ĐỀN KIẾP BẠC
1. Tên di tích: Đền Kiếp Bạc
2. Loại công trình: Đền
3. Loại di tích: Lịch sử
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định 313 – VH/VP ngày 28 tháng 04 năm 1962.
5. Địa chỉ: xã Hưng Đạo - huyện Chí Linh – tỉnh Hải Dương
6. Thông tin về di tích:
Qua hệ thống văn bia và hệ thống thư tịch cũ còn để lại cho thấy đền Kiếp Bạc đã được khởi dựng vào những năm đầu thế kỷ 14 (sau khi Hưng Đạo Vương từ trần năm 1300).
Dấu tích kiến trúc thời Trần tại di tích Kiếp Bạc đến nay còn khá đậm đặc. Kết quả khảo cổ học năm 1972 cho biết: ở độ sâu 0,60 - 1,2m trong khu vực sân sau nội tự đền đã xuất lộ hệ thống nền móng kiến trúc thời Trần gồm: 2 cấp nền nhà, có đường ống cống thoát nước bằng đất nung nối các khu nhà với nhau, hàng chân tảng cột, sân gạch hoa gấm, bờ kè đá cuội, gạch trang trí (40cmx40cmx10cm), ngói mũi hài, cùng các di vật gia dụng: đồ sành, gốm men ngọc, men da lươn, men nền trắng hoa nâu): bát, đĩa, lon…có niên đại thế kỷ 13,14; đồ sắt, đồ đồng: dao, đinh, tiền đồng niên hiệu Nguyên Phong Thông Bảo (Trần Thái Tông 1251 - 1258). Di tích xuất hiện trong hố khai quật cho biết ngôi đền Kiếp Bạc hiện nay được xây dựng trên nền của một kiến trúc cổ có quay mô to lớn với dáng vẻ tôn quý. Căn cứ vào đặc trưng các loại gạch ngói ở hố khai quật có thể biết kiến trúc được xây dựng vào thời Trần. Kiến trúc đó là phủ đệ của Trần Hưng Đạo. Điều này cho phép chúng ta nghĩ rằng: khu phủ đệ lúc sinh thời là nơi ông ở, khi ông mất trở thành đền thờ ông. Khu kiến trúc này tồn tại khoảng hơn 100 năm thì bị gịăc Minh phá huỷ và trở nên hoang phế…Năm 2005, tại Giếng Mắt Rồng (trước sân đền) ở độ sâu 1,6m - 2m đã phát hiện địa tầng văn hoá thời Trần gồm: gạch trang trí hoa cúc dây, đá cuội xếp tầng, đĩa gốm hoa nâu có dấu con kê…
Sang thời Lê, theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, năm 1427 ngay sau kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, Vua Lê Thái Tổ đã cắt ngân quỹ, cử Dương Thái Nhất về tu sửa thái miếu đền Kiếp Bạc, ra sắc chỉ nghiêm cấm chặt phá và xâm hại đất đai khu vực di tích.
Dưới triều Nguyễn, đền Kiếp Bạc vẫn luôn được nhà nước và nhân dân quan tâm, tu bổ, tôn tạo. Hệ thống văn bia ghi chép quá trình đại trùng tu, xây dựng đền Kiếp Bạc như sau:
Văn bia“Vạn Yên Dược Sơn linh từ bi ký” dựng năm Tự Đức 32 chép: “Khi xưa Đại vương đánh giặc Nguyên đóng doanh ở đây để đốc quân. Giặc Nguyên dẹp yên, Vương thích cảnh vật tươi đẹp ở đây nên lập thành trang viên để ở. Khi Vương mất nhân dân nhớ công lao đánh dẹp, gây dựng, mở mang của Ngài, nên nhân nơi ấy lập đền thờ, rường cột nghiêm trang, khói hương cực thịnh đã trải qua hơn 600 trăm năm…”
Văn bia “Trùng tu tiểu ký” dựng năm Thành Thái thứ 7( 1895) ghi:
“Ba gian nội tẩm ở bên trong kèo cột tuy nhiều nhưng đã bị cũ mọt lại thô sơ không còn vẻ trang nghiêm tôn kính liền sai thợ làm mới. Làm lại toà đại tẩm5 gian. Mặt trước khởi dựng toà cao, khai đặt hai bên cửa lồng kính, khiến cho kẻ sỹ nơi xa đến chiêm bái Đại Vương thấy cảnh uy nghi, ánh thần quang chói loà mà thêm kính sợ…”
Văn bia Cung Tu Vạn Dược Linh Từ niên hiệu Thành Thái 18 (1906) ghi chép: “Năm Nhâm Dần, đúc tượng Đại vương Trần Hưng Đạo bằng đồng cao 4 thước, 8 tấc, 8phân, 7ly, rộng 1 thước, 3 tấc; Tượng Thánh Mẫu bằng đồng cao 4 thước 2 tấc, rộng 1thước, 1tấc, 5 phân. Mỗi toà đều có áo, mũ, cân đai, ngai, ỷ đều bằng đồng… Năm Bính Ngọ, tu sửa 1 toà 5 gian ( trung từ) đều dùng gỗ lim trên lợp ngói, được đặt 3 phiến đá vuông, xây tường chi phí tổng cộng hơn 1 vạn đồng
Văn bia năm Khải Định nguyên niên (1916) ghi chép việc trùng tu đền từ năm 1916 đến năm 1920 “trùng tu cung điện trong đền, vẽ cột, rèm châu huy hoàng, rực rỡ, trang hoàng đồ thờ… lầu gác tráng lệ…”.
Qua nhiều thế kỷ do nắng mưa và chiến tranh các công trình kiến trúc nguy nga, lộng lẫy thời Trần, Lê không còn; quy mô xây dựng của các lần trùng tu không còn đẩy đủ: Trung từ và tả hữu vu đã bị giặc Pháp đốt phá, chỉ còn lại hậu cung, tiền bái và cổng đền. Các công trình kiến trúc hiện nay chủ yếu do một số quan lại xứ Bắc, xứ Đông, khởi xướng cùng nhân dân trùng tu tôn tạo.
Hệ thống các công trình kiến trúc tuân thủ theo nguyên tắc âm dương, ngũ hành, ...Từ núi Trán Rồng (tượng dương) (+ ), các công trình kiến trúc phát triển ra sông Lục Đầu (tượng âm) (-) gồm các hạng mục: Sinh Bia nay là Hố chân bia (do Thái Thượng Hoàng Trần Thánh Tông soạn văn bia), gò đất chữ Vương, Đền Chính, nhà Bạc, tả, hữu Thành Các, tả hữu Giải vũ, Giếng Mắt Rồng, Nghi Môn. Đền chính kết cấu kiến trúc kiểu Tiền nhất hậu đinh, liên hoàn, thống nhất gồm: Tiền bái, Trung từ, Hậu cung.
Là công trình kiến trúc thời Nguyễn, mang đậm phong cách trang trí, chạm khắc đương thời, không cầu kỳ và quá công phu với các đồ án chủ đạo "tứ linh quần hùng", "văn triện hoá long", "Cúc, trúc hoá long"," tiêu cảnh tứ quý... nhưng đã tạo được điểm nhấn, đạt hiệu quả trong việc chuyển tải ý tưởng tâm linh và nghệ thuật của nghệ nhân về những ước vọng cầu mùa của cư dân nông nghiệp.
Nghi môn đền là công trình kiến trúc đồ sộ hoàng tráng, thiết kế kiểu cổng thành dạng bức cuốn thư với ba cửa vòm và hai trụ biểu lớn. Đây là bức tranh sinh động hội đủ tứ linh, tứ quý, khái quát cả âm dương, trời đất, thiên nhiên, con người nơi đất Thánh. Đáng chú ý là biểu tượng hình tròn đặt ở tư thế long chầu trên đỉnh nghi môn. Thời Trần mặt tròn này đã mang bóng dáng của vòng tròn vũ trụ. Đó là 1 vòng tròn sinh lực đang bốc lửa tượng cho bầu trời, phần trên là hội tụ của hai yếu tố âm - dương, bao phủ lấy phần dưới, tượng cho sự giao hoà của vũ trụ, nhằm cầu sinh sôi phát triển. Phần dưới vòng tròn vũ trụ là từng cặp tứ linh đối xứng trong tư thế "long mã hà đồ", "thần qui lạc thư", "phượng hàm thư"... là điểm nhấn cho các bức hoành phi, câu đối ca ngợi Đức Thánh Trần: Dữ thiên vô cực( sự nghiệp hiển hách với đất trời), âm dương hợp đức( Đức của Thánh hợp với trời đất), nhạc độc chung linh( sông núi hun đúc lên khí thiêng) và Trần Hưng Đạo Vương từ( đền thờ Trần Hưng Đạo). Mặt sau nghi môn trang trí từng cặp tiêu cảnh biến thể từ tứ quý “ đào- tùng lộc”, “ trúc tước- mai điểu”, “ tiêu tượng- hồng trĩ”, “ cúc- điệp” thể hiện cho sự trường tồn bền vững. Ngày nay, nghi môn là công trình kiến trúc độc đáo, hiếm thấy trong các công trình văn hoá cổ ở khu vực Bắc Bộ.
Qua nghi môn là tả - hữu Thành Các. Công trình được tôn tạo thời Nguyễn, là nơi các quan hàng tỉnh về nghi ngơi, chuẩn bị các kỳ lễ hội.
Trong sân là Giếng mắt Rồng. Giếng nằm ở trung tâm thung lũng dãy núi Rồng do mạch nước ngầm từ núi chảy ra gọi là giếng mắt rồng. Tương truyền, Giếng xây dựng thời Trần gắn với tên tuổi của danh tướng Yết Kiêu - Người có công tìm và phát hiện ra nguồn nước. Tương truyền, nước giếng thiêng, trong mát đã tiếp sức cho quân sỹ nhà Trần mỗi khi ra trận. Sau này, nước giếng được dùng trong các nghi lễ cúng, tế của đền. Tháng1/ 2005, cùng với việc tôn tạo giếng mắt Rồng, công tác thám sát khảo cổ học đã được tiến hành ở độ sâu 2m đã phát hiện nhiều di vật thuộc các tầng văn hoá khác nhau. Nhận định bước đầu cho rằng các hiện vật, di vật là đồ gốm có dấu con kê, gạch trang trí hoa cúc dây, ... ở độ sâu từ 1m60-2m thuộc lớp văn hoá thời Trần thế kỷ (XIII - XIV). Điều này phù hợp với kết quả của các cuộc khai quật trong khu vực nội tự đền, cho thấy mặt bằng kiến trúc hiện nay cao hơn nền phủ đệ từ 1m20-1m80.
Giữa sân là Nhà Bạc. Công trình nằm trên đường Thần đạo, là cầu nối giữa nghi môn và đền chính, mang ý nghĩa như một tắc môn chắn tà khí cho Đền. Đây là nơi tổ chức các nghi lễ trọng thể của Nhà nước dâng hương tưởng niệm anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương.
Hai bên sân có tả, hữu hành lang là nơi dành cho nhân dân thập phương nghi ngơi, tu sửa lễ phẩm trước khi vào lễ Thánh.
Qua năm bậc thềm tượng cho ngũ phúc (phú, quý, thọ, khang, ninh) vào đền chính. Đền chính gồm: Tiền tế, Trung từ, Hậu cung. Trong đền thờ 5 pho tượng đồng, sơn son thiếp vàng, đúc cuối thế kỷ XIX, bài trí theo nguyên tắc "Trần thánh cung" (bức hoành phi cổ còn giữ được ở đền).
Toà Tiền Tế có ban thờ Công đồng Trần triều. Trung từ thờ vọng ngai, bài vị tứ vị hoàng tử (4 vị con trai của Trần Hưng Đạo - Hưng Vũ Vương Trần Quốc Hiến, Hưng Hiến Vương Trần Quốc Nghiễn, Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng, Hưng Trí Vương Trần Quốc Uy), thờ tượng Điện suý Phạm Ngũ Lão (con rể thứ 2), hai bên tả - hữu thờ vọng quan Nam tào, quan Bắc đẩu. Toà hậu cung gồm: cung chính thờ tượng Đức Thánh Trần; cung cấm thờ vọng gia tiên Đức Thánh, tượng Thiên Thành công chúa phu nhân, hai bên thờ tượng Quyên Thanh công chúa- cô đệ nhất và Anh Nguyên quận chúa - cô đệ nhị.
Trong đền còn lưu giữ nhiều hiện vật, cổ vật quý như hoành phi, câu đối, bia đá...đặc biệt là Thánh Ấn nhà Trần. Ấn "sát quỷ, trừ tà" của Đức Thánh Trần được dân gian truyền tụng và gìn giữ, là bảo vật của muôn đời. Bất cứ ai hành hương về đền Kiếp Bạc đều mong xin được ấn dấu nhà Ngài, mang bên mình cầu an.
Trong sân nội tự là 2 nhà bia, còn lưu giữ được 5 tấm bia cổ ghi chép việc trùng tu, tôn tạo và cung tiến, đức tượng thờ đền Kiếp Bạc gồm: Văn bia“Vạn Yên Dược Sơn linh từ bi ký” dựng năm Tự Đức 12( 1859); Văn bia “ Hưng Đạo Vương từ bi ký( mặt 1) và Trùng tu kiểu ký( mặt 2)” dựng năm Thành Thái thứ 7( 1895); Văn bia Thành Thái thất niên trùng tu ngân tính danh liệt ( 1985); Văn bia Cung Tu Vạn Dược Linh Từ niên hiệu Thành Thái 18 (1906); Văn bia năm Khải Định nguyên niên (1916).
Ngay sau đền là bãi đất rộng khoảng 4500m2, các cụ già địa phương cho biết khi xưa chưa san phẳng mặt đất nổi rõ hình chữ Vương( ).

Share on facebook 0 người thích - Thích

Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định 313 – VH/VP...
ĐỀN KIẾP BẠC


1. Tên di tích: Đền Kiếp Bạc
2. Loại công trình: Đền
3. Loại di tích: Lịch sử
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định 313 – VH/VP ngày 28 tháng 04 năm 1962.
5. Địa chỉ: xã Hưng Đạo - huyện Chí Linh – tỉnh Hải Dương
6. Thông tin về di tích:
Qua hệ thống văn bia và hệ thống thư tịch cũ còn để lại cho thấy đền Kiếp Bạc đã được khởi dựng vào những năm đầu thế kỷ 14 (sau khi Hưng Đạo Vương từ trần năm 1300).
Dấu tích kiến trúc thời Trần tại di tích Kiếp Bạc đến nay còn khá đậm đặc. Kết quả khảo cổ học năm 1972 cho biết: ở độ sâu 0,60 - 1,2m trong khu vực sân sau nội tự đền đã xuất lộ hệ thống nền móng kiến trúc thời Trần gồm: 2 cấp nền nhà, có đường ống cống thoát nước bằng đất nung nối các khu nhà với nhau, hàng chân tảng cột, sân gạch hoa gấm, bờ kè đá cuội, gạch trang trí (40cmx40cmx10cm), ngói mũi hài, cùng các di vật gia dụng: đồ sành, gốm men ngọc, men da lươn, men nền trắng hoa nâu): bát, đĩa, lon…có niên đại thế kỷ 13,14; đồ sắt, đồ đồng: dao, đinh, tiền đồng niên hiệu Nguyên Phong Thông Bảo (Trần Thái Tông 1251 - 1258). Di tích xuất hiện trong hố khai quật cho biết ngôi đền Kiếp Bạc hiện nay được xây dựng trên nền của một kiến trúc cổ có quay mô to lớn với dáng vẻ tôn quý. Căn cứ vào đặc trưng các loại gạch ngói ở hố khai quật có thể biết kiến trúc được xây dựng vào thời Trần. Kiến trúc đó là phủ đệ của Trần Hưng Đạo. Điều này cho phép chúng ta nghĩ rằng: khu phủ đệ lúc sinh thời là nơi ông ở, khi ông mất trở thành đền thờ ông. Khu kiến trúc này tồn tại khoảng hơn 100 năm thì bị gịăc Minh phá huỷ và trở nên hoang phế…Năm 2005, tại Giếng Mắt Rồng (trước sân đền) ở độ sâu 1,6m - 2m đã phát hiện địa tầng văn hoá thời Trần gồm: gạch trang trí hoa cúc dây, đá cuội xếp tầng, đĩa gốm hoa nâu có dấu con kê…
Sang thời Lê, theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, năm 1427 ngay sau kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, Vua Lê Thái Tổ đã cắt ngân quỹ, cử Dương Thái Nhất về tu sửa thái miếu đền Kiếp Bạc, ra sắc chỉ nghiêm cấm chặt phá và xâm hại đất đai khu vực di tích.
Dưới triều Nguyễn, đền Kiếp Bạc vẫn luôn được nhà nước và nhân dân quan tâm, tu bổ, tôn tạo. Hệ thống văn bia ghi chép quá trình đại trùng tu, xây dựng đền Kiếp Bạc như sau:
Văn bia“Vạn Yên Dược Sơn linh từ bi ký” dựng năm Tự Đức 32 chép: “Khi xưa Đại vương đánh giặc Nguyên đóng doanh ở đây để đốc quân. Giặc Nguyên dẹp yên, Vương thích cảnh vật tươi đẹp ở đây nên lập thành trang viên để ở. Khi Vương mất nhân dân nhớ công lao đánh dẹp, gây dựng, mở mang của Ngài, nên nhân nơi ấy lập đền thờ, rường cột nghiêm trang, khói hương cực thịnh đã trải qua hơn 600 trăm năm…”
Văn bia “Trùng tu tiểu ký” dựng năm Thành Thái thứ 7( 1895) ghi:
“Ba gian nội tẩm ở bên trong kèo cột tuy nhiều nhưng đã bị cũ mọt lại thô sơ không còn vẻ trang nghiêm tôn kính liền sai thợ làm mới. Làm lại toà đại tẩm5 gian. Mặt trước khởi dựng toà cao, khai đặt hai bên cửa lồng kính, khiến cho kẻ sỹ nơi xa đến chiêm bái Đại Vương thấy cảnh uy nghi, ánh thần quang chói loà mà thêm kính sợ…”
Văn bia Cung Tu Vạn Dược Linh Từ niên hiệu Thành Thái 18 (1906) ghi chép: “Năm Nhâm Dần, đúc tượng Đại vương Trần Hưng Đạo bằng đồng cao 4 thước, 8 tấc, 8phân, 7ly, rộng 1 thước, 3 tấc; Tượng Thánh Mẫu bằng đồng cao 4 thước 2 tấc, rộng 1thước, 1tấc, 5 phân. Mỗi toà đều có áo, mũ, cân đai, ngai, ỷ đều bằng đồng… Năm Bính Ngọ, tu sửa 1 toà 5 gian ( trung từ) đều dùng gỗ lim trên lợp ngói, được đặt 3 phiến đá vuông, xây tường chi phí tổng cộng hơn 1 vạn đồng
Văn bia năm Khải Định nguyên niên (1916) ghi chép việc trùng tu đền từ năm 1916 đến năm 1920 “trùng tu cung điện trong đền, vẽ cột, rèm châu huy hoàng, rực rỡ, trang hoàng đồ thờ… lầu gác tráng lệ…”.
Qua nhiều thế kỷ do nắng mưa và chiến tranh các công trình kiến trúc nguy nga, lộng lẫy thời Trần, Lê không còn; quy mô xây dựng của các lần trùng tu không còn đẩy đủ: Trung từ và tả hữu vu đã bị giặc Pháp đốt phá, chỉ còn lại hậu cung, tiền bái và cổng đền. Các công trình kiến trúc hiện nay chủ yếu do một số quan lại xứ Bắc, xứ Đông, khởi xướng cùng nhân dân trùng tu tôn tạo.
Hệ thống các công trình kiến trúc tuân thủ theo nguyên tắc âm dương, ngũ hành, ...Từ núi Trán Rồng (tượng dương) (+ ), các công trình kiến trúc phát triển ra sông Lục Đầu (tượng âm) (-) gồm các hạng mục: Sinh Bia nay là Hố chân bia (do Thái Thượng Hoàng Trần Thánh Tông soạn văn bia), gò đất chữ Vương, Đền Chính, nhà Bạc, tả, hữu Thành Các, tả hữu Giải vũ, Giếng Mắt Rồng, Nghi Môn. Đền chính kết cấu kiến trúc kiểu Tiền nhất hậu đinh, liên hoàn, thống nhất gồm: Tiền bái, Trung từ, Hậu cung.
Là công trình kiến trúc thời Nguyễn, mang đậm phong cách trang trí, chạm khắc đương thời, không cầu kỳ và quá công phu với các đồ án chủ đạo "tứ linh quần hùng", "văn triện hoá long", "Cúc, trúc hoá long"," tiêu cảnh tứ quý... nhưng đã tạo được điểm nhấn, đạt hiệu quả trong việc chuyển tải ý tưởng tâm linh và nghệ thuật của nghệ nhân về những ước vọng cầu mùa của cư dân nông nghiệp.
Nghi môn đền là công trình kiến trúc đồ sộ hoàng tráng, thiết kế kiểu cổng thành dạng bức cuốn thư với ba cửa vòm và hai trụ biểu lớn. Đây là bức tranh sinh động hội đủ tứ linh, tứ quý, khái quát cả âm dương, trời đất, thiên nhiên, con người nơi đất Thánh. Đáng chú ý là biểu tượng hình tròn đặt ở tư thế long chầu trên đỉnh nghi môn. Thời Trần mặt tròn này đã mang bóng dáng của vòng tròn vũ trụ. Đó là 1 vòng tròn sinh lực đang bốc lửa tượng cho bầu trời, phần trên là hội tụ của hai yếu tố âm - dương, bao phủ lấy phần dưới, tượng cho sự giao hoà của vũ trụ, nhằm cầu sinh sôi phát triển. Phần dưới vòng tròn vũ trụ là từng cặp tứ linh đối xứng trong tư thế "long mã hà đồ", "thần qui lạc thư", "phượng hàm thư"... là điểm nhấn cho các bức hoành phi, câu đối ca ngợi Đức Thánh Trần: Dữ thiên vô cực( sự nghiệp hiển hách với đất trời), âm dương hợp đức( Đức của Thánh hợp với trời đất), nhạc độc chung linh( sông núi hun đúc lên khí thiêng) và Trần Hưng Đạo Vương từ( đền thờ Trần Hưng Đạo). Mặt sau nghi môn trang trí từng cặp tiêu cảnh biến thể từ tứ quý “ đào- tùng lộc”, “ trúc tước- mai điểu”, “ tiêu tượng- hồng trĩ”, “ cúc- điệp” thể hiện cho sự trường tồn bền vững. Ngày nay, nghi môn là công trình kiến trúc độc đáo, hiếm thấy trong các công trình văn hoá cổ ở khu vực Bắc Bộ.
Qua nghi môn là tả - hữu Thành Các. Công trình được tôn tạo thời Nguyễn, là nơi các quan hàng tỉnh về nghi ngơi, chuẩn bị các kỳ lễ hội.
Trong sân là Giếng mắt Rồng. Giếng nằm ở trung tâm thung lũng dãy núi Rồng do mạch nước ngầm từ núi chảy ra gọi là giếng mắt rồng. Tương truyền, Giếng xây dựng thời Trần gắn với tên tuổi của danh tướng Yết Kiêu - Người có công tìm và phát hiện ra nguồn nước. Tương truyền, nước giếng thiêng, trong mát đã tiếp sức cho quân sỹ nhà Trần mỗi khi ra trận. Sau này, nước giếng được dùng trong các nghi lễ cúng, tế của đền. Tháng1/ 2005, cùng với việc tôn tạo giếng mắt Rồng, công tác thám sát khảo cổ học đã được tiến hành ở độ sâu 2m đã phát hiện nhiều di vật thuộc các tầng văn hoá khác nhau. Nhận định bước đầu cho rằng các hiện vật, di vật là đồ gốm có dấu con kê, gạch trang trí hoa cúc dây, ... ở độ sâu từ 1m60-2m thuộc lớp văn hoá thời Trần thế kỷ (XIII - XIV). Điều này phù hợp với kết quả của các cuộc khai quật trong khu vực nội tự đền, cho thấy mặt bằng kiến trúc hiện nay cao hơn nền phủ đệ từ 1m20-1m80.
Giữa sân là Nhà Bạc. Công trình nằm trên đường Thần đạo, là cầu nối giữa nghi môn và đền chính, mang ý nghĩa như một tắc môn chắn tà khí cho Đền. Đây là nơi tổ chức các nghi lễ trọng thể của Nhà nước dâng hương tưởng niệm anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương.
Hai bên sân có tả, hữu hành lang là nơi dành cho nhân dân thập phương nghi ngơi, tu sửa lễ phẩm trước khi vào lễ Thánh.
Qua năm bậc thềm tượng cho ngũ phúc (phú, quý, thọ, khang, ninh) vào đền chính. Đền chính gồm: Tiền tế, Trung từ, Hậu cung. Trong đền thờ 5 pho tượng đồng, sơn son thiếp vàng, đúc cuối thế kỷ XIX, bài trí theo nguyên tắc "Trần thánh cung" (bức hoành phi cổ còn giữ được ở đền).
Toà Tiền Tế có ban thờ Công đồng Trần triều. Trung từ thờ vọng ngai, bài vị tứ vị hoàng tử (4 vị con trai của Trần Hưng Đạo - Hưng Vũ Vương Trần Quốc Hiến, Hưng Hiến Vương Trần Quốc Nghiễn, Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng, Hưng Trí Vương Trần Quốc Uy), thờ tượng Điện suý Phạm Ngũ Lão (con rể thứ 2), hai bên tả - hữu thờ vọng quan Nam tào, quan Bắc đẩu. Toà hậu cung gồm: cung chính thờ tượng Đức Thánh Trần; cung cấm thờ vọng gia tiên Đức Thánh, tượng Thiên Thành công chúa phu nhân, hai bên thờ tượng Quyên Thanh công chúa- cô đệ nhất và Anh Nguyên quận chúa - cô đệ nhị.
Trong đền còn lưu giữ nhiều hiện vật, cổ vật quý như hoành phi, câu đối, bia đá...đặc biệt là Thánh Ấn nhà Trần. Ấn "sát quỷ, trừ tà" của Đức Thánh Trần được dân gian truyền tụng và gìn giữ, là bảo vật của muôn đời. Bất cứ ai hành hương về đền Kiếp Bạc đều mong xin được ấn dấu nhà Ngài, mang bên mình cầu an.
Trong sân nội tự là 2 nhà bia, còn lưu giữ được 5 tấm bia cổ ghi chép việc trùng tu, tôn tạo và cung tiến, đức tượng thờ đền Kiếp Bạc gồm: Văn bia“Vạn Yên Dược Sơn linh từ bi ký” dựng năm Tự Đức 12( 1859); Văn bia “ Hưng Đạo Vương từ bi ký( mặt 1) và Trùng tu kiểu ký( mặt 2)” dựng năm Thành Thái thứ 7( 1895); Văn bia Thành Thái thất niên trùng tu ngân tính danh liệt ( 1985); Văn bia Cung Tu Vạn Dược Linh Từ niên hiệu Thành Thái 18 (1906); Văn bia năm Khải Định nguyên niên (1916).
Ngay sau đền là bãi đất rộng khoảng 4500m2, các cụ già địa phương cho biết khi xưa chưa san phẳng mặt đất nổi rõ hình chữ Vương( ).

Share on facebook 0 người thích - Thích
0 Bình luận