp vua Trần Nghệ Tông và Thuận Tông trong việc trị nước an dân. Khi còn nhỏ là dòng họ Lê Tới thời vua Trần Khải Tông, ông được mang quốc tính họ Trần (Lê Phò Trần). Trần Bình Trọng và được phong thái ấp ở làng Hà Lãng, huyện Vĩnh Ninh (tức huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá ngày nay). Khi Trần Khát Chân thành niên thì trần triều không còn lớn mạnh như những năm kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Vua quan bắt đầu sống sa đoạ, trong nước giặc loạn nổi khắp nơi, phía bắc giặc Minh dòm ngó, phía Nam quân Chim thành do Chế Bồng Nga đem quân vượt biên giới đánh Đại Việt liên tiếp.
Năm Quang Thái thứ 2 (1389) vua Chế Bồng Nga (Chiêm Thành) lại đem quân xâm lược Đại Việt. Hồ Quý Ly đi cự chiến song bị thua trận phải chạy rút về Đông Đô. Tức giận trước sự xâm lược của ngoại bang.
Trần Khát Chân cúi đầu xin Hoàng Thượng Nghệ Tông đem quân ra chặn giặc. Người nói rằng nếu không đuổi được giặc ngoại xâm thì không có ngày về. Vua Nghệ Tông cảm động đến rơi nước mắt.
Tháng giêng năm Canh Ngọ (1390) Chế Bồng Nga đi thị sát trận địa trên sông Hải Triều (Hưng Yên). Trần Khát Chân cùng cận thần giả danh làm ngư dân chài lưới chinh sát biết rõ nới đậu thuyền của Chế Bồng Nga. Ông đã dùng hoả công bắn chúng thuyền giặc tiêu diệt tại chỗ Chế Bồng Nga. Vua chết, quân Chiêm Thành tan tác rút chạy. Thắng trận Trần Khát Chân đem thủ cấp của Chế Bồ Nga về tâu với Hoàng Thượng tại bến Bình Than. Do có công lớn diệt giặc Chiêm Thành Trần Khát Chân được phong cấp Thượng tướng quân và cấp đất đai lập ấp tại Hoàng Mai phía nam thành Thăng Long Hà Nội lúc bấy giờ ngài tròn 24 tuổi. Trần triều tiếp tục suy thoái, Hồ Quý Ly lúc bấy giờ là quan đầu triều và là bố đẻ của Hoàng hậu Chính Cung đã lộng hành, lộng quyền lấn át vua Trần, giành lấy sứ mạng chống chèo cai trị muôn dân. Năm Quang Thái thứ 10 (1397) Hồ Quý Ly cho dời Đô về Vĩnh Lộc Thanh Hoá, thực hiện hàng loạt các cải cách xã hội, ép vua Thuận Tông nhường ngôi cho thái tử Trần An và đi tu ở cung Bảo Thanh (Hà Trung – Thanh Hoá), sau đó ép vua phải chết và đưa Trần Chiếu Đế lên làm vua mới tròn 3 tuổi, mọi quyền lực cai trị đất nước rơi vào tay Hồ Quý Ly.
Trước tình hình đó các quý tộc dòng dõi nhà Trần bức bách muốn trả thù muốn lật đổ Hồ Quý Ly.
Mùa Hạ (1399) Hồ Quý Ly lập đàn tế tại Nam Giao, dọc bái chân đồi phía tây nam Đốn Sơn. Đây là hội tế cầu trời đất đầu tiên trong lịch sử thời nhà Hồ. Đại lễ được trống dong cờ mở, trướng dương cùng với gươm giáo rợp trời. Nhân cơ hội này các quan tướng trung thành với Trần triều do thượng tướng Trần Khát Chân cầm đầu định tạo phản lật đổ Hồ Quý Ly song sự việc không thành. Hồ Quý Lý ra lệnh bắt tướng Trần Khát Chân. Trần Nhật Đôn, Phạm Ông Thiệu, .. cùng các quan thân thích của Trần triều bao gồm 370 người bị đem ra hành quyết dưới chân núi Đốn Sơn đó cũng là hội tế đẫm máu trong lịch sử hồi bấy giờ. Tương truyền khi bị hành quyết rồi tướng Trần Khát Chân còn phi ngựa lên đỉnh núi Đốn Sơn dõng dạc hét to 3 lần (Trời đất) trời đang nắng bổng tối sầm lại, sắc mặt của ngài sau 3 ngày chết vẫn còn tươi. Sách đại Nam quốc sử và nhiều văn thơ của các triều đại Hậu Lê, triều Nguyễn đã mô tả khí phách của ông là một con người bất khuất. Ông bị hành khuyết vào ngày 24 tháng 4 năm Kỹ Mão (1399) nhân dân trong vùng vô cùng thương tiếc và khâm phục tấm lòng của một bề tôi trung nghĩa nên đã lập đền thờ ông trên núi Đốn Sơn vào đầu thế kỷ thứ XVI và tôn ông là thành hoàng của ba tổng: Tổng Bỉnh, Tổng Cao, Tổng Hồ (Quang Biểu, Cao Mật, Hồ Nam) ngày nay thuộc huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hoá. Tương truyền ông có công chỉ đạo xây thành đắp luỹ thành Tây Đô (thành Tây Giai – Thành Nhà Hồ).
Ông còn có thuật rút đất, rút đường,… từ xưa nhân dân dân trong vùng Vĩnh Lộc có lệ cầu đảo khi trời hạn hán kéo dài nhân dân địa phương đã tổ chức rước bài vị của ngài ra bờ Sông Mã để tế cầu trời đất ngay trong đêm trời đã đổ mưa cứu dân trong vùng khỏi bị hạn hán kéo dài.
Trần Khát Chân còn là một nhà quân sự lớn của nhân dân ta ở thế kỷ XIV. Học viện nghiên cứu khoa học chiến lược nghiên cứu quân sự Việt Nam đã đánh giá “Ông là người Việt Nam đầu tiên sử dụng sức mạnh của pháo binh để đè lên sức mạnh của quân thù trong các cuộc giao tranh. Kháng chiến chống ngoại xâm, bảo về Tổ quốc”.
Đền đốn sơn được xây dựng ngay trên mảnh đất Ông ngã xuống, mặt tiền hướng về phía thành Tây như: Trần Thái Bảo, Trần Nguyên Hãng, Trụ Quốc Lưỡng hay đền Tháng Lãng vì quê người ở Làng Hà Lăng xưa (Hà Lương). Người mất ngày 24 tháng 4 năm 1999 (Kỷ Mão) hưởng thọ 29 tuổi. Từ xưa tới nay hàng năm nhân dân địa phương tổ chức ngày kỵ cũng là ngày lễ hội hàng năm tại đền (23-24 tháng tư âm lich).
Đền thờ đúc Thánh Trần Khát Chân được xây dựng trên một vị trí địa lý có sơn thuỷ hữu tình. Nơi đây người xưa đã tạo hình một khu đền thiêng theo hình chữ nôm nằm dưới tán một quần thể cây đại thụ như cây trôi, cây sộp, bồ đề, vải, đa, si, sung. Cũng không nhớ rõ từ năm nào người nào đã tạo nên những quần thể tươi tốt đó. Hiện đa phần các cây đại thụ có đường kính từ 0,8 đến 1,5m vẫn toả bóng mượt mà quanh năm.
Vì vậy 1992 đền Đốn Sơn đã được Sở Văn hoá thông tin tỉnh Thanh Hoá cấp bằng xếp hạng di tích lịch sử, vào tháng 12/2001 được Bộ Văn hoá thông tin cấp bằng công nhận di tích lịch sử xếp hạng quốc gia. Ngày nay trên đất nước ta còn nhiều địa phương đô thị đã gắn tên tuổi của người vào công trình phúc lợi như con đường mang tên Trần Khát Chân, những khu phố trường học, khuôn viên gắn tên tuổi người. Đền Đốn Sơn Linh từ một di tích lịch sử văn hoá, một công trình kiến trúc cổ, một điểm hẹn của du khách thập phương trên khắp mọi miền của đát nước.
6. Tóm lược thông tin về di tích:
ĐỐN SƠN LINH TỪ VỚI THƯỢNG TƯỚNG TRẦN KHÁT CHÂN ( 1370-1399)
Thượng tướng Trần Khát Chân sinh năm Canh Tuất (1370) con bà Nguyễn Thị Điểm ở vùng Đông Sơn, Thanh Hoá. Ông vốn là hậu duệ của Lê Hoàn (tức vua Lê Đại Hành) nhà truyền ba đời Thanh tướng. Năm lên 21 tuổi Trần Khát Chân đã làm quan đến chức tam công trận nội hậu. Giúp vua Trần Nghệ Tông và Thuận Tông trong việc trị nước an dân. Khi còn nhỏ là dòng họ Lê Tới thời vua Trần Khải Tông, ông được mang quốc tính họ Trần (Lê Phò Trần). Trần Bình Trọng và được phong thái ấp ở làng Hà Lãng, huyện Vĩnh Ninh (tức huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá ngày nay). Khi Trần Khát Chân thành niên thì trần triều không còn lớn mạnh như những năm kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Vua quan bắt đầu sống sa đoạ, trong nước giặc loạn nổi khắp nơi, phía bắc giặc Minh dòm ngó, phía Nam quân Chim thành do Chế Bồng Nga đem quân vượt biên giới đánh Đại Việt liên tiếp.
Năm Quang Thái thứ 2 (1389) vua Chế Bồng Nga (Chiêm Thành) lại đem quân xâm lược Đại Việt. Hồ Quý Ly đi cự chiến song bị thua trận phải chạy rút về Đông Đô. Tức giận trước sự xâm lược của ngoại bang.
Trần Khát Chân cúi đầu xin Hoàng Thượng Nghệ Tông đem quân ra chặn giặc. Người nói rằng nếu không đuổi được giặc ngoại xâm thì không có ngày về. Vua Nghệ Tông cảm động đến rơi nước mắt.
Tháng giêng năm Canh Ngọ (1390) Chế Bồng Nga đi thị sát trận địa trên sông Hải Triều (Hưng Yên). Trần Khát Chân cùng cận thần giả danh làm ngư dân chài lưới chinh sát biết rõ nới đậu thuyền của Chế Bồng Nga. Ông đã dùng hoả công bắn chúng thuyền giặc tiêu diệt tại chỗ Chế Bồng Nga. Vua chết, quân Chiêm Thành tan tác rút chạy. Thắng trận Trần Khát Chân đem thủ cấp của Chế Bồ Nga về tâu với Hoàng Thượng tại bến Bình Than. Do có công lớn diệt giặc Chiêm Thành Trần Khát Chân được phong cấp Thượng tướng quân và cấp đất đai lập ấp tại Hoàng Mai phía nam thành Thăng Long Hà Nội lúc bấy giờ ngài tròn 24 tuổi. Trần triều tiếp tục suy thoái, Hồ Quý Ly lúc bấy giờ là quan đầu triều và là bố đẻ của Hoàng hậu Chính Cung đã lộng hành, lộng quyền lấn át vua Trần, giành lấy sứ mạng chống chèo cai trị muôn dân. Năm Quang Thái thứ 10 (1397) Hồ Quý Ly cho dời Đô về Vĩnh Lộc Thanh Hoá, thực hiện hàng loạt các cải cách xã hội, ép vua Thuận Tông nhường ngôi cho thái tử Trần An và đi tu ở cung Bảo Thanh (Hà Trung – Thanh Hoá), sau đó ép vua phải chết và đưa Trần Chiếu Đế lên làm vua mới tròn 3 tuổi, mọi quyền lực cai trị đất nước rơi vào tay Hồ Quý Ly.
Trước tình hình đó các quý tộc dòng dõi nhà Trần bức bách muốn trả thù muốn lật đổ Hồ Quý Ly.
Mùa Hạ (1399) Hồ Quý Ly lập đàn tế tại Nam Giao, dọc bái chân đồi phía tây nam Đốn Sơn. Đây là hội tế cầu trời đất đầu tiên trong lịch sử thời nhà Hồ. Đại lễ được trống dong cờ mở, trướng dương cùng với gươm giáo rợp trời. Nhân cơ hội này các quan tướng trung thành với Trần triều do thượng tướng Trần Khát Chân cầm đầu định tạo phản lật đổ Hồ Quý Ly song sự việc không thành. Hồ Quý Lý ra lệnh bắt tướng Trần Khát Chân. Trần Nhật Đôn, Phạm Ông Thiệu, .. cùng các quan thân thích của Trần triều bao gồm 370 người bị đem ra hành quyết dưới chân núi Đốn Sơn đó cũng là hội tế đẫm máu trong lịch sử hồi bấy giờ. Tương truyền khi bị hành quyết rồi tướng Trần Khát Chân còn phi ngựa lên đỉnh núi Đốn Sơn dõng dạc hét to 3 lần (Trời đất) trời đang nắng bổng tối sầm lại, sắc mặt của ngài sau 3 ngày chết vẫn còn tươi. Sách đại Nam quốc sử và nhiều văn thơ của các triều đại Hậu Lê, triều Nguyễn đã mô tả khí phách của ông là một con người bất khuất. Ông bị hành khuyết vào ngày 24 tháng 4 năm Kỹ Mão (1399) nhân dân trong vùng vô cùng thương tiếc và khâm phục tấm lòng của một bề tôi trung nghĩa nên đã lập đền thờ ông trên núi Đốn Sơn vào đầu thế kỷ thứ XVI và tôn ông là thành hoàng của ba tổng: Tổng Bỉnh, Tổng Cao, Tổng Hồ (Quang Biểu, Cao Mật, Hồ Nam) ngày nay thuộc huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hoá. Tương truyền ông có công chỉ đạo xây thành đắp luỹ thành Tây Đô (thành Tây Giai – Thành Nhà Hồ).
Ông còn có thuật rút đất, rút đường,… từ xưa nhân dân dân trong vùng Vĩnh Lộc có lệ cầu đảo khi trời hạn hán kéo dài nhân dân địa phương đã tổ chức rước bài vị của ngài ra bờ Sông Mã để tế cầu trời đất ngay trong đêm trời đã đổ mưa cứu dân trong vùng khỏi bị hạn hán kéo dài.
Trần Khát Chân còn là một nhà quân sự lớn của nhân dân ta ở thế kỷ XIV. Học viện nghiên cứu khoa học chiến lược nghiên cứu quân sự Việt Nam đã đánh giá “Ông là người Việt Nam đầu tiên sử dụng sức mạnh của pháo binh để đè lên sức mạnh của quân thù trong các cuộc giao tranh. Kháng chiến chống ngoại xâm, bảo về Tổ quốc”.
Đền đốn sơn được xây dựng ngay trên mảnh đất Ông ngã xuống, mặt tiền hướng về phía thành Tây như: Trần Thái Bảo, Trần Nguyên Hãng, Trụ Quốc Lưỡng hay đền Tháng Lãng vì quê người ở Làng Hà Lăng xưa (Hà Lương). Người mất ngày 24 tháng 4 năm 1999 (Kỷ Mão) hưởng thọ 29 tuổi. Từ xưa tới nay hàng năm nhân dân địa phương tổ chức ngày kỵ cũng là ngày lễ hội hàng năm tại đền (23-24 tháng tư âm lich).
Đền thờ đúc Thánh Trần Khát Chân được xây dựng trên một vị trí địa lý có sơn thuỷ hữu tình. Nơi đây người xưa đã tạo hình một khu đền thiêng theo hình chữ nôm nằm dưới tán một quần thể cây đại thụ như cây trôi, cây sộp, bồ đề, vải, đa, si, sung. Cũng không nhớ rõ từ năm nào người nào đã tạo nên những quần thể tươi tốt đó. Hiện đa phần các cây đại thụ có đường kính từ 0,8 đến 1,5m vẫn toả bóng mượt mà quanh năm.
Vì vậy 1992 đền Đốn Sơn đã được Sở Văn hoá thông tin tỉnh Thanh Hoá cấp bằng xếp hạng di tích lịch sử, vào tháng 12/2001 được Bộ Văn hoá thông tin cấp bằng công nhận di tích lịch sử xếp hạng quốc gia. Ngày nay trên đất nước ta còn nhiều địa phương đô thị đã gắn tên tuổi của người vào công trình phúc lợi như con đường mang tên Trần Khát Chân, những khu phố trường học, khuôn viên gắn tên tuổi người. Đền Đốn Sơn Linh từ một di tích lịch sử văn hoá, một công trình kiến trúc cổ, một điểm hẹn của du khách thập phương trên khắp mọi miền của đát nước.
Share on facebook 0 người thích - Thích
0 Bình luận