Số người đang online : 50 Nguyễn Văn Cừ - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Nguyễn Văn Cừ
post image
Nguyễn Văn Cừ

Nguyễn Văn Cừ (1912 - 41), nhà hoạt động xuất sắc của Đảng Cộng sản Việt Nam. Quê: làng Phù Khê, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Năm 1926, tham gia lễ truy điệu Phan Châu Trinh và bị đuổi học. Gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và trở thành đảng viên Đông Dương Cộng sản Đảng (1929). Hoạt động tại vùng mỏ, phụ trách các chi bộ Đảng ở Mạo Khê, Cửa Ông, Cẩm Phả (những năm 1929 - 1930). Bị bắt, bị kết án tù chung thân (1.1931), giam ở Hoả Lò; sau đó, bị đày đi Côn Đảo (đến 1932).

Tích cực tham gia các lớp học lí luận cách mạng được bí mật tổ chức trong nhà tù; phụ trách tờ báo “Người tù đỏ”; viết bài cho tạp chí “Ý kiến chung”. Năm 1936, ra tù; trở về Hà Nội, tiếp tục hoạt động, tham gia khôi phục Xứ uỷ Bắc Kỳ. Năm 1937, tham gia Xứ uỷ Bắc Kỳ, trực tiếp lãnh đạo phong trào Mặt trận Dân chủ. Uỷ viên thường vụ Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (9.1937). Tháng 3.1938, được cử làm tổng bí thư của Đảng. Cuối 1938, hoạt động ở Sài Gòn và bị trục xuất. Tác phẩm “Tự chỉ trích” với bút danh Trí Cường, “Tự do dân chủ với nhân dân Đông Dương” với bút danh Trí Thành. Chủ trì Hội nghị VI của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (11.1939) ở Hóc Môn, Gia Định, hội nghị quyết định nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, thành lập Mặt trận Thống nhất Dân tộc Phản đế.

Bị bắt (1.1940) và bị thực dân Pháp kết án tử hình. Bị bắn ở Hóc Môn (28.8.1941). Nguyễn Văn Cừ là một chiến sĩ cộng sản kiên cường, bất khuất, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân Việt Nam.

Ông sinh trong một gia đình nhà Nho, quê xã Phù Khê, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Năm 1927, ông tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội.

Tháng 6 năm 1929, ông được kết nạp vào chi bộ Đông Dương Cộng sản đảng đầu tiên ở Hà Nội. Năm 1930, được cử làm Bí thư đặc khu Hồng Gai – Uông Bí. Bị Pháp bắt, kết án khổ sai, đày đi Côn Đảo.

Năm 1936, ông được trả tự do, về hoạt động bí mật ở Hà Nội. Nguyên Văn Cừ đã tập trung vào công tác khôi phục cơ sở Đảng khôi phục và đẩy mạnh phong trào đấu tranh của nhân dân và đã thành công trong việc lập lại Xứ uỷ Bắc kỳ và trở thành uỷ viên Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ (tháng 3 năm 1937). Tháng 9 năm 1937, được cử vào Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ở hội nghị Hóc Môn (Gia Định). Năm 1938, ông được bầu làm Tổng bí thư khi mới 26 tuổi.

Tại Hội nghị Ban Chấp hành trung ương tháng 3 năm 1938, Nguyễn Văn Cừ đã cùng Trung ương Đảng xây dựng Nghị quyết kiểm điểm các công tác, vạch ra nhiệm vụ của Đảng trong thời kỳ mới, xác định “vấn đề lập Mặt trận dân chủ thống nhất là một nhiệm vụ trung tâm của Đảng trong giai đoạn hiện tại” và chỉ rõ rằng “cần đưa hết toàn lực của Đảng”, “dùng hết phương pháp làm thế nào cho thực hiện được Mặt trận dân chủ, ấy là công cuộc của Đảng ta trong lúc này”.

Xây dựng Mặt trận dân chủ Đông Dương, một hình thức mặt trận đoàn kết dân tộc thay thế cho Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương trước đó, được đảng đánh giá là chủ trương đúng đắn và kịp thời của Đảng và Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ trước sự vận động nhanh chóng của tình hình mới trong nước và thế giới. Để thực hiện nhiệm vụ này, Nguyễn Văn Cừ và Đảng đã chủ trương phải tiến hành cuộc đấu tranh chống khuynh hướng “tả”- đưa ra những khẩu hiệu quá cao, và đề phòng khuynh hướng “hữu”- không chú trọng phong trào quần chúng công nông. Ngay sau Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương, ông đã xúc tiến ngay việc thành lập Mặt trận dân chủ Đông Dương. Đóng góp của Nguyễn Vãn Cừ vào nội dung Nghị quyết của Hội nghị Trung ương tháng 3 năm 1938 cũng như những vấn đề nêu ra trong tác phẩm Tự chỉ trích do ông viết hoàn toàn sát đúng với nội dung trong thư của Nguyễn Ái Quốc gửi cho Đảng vào cuối tháng 7 năm 1939.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ, Nghị quyết Hội nghị của Ban Chấp hành trung ương (tháng 11 năm 1939) đã quyết định những vấn đề quan trọng trong chuyển hướng chiến lược cách mạng, mà nội dung trọng yếu là giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc – giai cấp, giai cấp-dân tộc, vấn đề xây dựng Đảng, Mặt trận và phương pháp cách mạng trong tình hình lịch sử mới.

Để tập trung lực lượng đánh đổ đế quốc, Đảng chủ trương tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất và đề ra khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của đế quốc và địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc, chống tô cao, chống nặng lãi và tạm gác khẩu hiệu lập chính quyền xô viết công nông binh, thay bằng thành lập chính quyền cộng hòa dân chủ...Mặt trận dân chủ thích hợp với hoàn cảnh trước kia, ngày nay khòng còn thích hợp nữa, phải thành lập Mặt trận Nhân dân Phản đế Đông Dương.

Tháng 6 năm 1940, ông bị thực dân Pháp bắt tại Sài Gòn cùng với một số đảng viên khác.

Sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ (1940), thực dân Pháp ghép ông vào tội đã thảo ra "Nghị quyết thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương", "chủ trương bạo động" và là "người có trách nhiệm tinh thần trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ" và kết án tử hình.

Ngày 28 tháng 8 năm 1941, bản án được thi hành cùng lúc với một số đảng viên cộng sản khác như Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Văn Tần, Phan Đăng Lưu... tại trường bắn Hóc Môn.

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành