Số người đang online : 20 Đền Cô - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Đền Cô
post image
Đền Cô

Đền Cô (thuộc thôn Tân An 2, xã Tân An, huyện...

Truyền thuyết xưa thì sắc đẹp, tài đức của Bà được Thượng đế ban cho và phong là Nữ Chúa Rừng Xanh cai quản 81 cửa rừng xanh ở cõi Nam Giao... trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta ở vùng biên ải phía Bắc đặc biệt là thời Lý, Trần được Thượng Ngàn Công Chúa trợ giúp và giành được nhiều thắng lợi. Thấy được công lao to lớn của Công Chúa Thượng Ngàn như vậy nên người dân nơi đây đã lập đền thờ Bà để ghi nhớ công ơn của Bà và hằng năm cho con cháu đời được chiêm bái, thờ phụng.

Trong Ðạo Mẫu, Thánh Mẫu, gồm tứ vị được đứng ở hàng cao nhất, chỉ sau vua cha Ngọc hoàng, các vị chia nhau cai quản ở bốn miền khác nhau, đó là Mẫu Thượng thiên cai quản Thiên Phủ, Mẫu Thượng Ngàn cai quản Nhạc Phủ, Mẫu Thoảicai quản Thoải Phủ, Mẫu Ðịa cai quản Ðịa phủ, tượng trưng cho bốn miền khác nhau trong trời đất.
Bà Chúa Thượng Ngàn Là hoá thân của Thánh Mẫu toàn năng trông coi miền rừng núi, địa bàn chính sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số.
Vào thời Hùng Ðịnh Vương nhà vua có một Hoàng hậu mang thai mãi không đẻ, ba năm sau nhân lúc đi chơi Hoàng hậu đau đẻ đã ôm chặt vào thân cây quế, cuối cùng đã sinh hạ được một cô con gái. Nhưng vì quá kiệt sức, Hoàng hậu An Nương qua đời, Vua đặt tên cho con gái là Mị Nương Quế Hoa. Khi lớn lên vì nhớ mẹ, công chúa Quế Hoa thường vào rừng chơi, nên chính ở những nơi đó bà chứng kiến cảnh cơ cực của muôn dân. Một đêm, giữa rừng thâm u, bà linh cảm thấy hơi ấm của mẹ và một ông tiên hiện lên trao cho bà phép thần thông, có thể dời núi, lấp sông, cải tử hoàn sinh cứu muôn dân.
Một truyền thuyết khác liên quan đến Mẫu Thượng Ngàn : Công chúa La Bình, con của Sơn Tinh và Mị Nương, cháu ngoại của Vua Hùng. Nàng là cô gái tài sắc vẹn toàn, thường theo Cha đi chu du khắp thiên hạ. Ði tới đâu Nàng cũng quyến luyến với phong cảnh, làm bạn với cỏ cây, chim thú, các vị Sơn thần cũng quý trọng Nàng, dân lành cũng vì thế được sống yên vui. Hay tin đó, Ngọc Hoàng phong tặng Nàng là Bà Chúa Thượng Ngàn, cai quản 81 cửa rừng cõi Nam Giao. Dân gian lập đền thờ phụng bà tại nơi này!

Được sự quan tâm của tỉnh và của các cơ quan chức năng nên Đền cô đã được xếp hạng Di tích LSVH cấp tỉnh tại quyết định số: 665/QĐ-UBND ngày 19/3/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai. Hằng năm, cứ đến ngày 17 tháng Giêng là lễ hội chính của Đền. Các nghi thức được tiến hành long trọng và đầy đủ, nhân dân và khách thập phương về đây chiêm bái, cầu mong cho gia định một năm hạnh phúc, đất nước thái bình, thịnh vượng.

Đền Cô là một điểm hội tụ tín ngưỡng tôn giáo dân tộc vùng Tây bắc, nên Đền còn là nơi giáo dục truyền thống tích cực, là một sản phẩm văn hoá tất yếu của tinh thần yêu nư­ớc, truyền thống "Uống n­ước nhớ nguồn" của nhân dân ta. Không những thế, Đền Cô còn mang một ý nghĩa sâu sắc về tinh thần và lòng tự hào dân tộc, làm tăng c­ường tinh thần đoàn kết các dân tộc trong vùng, góp phần tích cực củng cố khối đoàn kết dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Với ngày nay, Đền Cô còn là một điểm du lịch quan trọng trong tổng thể cụm du lịch tập chung Đền Bảo Hà, Phúc Khánh, trong vùng phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Lào Cai, với hiện tại và t­ương lai, đặc biệt là trong tuyến du lịch về cội nguồn được tổ chức thường niên giữa ba tỉnh Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ.
Vì vậy, Đền Cô là một di sản văn hoá có ý nghĩa to lớn của dân tộc ta,về một quá khứ hào hùng trong quá trình lịch sử phát triển của một vùng đất nơi địa đầu Tổ Quốc. Vì vậy, nên di sản văn hoá này đã được UBND tỉnh Lào Cai xếp hạng là Di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh năm 2010 .
 
Đền Cô, là tài sản chung không những của tỉnh mà là tài sản của cả Quốc Gia, cho nên cần đ­ược gìn giữ, phát huy hiệu quả, tác dụng của di sản văn hoá to lớn này để phục vụ lòng mong mỏi của mọi tầng lớp nhân dân trong huyện, trong tỉnh và khách thập ph­ương trong mọi miền Tổ Quốc về thăm viếng, thờ phụng.
Nhằm phát huy và khai thác tốt tiềm năng của di sản văn hoá dân tộc, và từng bư­ớc đ­ưa "Luật Di sản Văn hoá" vào cuộc sống là trách nhiệm của các ngành chức năng.Việc bảo tồn và phát huy vốn văn hoá truyền thống của dân tộc, bảo vệ các di sản văn hoá, gìn giữ giá trị văn hoá này là trách nhiệm của toàn dân, góp phần tích cực vào việc bảo tồn các giá trị văn hoá tinh thần cho muôn đời sau. Vì vậy, trách nhiệm của các cấp, các ngành, và nhân dân trong tỉnh mà đặc biệt là của huyện Văn Bàn và xã Tân An cần thực hiện tốt Luật Di sản Văn hóa,, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của cơ quan chuyên môn chức năng là Sở VHTT&DL về bảo tồn và phát huy giá trị của di tích này, để dần đưa di tích này trở thành một điểm sáng và là một địa chỉ đỏ về tín ngưỡng văn hóa tâm linh của nhân dân cả nước./.
Nguồn: Cổng TTĐT sở Văn hóa,TT và Du lịch 
 
 

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành