PHẾ TÍCH THÀNH CỔ NGHỊ LANG
1. Tên di tích: Phế tích thành cổ Nghị Lang
2. Loại công trình: Nhà kiên cố
3. Loại di tích: Di tích lịch sử quốc gia
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lich sử cấp quốc gia theo quyết định số 51/2001 QĐ - BVHTT ngày 27 tháng 12 năm 2011
5. Địa chỉ di tích: Tổ dân phố 4A, Thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai
6. Tóm lược thông tin về di tích.
Di tích lịch sử văn hóa là tài sản Quốc gia, là niềm tự hào của đân tộc, của quê hương đất nước. Mỗi công trình di tích đều mang đậm dấu ấn lịch sử văn hóa của cha ông ta. Việc trùng tu tôn tạo, bảo vệ di tích nhằm ghi nhớ công lao của các bậc anh hùng dân tộc góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ mai sau đáp ứng nguyện vọng của đông đảo tần lớp nhân dân. Rất vinh dự và tự hào cho Thị trấn Phố Ràng có một di tích lịch sử thuộc loại kiến trúc quân sự. Đó là di tích lịch sử văn hóa Phế tích Thành cổ Nghị Lang( hay còn gọi là Thành nhà Bầu) bao gồm khu trung tâm Thành và chùa Phúc Khánh( còn gọi là Chùa Tấp). Di tích này được Bộ văn hóa- Thông tin xếp hạng công nhận. Quá trình hình thành và phát triển của Thành Nghị Lang và chùa Phúc Khánh đã được ghi chép lại trong sử sách. Đó là Sách Đại Nam nhất thống chí, Lịch triều hiến chương thống chí, Đại Việt sử kí toàn thư. Xin được tóm tắt như sau.
Đầu thế kỉ XVI - thời vua Lê Chiêu Tông ( 1516 - 1522) trong vùng anh em nhà họ Vũ là Vũ Văn Uyên và Vũ Công Mật ( người làng Ba Đông, tỉnh Hải Dương) lên sinh sống ở phủ Đại Đồng đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy giết thổ ty Đại Đồng và trở thành người trấn trị Đại Đồng. Vua Lê Chiêu Tông đã phong cho Vũ Văn Uyên làm Đô thống sứ trấn Tuyên Quang, Tước Khánh Dương hầu. Anh em nhà họ Vũ chọn vùng đất Nặm Ràng ( Phổ Ràng ngày nay), là nơi quy tụ các đầu mối giao thông thủy bé; huy động nhân dân trong vùng xây thành Nghị Lang ( còn gọi là thành nhà Bầu hay phủ Bầu). Thành Nghị Lang nằm trên đỉnh đồi Tấp, giữa thung lũng Phố Ràng. Thành được xây dựng vào khoảng năm 1527 - 1533 là một căn cứ kinh tế, quân sự vững chắc thời bấy giờ. Trong thành có lầu chỉ huy, có xưởng rèn vũ khí, có xưởng đúc tiền, có trại lính, có khu gia binh, trường học,… Đặc biệt trong thành còn có chùa Phúc Khánh với quy mô lớn nhất vùng sông Chảy. Chùa là nơi thờ Phật và là nơi nhân dân cầu nguyện cho đất nước thanh bình, mưa thuận, gió hòa, cuộc sống no ấm, an vui. Thời bấy giờ, thành Nghị Lang là một trong những chốt chặn quan trọng bảo vệ vùng biên cương phía Bắc của quốc gia phong kiến Đại Việt và các triều đại kế tiếp. Ngoài việc không ngừng củng cố vững chắc thành Nghị Lang, các “Chúa Bầu” còn cho xây dựng thêm một số căn cứ quân sự tạo thành một hệ thống phòng thủ vững chắc như: thành Trung Đô (Bảo Nhai - Bắc hà ngày nay), thành Bảo Hà, thành Nghĩa Đô….
Khi Mạc Đăng Dung với mưu đồ tạo phản cướp ngôi vua Lê ( năm 1527), anh em họ Vữ (gồm: Vữ văn Uyên, Vũ Công Mật) đã lãnh đạo quâ sỹ và đồng bào các dân tộc trong vùng hưởng ứng ngọn cờ “ Phò Lê - diệt Mạc”. Quân nhà Mạc từ Cao Bằng, Hà Giang tràn sang, bị quân dân thành Nghị Lang dưới sự lãnh đạo của các chúa Bầu chặn đánh và tiêu diệt. Do có nhiều công lao đóng góp bảo vệ triều Lê nên các đời chúa “chúa Bầu” đều được phong tước hầu: Vũ Văn Uyên - Khánh Dương hầu; Vũ Công Mật - Gia Quốc công; Vũ Công Ứng - Thụy Quận công; Vũ Công Sực - Tống Quận công; Vũ Công Ký - Nhâm Quận công; Vũ Công Tuấn - Khoan Quận công. Các “chúa Bầu” truyền nối được 6 đời, 5 thé hệ, trấn giữ xứ Tuyên Hóa 172 năm, tương đương với 7 đời vua Lê từ Lê Trang Tông đến Lê Huyền Tông, 6 đời chúa trịnh từ Trịnh Kiểm đến Trịnh Tạc, 10 đời nhà Mạc từ Mạc Đăng Dung đến Mạc Kính Vũ.
Vào cuối thời Hậu - Lê vua Lê Huyền Tông, chúa Trịnh Tạc lo sợ dòng họ Vũ làm phản triều đình đã điều binh lên vùng Hưng Hóa Tuyên Quang chinh phạt Vũ Công Tuấn (cháu đời thứ 5 của Vũ Công Mât). Toàn bộ vùng đất do họ Vũ cai quản từ Yên Bình đến Lục Yên và Thũy Vĩ ( Lào Cai) bị triệt phá. Thành Nghị Lang - Chùa Phúc Khánh cũng chịu chung số phận bị phá hủy… Phế tích thành cổ Nghị Lang sau nhiều năm bị lãng quên, nhưng tinh thần yêu nước của các bậc anh hùng dân tộc không phai nhòa trong ký ức người dân vùng đất Phố Ràng. Từ những năm cuối thập kỷ 80 ( thế kỷ XX ), một số người dân đã tự phát xây dựng ngôi đền nhỏ tại đỉnh đồi Tấp (gọi là Đền Tấp) để thờ tự các chúa Bầu. Đến năm 2001, dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy - UBND huyện Bảo Yên, sự phối hợp có hiệu quả của nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Huy Ích và Tiến sĩ Trần Hữu Sơn (giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin thể thao tỉnh Lào Cai), khu Phê tích Thành cổ Nghị Lang đã được nghiên cứư một cách khoa học. Trong quá trình khai quật khảo cổ, đã tìm được nhiều hiện vật có giá trị lịch sử như: kiếm sắt, mũi giáo, chén bạc, bát đĩa, gạch ngói… và ở phía Tây thành còn tìm thấy khẩu súng lệnh trên thân súng có khắc dòng chữ “Nghị Lang Thủ Ngự”. Hiện ở nơi đây còn lưu giữ một bia đá lớn hình chữ nhật, có con rùa đội bia, trên bia nổi bật hàng chữ “ Phúc Khánh Tự”. Năm 2002 phế tích Thành cổ Nghị lang được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia. Để đáp ứng nguyện vọng mong mỏi của nhân dân các dân tộc địa phương, năm 2002 đền Phúc Khánh được xây dựng tạm để nhân dân thờ tự các chúa Bầu. Tháng Giêng năm 2003 lần đầu tiên lễ hội đền Phúc Khánh được tổ chức để đón rước các “chúa Bầu” vào nơi thờ tự. Năm 2006 Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai chính thức phê duyệt dự án tôn tạo đền Phúc Khánh với quy mô tổng diện tích la 12,7 ha; trong đó diện tích xây dựng đền chính 5 gian và các nhà tả vu, hữu vu, sân, cổng đền được thiết kế theo kiểu kiến trúc đền chùa thời Lê với diện tích 5,1 ha; còn 7,6 ha là khu vực các công trình phụ trợ như: công viên cây xanh, vườn hoa, sân lễ hội… Sau 2 năm thi công, ngày 18/9/2007 đền Phúc Khánh được khánh thành trở thành nơi thờ tự của nhân dân trong vùng và là điểm đến tham quan du lịch của du khách thập phương. Hàng năm vào dịp đầu xuân, Ủy ban nhân dân Thị trấn Phố Ràng tổ chức Lễ hội đền Phúc Khánh với quy mô bài bản, nhận được sự ủng hộ cả về vật chất và tinh thần của nhâ dân địa phương cũng như du khách thập phương đến tham dự.
Share on facebook 0 người thích - Thích
Đã xếp hạng di tích lich sử cấp quốc gia theo quyết định số 51/2001 QĐ -...
PHẾ TÍCH THÀNH CỔ NGHỊ LANG
1. Tên di tích: Phế tích thành cổ Nghị Lang
2. Loại công trình: Nhà kiên cố
3. Loại di tích: Di tích lịch sử quốc gia
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lich sử cấp quốc gia theo quyết định số 51/2001 QĐ - BVHTT ngày 27 tháng 12 năm 2011
5. Địa chỉ di tích: Tổ dân phố 4A, Thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai
6. Tóm lược thông tin về di tích.
Di tích lịch sử văn hóa là tài sản Quốc gia, là niềm tự hào của đân tộc, của quê hương đất nước. Mỗi công trình di tích đều mang đậm dấu ấn lịch sử văn hóa của cha ông ta. Việc trùng tu tôn tạo, bảo vệ di tích nhằm ghi nhớ công lao của các bậc anh hùng dân tộc góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ mai sau đáp ứng nguyện vọng của đông đảo tần lớp nhân dân. Rất vinh dự và tự hào cho Thị trấn Phố Ràng có một di tích lịch sử thuộc loại kiến trúc quân sự. Đó là di tích lịch sử văn hóa Phế tích Thành cổ Nghị Lang( hay còn gọi là Thành nhà Bầu) bao gồm khu trung tâm Thành và chùa Phúc Khánh( còn gọi là Chùa Tấp). Di tích này được Bộ văn hóa- Thông tin xếp hạng công nhận. Quá trình hình thành và phát triển của Thành Nghị Lang và chùa Phúc Khánh đã được ghi chép lại trong sử sách. Đó là Sách Đại Nam nhất thống chí, Lịch triều hiến chương thống chí, Đại Việt sử kí toàn thư. Xin được tóm tắt như sau.
Đầu thế kỉ XVI - thời vua Lê Chiêu Tông ( 1516 - 1522) trong vùng anh em nhà họ Vũ là Vũ Văn Uyên và Vũ Công Mật ( người làng Ba Đông, tỉnh Hải Dương) lên sinh sống ở phủ Đại Đồng đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy giết thổ ty Đại Đồng và trở thành người trấn trị Đại Đồng. Vua Lê Chiêu Tông đã phong cho Vũ Văn Uyên làm Đô thống sứ trấn Tuyên Quang, Tước Khánh Dương hầu. Anh em nhà họ Vũ chọn vùng đất Nặm Ràng ( Phổ Ràng ngày nay), là nơi quy tụ các đầu mối giao thông thủy bé; huy động nhân dân trong vùng xây thành Nghị Lang ( còn gọi là thành nhà Bầu hay phủ Bầu). Thành Nghị Lang nằm trên đỉnh đồi Tấp, giữa thung lũng Phố Ràng. Thành được xây dựng vào khoảng năm 1527 - 1533 là một căn cứ kinh tế, quân sự vững chắc thời bấy giờ. Trong thành có lầu chỉ huy, có xưởng rèn vũ khí, có xưởng đúc tiền, có trại lính, có khu gia binh, trường học,… Đặc biệt trong thành còn có chùa Phúc Khánh với quy mô lớn nhất vùng sông Chảy. Chùa là nơi thờ Phật và là nơi nhân dân cầu nguyện cho đất nước thanh bình, mưa thuận, gió hòa, cuộc sống no ấm, an vui. Thời bấy giờ, thành Nghị Lang là một trong những chốt chặn quan trọng bảo vệ vùng biên cương phía Bắc của quốc gia phong kiến Đại Việt và các triều đại kế tiếp. Ngoài việc không ngừng củng cố vững chắc thành Nghị Lang, các “Chúa Bầu” còn cho xây dựng thêm một số căn cứ quân sự tạo thành một hệ thống phòng thủ vững chắc như: thành Trung Đô (Bảo Nhai - Bắc hà ngày nay), thành Bảo Hà, thành Nghĩa Đô….
Khi Mạc Đăng Dung với mưu đồ tạo phản cướp ngôi vua Lê ( năm 1527), anh em họ Vữ (gồm: Vữ văn Uyên, Vũ Công Mật) đã lãnh đạo quâ sỹ và đồng bào các dân tộc trong vùng hưởng ứng ngọn cờ “ Phò Lê - diệt Mạc”. Quân nhà Mạc từ Cao Bằng, Hà Giang tràn sang, bị quân dân thành Nghị Lang dưới sự lãnh đạo của các chúa Bầu chặn đánh và tiêu diệt. Do có nhiều công lao đóng góp bảo vệ triều Lê nên các đời chúa “chúa Bầu” đều được phong tước hầu: Vũ Văn Uyên - Khánh Dương hầu; Vũ Công Mật - Gia Quốc công; Vũ Công Ứng - Thụy Quận công; Vũ Công Sực - Tống Quận công; Vũ Công Ký - Nhâm Quận công; Vũ Công Tuấn - Khoan Quận công. Các “chúa Bầu” truyền nối được 6 đời, 5 thé hệ, trấn giữ xứ Tuyên Hóa 172 năm, tương đương với 7 đời vua Lê từ Lê Trang Tông đến Lê Huyền Tông, 6 đời chúa trịnh từ Trịnh Kiểm đến Trịnh Tạc, 10 đời nhà Mạc từ Mạc Đăng Dung đến Mạc Kính Vũ.
Vào cuối thời Hậu - Lê vua Lê Huyền Tông, chúa Trịnh Tạc lo sợ dòng họ Vũ làm phản triều đình đã điều binh lên vùng Hưng Hóa Tuyên Quang chinh phạt Vũ Công Tuấn (cháu đời thứ 5 của Vũ Công Mât). Toàn bộ vùng đất do họ Vũ cai quản từ Yên Bình đến Lục Yên và Thũy Vĩ ( Lào Cai) bị triệt phá. Thành Nghị Lang - Chùa Phúc Khánh cũng chịu chung số phận bị phá hủy… Phế tích thành cổ Nghị Lang sau nhiều năm bị lãng quên, nhưng tinh thần yêu nước của các bậc anh hùng dân tộc không phai nhòa trong ký ức người dân vùng đất Phố Ràng. Từ những năm cuối thập kỷ 80 ( thế kỷ XX ), một số người dân đã tự phát xây dựng ngôi đền nhỏ tại đỉnh đồi Tấp (gọi là Đền Tấp) để thờ tự các chúa Bầu. Đến năm 2001, dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy - UBND huyện Bảo Yên, sự phối hợp có hiệu quả của nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Huy Ích và Tiến sĩ Trần Hữu Sơn (giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin thể thao tỉnh Lào Cai), khu Phê tích Thành cổ Nghị Lang đã được nghiên cứư một cách khoa học. Trong quá trình khai quật khảo cổ, đã tìm được nhiều hiện vật có giá trị lịch sử như: kiếm sắt, mũi giáo, chén bạc, bát đĩa, gạch ngói… và ở phía Tây thành còn tìm thấy khẩu súng lệnh trên thân súng có khắc dòng chữ “Nghị Lang Thủ Ngự”. Hiện ở nơi đây còn lưu giữ một bia đá lớn hình chữ nhật, có con rùa đội bia, trên bia nổi bật hàng chữ “ Phúc Khánh Tự”. Năm 2002 phế tích Thành cổ Nghị lang được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia. Để đáp ứng nguyện vọng mong mỏi của nhân dân các dân tộc địa phương, năm 2002 đền Phúc Khánh được xây dựng tạm để nhân dân thờ tự các chúa Bầu. Tháng Giêng năm 2003 lần đầu tiên lễ hội đền Phúc Khánh được tổ chức để đón rước các “chúa Bầu” vào nơi thờ tự. Năm 2006 Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai chính thức phê duyệt dự án tôn tạo đền Phúc Khánh với quy mô tổng diện tích la 12,7 ha; trong đó diện tích xây dựng đền chính 5 gian và các nhà tả vu, hữu vu, sân, cổng đền được thiết kế theo kiểu kiến trúc đền chùa thời Lê với diện tích 5,1 ha; còn 7,6 ha là khu vực các công trình phụ trợ như: công viên cây xanh, vườn hoa, sân lễ hội… Sau 2 năm thi công, ngày 18/9/2007 đền Phúc Khánh được khánh thành trở thành nơi thờ tự của nhân dân trong vùng và là điểm đến tham quan du lịch của du khách thập phương. Hàng năm vào dịp đầu xuân, Ủy ban nhân dân Thị trấn Phố Ràng tổ chức Lễ hội đền Phúc Khánh với quy mô bài bản, nhận được sự ủng hộ cả về vật chất và tinh thần của nhâ dân địa phương cũng như du khách thập phương đến tham dự.
Share on facebook 0 người thích - Thích
0 Bình luận