Số người đang online : 18 CHIẾN KHU DU KÍCH NGỌC TRẠO - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

CHIẾN KHU DU KÍCH NGỌC TRẠO
post image
CHIẾN KHU DU KÍCH NGỌC TRẠO


CHIẾN KHU DU KÍCH NGỌC TRẠO




 
1.     Tên di tích: Chiến khu Ngọc Trạo ( Khu trung tâm và Hang Treo )
2.     Loại công trình: Lịch sử
3.     Loại di tích: Lịch sử
4.     Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 921 - QĐ/BT ngày 20 tháng 9 năm 1996
 
5.     Địa chỉ di tích: Thôn Ngọc Trạo- Xã Ngọc Trạo- Huyện Thạch Thành- Tỉnh Thanh Hóa
6.     Tóm lược thông tin về di tích

          Trước cánh mạng Tháng Tám  năm 1945 nhân dân các dân tộc Thạch Thành bị chìm đắm trong cuộc sống cơ cực dưới ách thống trị của thực dân pháp và phong kiến tay sai. Từ tháng 6 năm 1940 Nhật xâm chiếm Đông Dương. Thực dân Pháp quỳ gối dâng nước ta cho Nhật. ND Việt Nam vẫn bất khuất nổi dậy chống cả Pháp lẫn Nhật. Nhiều cuộc khởi nghĩa diễn ra như Bắc Sơn, nam Kì, Đô Lương đã liên tiếp nổ ra… Pháp cấu kết với Nhật Nhân dân ta chịu cảnh một cổ hai tròng, rên siết dưới ách thống trị.
          Dưới sự chỉ đạo của tỉnh uỷ Thanh Hoá các cơ sở Đảng của Huyện Thạch Thành đã chuyển hướng hoạt động tránh tổn thất cho Đảng và quần chúng. Tháng 9 năm 1940 Tỉnh uỷ đã phái đồng chí Trần Tiến Quân về Thạch Thành chắp nối lại các cơ sở cách mạng cho Huyện và tập hợp một hội nghị phổ biến tinh thần nghị quyết hội nghị lần thứ 6 của ban cháp hành trung ương Đảng. Từ đây phong trào cách mạng của Thạch Thành bùng lên mạnh mẽ. Lực lượng tự vệ phát triển rộng khắp với nhiệm vụ bảo vệ làng, bảo vệ cách mạng. Trên cơ sở đó các tiểu đội du kích được xây dựng. Đến tháng 3 năm 1941, thực hiện chủ trương của tỉnh uỷ, Ban cán sự Bắc Thanh Hoá được thành lập và trực tiếp chỉ đạo phong trào của huyện Thạch Thành, Vĩnh Lộc, Nga Sơn, Cẩm Thuỷ.
         Tháng 5 năm 1941 dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Đặng Văn Hỷ, huyện uỷ phản đế cứu quốc Thạch Thành do đồng chí Nguyễn Trí Đạo làm bí thư được thành lập tại thôn Phú Lộc, xã Thành Hưng. Công tác tuyên truyền vận động, tổ chức các hội phản đế cứu quốc trong Huyện phát triển mạnh mẽ.
         Sau một thời gian hoạt động, Huyện uỷ phản đế cứu quốc Thạch Thành đã chuẩn bị được cơ sở tổ chức và điều kiện vật chất cần thiết trong vùng chiến khu Ngọc Trạo.
         Cuổi tháng 7 năm 1941 cơ quan ấn loát của tỉnh uỷ về làm việc tại Ngọc Trạo. Được sự giúp đỡ của đội du kích, đội tự vệ Ngọc Trạo trưởng thành về mọi mặt. Đội gồm có 2 tiểu đội, tiêu đội Nam có 13 đội viên làm nhiệm vụ bảo vệ canh gác và tiều đội nữ có 8 đội viên làm nhiệm vụ tiếp tế, hậu cần. Tiều đội nam hoạt động đều đặn, tuần tra canh phòng cẩn mật. Cả 2 đội đặt dưới quyền chỉ huy của Ban chỉ huy chiến khu
         Đội đã thiết lập và trực tiếp phụ trách 3 điếm canh: tại xóm Mộ cuội, xóm Ba Chạc, xóm đình.
         Phong trào ủng hộ chiến khu du kích Ngọc trạo ngày càng mạnh mẽ và rộng lớn, nhiều loại nhu yếu được gửi đến chiến khu.
         Sau một thời gian tập kết lực lượng và chuẩn bị địa bàn đội du kích Ngọc Trạo được thành lập ngày 19 tháng 9 năm 1941 tại Hang Treo, một địa bàn của căn cứ Ngọc Trạo, thay mặt cho Tỉnh uỷ, Ban lãnh đạo chiến khu quyết định thành lập đội du kích vũ trang thoát ly đầu tiên của Chiến khu Ngọc Trạo. Đội du kích gồm 21 chiến sỹ ưu tú tiền thân của lực lượng vũ trang Thanh Hoá sau này, mang số thứ tự từ 1 đến 21 do đồng chí Đặng Châu Tuệ trực tiếp làm chỉ huy trưởng. Dưới lá cờ đỏ sao vàng, toàn đội đã đồng tâm nhất trí hô vang lời thể sắt son của người chiến sỹ cách mạng, thề nguyện hy sinh phấn đấu đến giọt máu cuối cùng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Sau khi tuyên bố điều lệ, kỷ luật của đội các chiến sỹ hát vang bài đội ca hùng tráng. Và bài hát đã trở thành bài "Đội ca":
 
                                                "Đời ta khổ bấy lâu rồi
                                                 Mà sao vẫn cam chịu hoài
                                                 Đời mình tự mình phải cứu
                                                 Chớ trông cậy vào ai
                                                 Công nông binh đoàn kết
                                                 Trên con đường giai cấp đấu tranh
                                                 Búa liềm kia dắt chúng ta lên đường
                                                 Đại đồng".
 
          Việc thành lập đội du kích chiến khu Ngọc Trạo đã gây tiếng vang lớn cho nhân dân, cổ vũ nhiều thanh niên yêu nước trong tỉnh tình nguyện lên chiến khu hoạt động.
  -    Quá trình phát triển về số lượng: Ngày 19-9 ở hang treo gồm 19 người. Đến ngày 21 tháng 9 thêm 2 người. Đến ngày 22 tháng 9 thêm 3 người, đợt đông nhất 16 người Hà Trung cùng lên một ngày. Đến 19 thág 10 năm 1941 có 80 người.
  -    Đội du kích Ngọc Trạo gồm 3 tiểu đội. Mỗi tiểu đội gồm 7 đội viên. Ngoài ban chỉ huy chung đội còn có cá ban chỉ huy: Quân sự, Hậu cần, bảo vệ và các tổ chiến đấu. Trang bị của đội viên gồm có: Quần áo nông dân, túi dết, xà cạp xanh, một con dao nhọn. Cán bộ được phát thêm khẩu súng kíp Thời gian làm việc của đội là: Buổi sáng tập quân sự, chiều học chính trị, và buổi tối học tập văn hoá, sinh hoạt văn nghệ.
       Tại sao Tỉnh uỷ lại chọn Ngọc Trạo của Thạch Thành làm căn cứ chiến khu? Bởi vì Thạch Thành là một huyện Trung du miền núi của tỉnh Thanh Hoá, nằm ở phía Bắc thị xã Thanh Hoá. Phía Bắc giáp Hoà Bình, phía Nam giáp Vĩnh lộc, Phía Tây giáp Cẩm thuỷ, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Có sông Bưởi chảy qua. Địa hình đặc trưng là hình lòng máng rộng và xen kẽ các thung lũng hẹp. Có thể nói Thạch Thành là "một huyện thung lũng".
        Sau hội nghị đại biểu Đảng bộ tỉnh tại làng phong cốc, đầu tháng 6/1941, tỉnh uỷ Thanh Hoá đã chọn Ngọc Trạo của huyện Thạch thành làm điểm xây dựng chiến khu cách mạng nối liền các khu căn cứ Vĩnh Lộc, Hà Trung với xứ uỷ Bắc kì.
        Ngọc Trạo thuộc tổng Trạc Nhật, Huyện Thạch Thành. Đó là một thôn nhỏ nằm ở phía Bắc của huyện Thạch Thành cách phố Kim Tân chừng 15 Km. Trong làng có khoảng trên dưới 40 hộ, chủ yếu là bà con dân tộc Mường và vài hộ người Kinh. Thời kì này là rừng rậm, càng tạo nên cảnh heo hút của núi rừng. Đêm đêm nghe tiếng vượn kêu, những đàn cọp đói về đây rình trâu bắt lợn, Nơi đây là vùng đồi mưa đến trơn tuồn tuột như đổ nước vào mái nhà. Xung quanh Ngọc Trạo có các thôn Ban Long, Phan Long, Dĩ chế, Thạch Cừ, Đồng Ngư, là những nơi đã có một số cơ sở phản đế và cơ sở tự vệ quần chúng của ta cũng được gây dựng trong thời kì 1936-1939. Riêng Thôn Ngọc Trạo, sau khi có phong trào phản đế, đầu năm 1941 đã có một tiểu tổ tự vệ sau được phát triển thành trung đội du kích thôn.
 Về địa thế: Vùng Ngọc Trạo khá thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, khi tiến có thể đánh và khi lui có thể bảo toàn lực lượng, chính nơi đây ngọn cờ khởi nghĩa chống pháp của Tống Duy tân đã tung bay trong nhiều năm  và kẻ thù đã kinh hoàng trước địa thế hiểm hóc của vùng này.
        Là đầu mối giao thông có đường đi Kim Tân, Phố Cát,  Hà Trung, Vĩnh Lộc, Nho Quan( Ninh Bình), là đại điểm tiếp cận với các vùng đồng bằng giáp một số đường bộ đi Hà Trung, Vĩnh Lộc,  Hoà Bình, Nam Định.
        Về con người: Nhân dân Ngọc Trạo hầu hết là đồng bào Mường chất phác, trung hậu có nếp sống cộng đồng nguyên thuỷ rất cao, giàu lòng yêu nước và có truyền thống cách mạng, có tinh thần nghĩa hiệp "ái quốc trung quân" đã từng tham gia ủng hộ nghĩa quân Ba Đình và Hùng Lĩnh. Cũng chính nơi đây, trải qua các thời kì cách mạng, lòng dân luôn luôn hướng về Đảng, một lòng một dạ thiết tha với độc lập tự do và sẵn sàng bảo vệ Đảng bảo vệ cách mạng. Họ sớm giác ngộ cách mạng. Từ những năm 1936-1939 thời kì mặt trận dân chủ với hoạt động tuyên truyền cách mạng của Đảng, đã thức tỉnh lòng yêu nước của một số đối tượng, một số thành phần tiến bộ. đặc biệt là hàng ngũ kì hào, ngũ hương, chức sắc trong làng đều được giác ngộ cách mạng, Mặt khác dù ít nhà nhưng họ đều đồng lòng ủng hộ, nuôi dưỡng các chiến sỹ du kích, phải ní tới sự hăng hấi của thiếu nhi du kích trong làng, sẵn sàng góp công góp sức làm giao liên hoặc bảo vệ, hoặc tiếp tế cho du kích.
 Như vậy với các yếu tố "Địa lợi, nhân hoà" như đã phân tích nêu trên thì Ngọc trạo xứng đáng là nơi để Đảng bộ Thanh háo chọn làm địa điểm thành lập chiến khu.
        Việc chọn Ngọc trạo làm địa điểm thành lập chiến khu đã thể hiện rõ tầm nhìn của Đảng bộ Thanh Hoá, để từ đây Ngọc Trạo đi vào lịch sử như một huyền thoại, vang vọng mãi ngàn năm.
 




 

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành