Số người đang online : 21 THÁP CHIỀNG SƠ - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

THÁP CHIỀNG SƠ
post image
THÁP CHIỀNG SƠ


THÁP CHIỀNG SƠ



 

1. Tên di tích: Tháp Chiềng Sơ
2. Loại công trình: Tháp
3. Loại di tích: Lịch sử.
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số1255/QĐ-BVHTTDL ngày 14 tháng 04 năm 2011.
 

 
5. Địa chỉ di tích: Bản Nà Muông - Xã Chiềng Sơ - Huyện Điện Biên Đông - Tỉnh Điện Biên.
6. Tóm lược thông tin về di tích
             Tháp Chiềng Sơ, theo tiếng địa phương còn gọi là "Thát" được dựng cạnh một ngôi chùa có tên là "Vạt".
           Tháp Chiềng Sơ ở cuối bản Nà Muông, khi người Thái đến đây định canh vào năm 1937 thấy xung quanh bãi đất bằng phẳng có rất nhiều cây xoài, nên gọi là bản Nà Muông, lúc này công trình chùa tháp đã có.
           Còn tên Tháp Chiềng Sơ là do bà con nhân dân tại xã này từ xưa đã quen gọi như thế, sau khi tham khảo ý kiến các đồng chí cán bộ xã và bản Nà Muông, đoàn cán bộ nghiên cứu lập hồ sơ xếp hạng di tích của Bảo tàng tỉnh Điện Biên quyết định đặt tên gọi cho di tích là di tích Tháp Chiềng Sơ.
           Tháp Chiềng Sơ được dựng bên cạnh một ngôi chùa, hiện nay ngôi chùa đã trở thành phế tích. Các nhà nghiên cứu cho rằng di tích được xây dựng vào khoảng thế kỷ XV - XVI, cùng thời với Tháp Mường Luân, Tháp Mường (Sông Mã - Sơn La), là một trong những công trình kiến trúc cổ của dân tộc còn lại trên miền núi rừng Tây Bắc.
              Lịch sử ra đời của Tháp Chiềng Sơ cũng như các cây tháp khác còn lại đến ngày nay là xuất phát từ Ấn Độ.
              Di tích Tháp Chiềng Sơ được dựng theo truyên thuyết về hai dân tộc Việt - Lào.
Khảo tả kiến trúc.
           Tháp Chiềng Sơ kiến trúc theo hình nậm rượu, dưới to trên nhỏ dần, hiện nay Tháp vẫn còn nguyên hình như khi mới khởi dựng, toàn bộ kiến trúc Tháp được chia thành hai phần: phần một là bệ tháp; phần hai là thân tháp và các tầng của tháp, chiều cao của tháp là 10,5m ( 1050cm), phần ngọn tháp đã bị gãy dài 1,6m, bốn xung quanh của chân tháp được đặt hai chú voi ở đằng trước, hai chú chó đằng sau.
           Tháp được xây dựng bằng nguyên liệu gạch, vôi vữa mật. Trải qua một thời gian dài chịu đựng nắng, gió, mưa của núi rừng Tây Bắc và sự tác động của con người, mặt Tháp tuy bị bào mòn phần nào, đến nay trên mặt Tháp những lớp rêu bám vào đã ngả màu xám trắng, làm cho cây tháp thêm cổ kính hùng vĩ đứng giữa núi rừng Tây Bắc, hàng ngày đứng nghiêng mình bảo vệ, che chở cho bản Nà Muông xã Chiềng Sơ.
            Đế Tháp được xây dựng theo hình vuông mỗi cạnh là 5,3m, cao là 0,6m xung quanh không trang trí hoa văn, ngoài lớp gạch được trát một lớp vữa bên ngoài, Tháp bố cục trang trí thành hai phần, phần dưới từ chân Tháp trở lên khoảng một nửa hoa văn trang trí, từ dưới lên là một tòa sen cách điệu có sáu lớp trồng lên nhau đội lấy tòa Tháp, tiếp theo là những đường nét hoa văn cái chìm cái nổi thể hiện bằng hình chim cách điệu, hình hoa lá được bố cục từng phần hài hòa, nổi nhất là những con rồng được đắp nổi uốn mình quanh thân Tháp tạo thành hình số tám đầu và đuôi rồng đều chụm vào nhau, bốn mặt của thân Tháp đều có 5 cặp rồng (trước kia bốn mặt của chân Tháp còn trang trí bốn tượng vũ nữ Asara nhưng hiện nay đã bị bọn trộm đập mất).
             Những con rồng  được trang trí quanh thân Tháp mang trên mình lớp vẩy rất đặc trưng.
            Phần giao nhau giữa đế tháp và chân tháp được coi là phần có trang trí kiến trúc đẹp nhất với sự thắt eo theo hình lục giác, xung quanh là các đường tiếp tuyến chạy liên hoàn xen lẫn những cánh hoa sen.
            Phần thứ hai của Tháp có ba tầng, các mặt của mỗi tầng đều xây chát phẳng theo hình lục giác không trang trí hoa văn, đặc biệt phần chính giữa của mỗi tầng được xây phình to ra, trông như hình những búp sen non, ở giữa phần giáp nối của mỗi tầng đều được trang trí hoa văn, các hoa văn được đắp sẵn bằng đất nung gắn vào như hình cánh sen, cách điệu, hình lưỡi mác, hình mặt trời và các hình hoa lá khác, bên trong các cánh sen và lưỡi mác cách điệu có gắn những miếng gương nhỏ để khi mặt trời chiếu vào tỏa ánh hào quang ra xung quanh.
            Trên tầng cùng của Tháp cũng được trang trí như tầng thứ hai chỉ khác là nó được thu nhỏ lại để tạo nên vẻ đẹp mềm mại thanh tú của cây Tháp.
              Do thời gian bào mòn, phá hủy nên tầng chóp của Tháp hiện nay đã bị gãy
Kiến trúc ngôi Chùa.
              Bên cạnh cây Tháp là một ngôi chùa nhỏ, hiện nay ngôi Chùa này đã trở thành phế tích chỉ còn lại chân móng.
Các hiện vật trong di tích.
              Hiện nay chỉ còn lại các bức tượng vũ nữ, một bức tượng chó, voi gắn ở chân Tháp, còn tất cả các tượng phật đã bị mất.
              Di tích nghệ thuật Tháp Chiềng Sơ là thành quả lao động rất nghiêm túc của cha ông để tạo ra một công trình lịch sử văn hóa cho con cháu mai sau. Đây là một di sản văn hóa cổ của dân tộc, thông qua di tích giúp cho nhà nghiên cứu và khách tham quan tìm hiểu nghiên cứu lịch sử nghệ thuật kiến trúc cổ, ý tưởng và mong ước của cha ông là ta đã gửi gắm vào những đường nét miêu tả trong kiến trúc.
             Ngoài giá trị về mặt lịch sử, nghệ thuật kiến trúc, tháp Chiềng Sơ còn có giá trị về mối tình đoàn kết Việt - Lào đã có sự gắn bó từ lâu đời.
Công trình cần được chúng ta bảo vệ và tôn tạo để thế hệ con cháu tiếp bước mối tình chung thủy bền chặt gắn bó giữa hai dân tộc Việt - Lào.
 

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành