Số người đang online : 14 Ngô Gia Tự - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Ngô Gia Tự
post image
Ngô Gia Tự

Ngô Gia Tự (Mậu thân 1908 - Ất hợi 1935)

Liệt sĩ cách mạng, sinh ngày 3-12-1908 ở làng Tam Sơn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay là huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh).

Thời trẻ ông say mê đọc sách, có tiếng học rộng tài cao, lại thêm biết nuôi chí lớn lo nước thương dân. Người anh ruột là Tri huyện Ngô Gia Lễ muốn ông cố học để ra làm quan, nhưng ông kiên quyết đi theo con đường cách mạng, cứu dân, cứu nước.

Từ năm 1926, Ngô Gia Tự gia nhập Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội, rồi được sang Trung Quốc dự lớp huấn luyện. Giữa năm 1927 ông trở về nước, được Kì bộ Bắc Kì chỉ định vào tỉnh bộ Bắc Ninh. Ông gây dựng được nhiều cơ sở, tích cực hoạt động trong nông dân, binh lính và bám sát phong trào công nhân.

Cuối năm 1928, ông vào Sài Gòn hoạt động dưới lốt công nhân khuân vác, tuyên truyền giáo dục cách mạng, tổ chức và lãnh đạo công nhân đấu tranh.

Khỏang năm 1929, ông ra Hà Nội dự phiên họp thành lập chi bộ đảng Cộng sản đầu tiên ở số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội). Từ đấy Ngô Gia Tự càng dấn thân trên con đường cách mạng. Rồi được bầu làm Bí thư Xứ ủy lâm thời đảng bộ Đảng Cộng sản Đông Dương ở Nam Kỳ.

Cuối năm 1930, Ngô Gia Tự bị địch bắt tại Sài Gòn đến tháng 5-1933 thì bị đầy ra Côn Đảo. Vào một đêm cuối tháng 1-1935, chi bộ nhà tù tổ chức cho ông và một nhóm anh em vượt Côn Đảo, nhưng ông và các bạn đã mất tích giữa biển, hưởng dương 27 tuổi.

Ngô Gia Tự (3 tháng 12, 1908 – 1935) là một đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam. Ông sinh tại làng Tam Sơn, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Năm 1927, ông tham gia lớp huấn luyện chính trị do Nguyễn Ái Quốc tổ chức tại Quảng Châu, Trung Quốc, được Kỳ bộ Bắc kỳ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội chỉ định vào Tỉnh bộ Bắc Ninh để gây dựng cơ sở ở địa phương. Năm 1928, Ngô Gia Tự được đưa về hoạt động tại Kỳ bộ Bắc kỳ. Ngày 1 tháng 5 năm 1929, Đại hội toàn quốc của Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội họp ở Hương Cảng. Đoàn đại biểu miền Bắc mà vai trò kiên quyết Ngô Gia Tự đưa ra đề nghị giải tán Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội, thành lập đảng cộng sản. Sau đó thực hiện chủ trương “vô sản hóa” Ngô Gia Tự đã vào Sài Gòn làm phu đẩy xe than, làm công nhân khuân vác ở các bến tàu. Qua công việc, ông đã giác ngộ được nhiều công nhân lao động về con đường cách mạng.

Tháng 3 năm 1929, ông giúp thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam. Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, ông được bầu làm Bí thư Xứ ủy lâm thời của Đảng bộ Nam Kỳ. Dưới sự lãnh đạo của Bí thư Xứ ủy Ngô Gia Tự, Đảng bộ đã chọn nhà máy Ba Son, đồn điền Phú Riềng, xã Vĩnh Kim (Mỹ Tho) làm cơ sở phát triển cách mạng. Đặc biệt ở những khu lao động nghèo vùng Thị Nghè đã được Ngô Gia Tự chọn làm nơi trú ngụ và hoạt động trong những tháng ngày thực hiện chủ trương “Vô sản hóa” của Đảng. Đến cuối năm 1930, ông bị thực dân Pháp bắt tại Sài Gòn. Sau hơn 2 năm bị giam giữ, ngày 2 tháng 5 năm 1933, thực dân Pháp đưa Ngô Gia Tự, cùng Phạm Hùng, Lê Văn Lương và nhiều đảng viên khác ra phiên tòa “đại hình đặc biệt”, và đày ra Côn Đảo vào tháng 5 năm 1933. Ông bị mất tích trong một chuyến vượt ngục đầu năm 1935 cùng với các bạn tù khác.

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành