Số người đang online : 13 DINH THỰ CỔ HOÀNG A TƯỞNG - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

DINH THỰ CỔ HOÀNG A TƯỞNG
post image
DINH THỰ CỔ HOÀNG A TƯỞNG

Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 38 ngày...

DINH THỰ CỔ HOÀNG A TƯỞNG



 
1.    Tên di tích: Dinh thự cổ Hoàng A Tưởng
2.    Loại công trình: Kiến trúc cổ
3.    Loại di tích: Di tích lịch sử văn hóa
4.    Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 38 ngày 14 tháng 6 năm 1999
5.    Địa chỉ di tích: Thi trấn Bắc Hà -  Huyện Bắc Hà – Tỉnh Lào Cai
6.    Tóm lược thông tin về di tích:
    Dinh thự  Hoàng A Tưởng ( Còn có tên gọi khác là lâu đài Hoàng Yến  Chao), nằm ở thị trấn Bắc Hà, Huyện Bắc Hà, Tỉnh Lào Cai.
    Dinh thự Hoàng A Tưởng nằm giữa trung tâm huyện lỵ, được  xây dựng từ năm 1914 và hoàn thành năm 1921. Chủ nhân xây dựng Dinh thự là Hoàng Yến Chao, dân tộc tày, bố đẻ của Hoàng A Tưởng. Trải qua hơn chín mươi năm mưa nắng  cho đến nay, Dinh thự vẫn đứng Uy nghi, nổi trội giữa một khu dân cư đông đúc, phố xá tấp nập.
    Trước năm 1945 , Bắc Hà là xã hội thuộc địa  nửa phong kiến, có giai cấp thống trị và bị trị, người bóc lột và kẻ bóc lột, trong đó tầng lớp bóc lột là  các thổ ti mà điển hình là cha con Hoàng Yến Chao- Hoàng A Tưởng.
    Với đặc thù là huyện có nhiều thành phần dân tộc, nên chính sách cai trị của thực dân Pháp là triệt để sử dụng lực lượng thổ ti, chức dịch để củng cố uy quyền và bảo vệ sự thống trị của chúng…Chúng thông qua tầng lớp thổ ti là người cùng dân tộc, cùng dòng họ trực tiếp đàn áp, bóc lột. Chúng gạt lý trưởng người Mông là Ù Lý Trang , đưa lý trưởng Hoàng Yên Chao làm Tri châu Bắc Hà. Thực dân Pháp đã ra sức giúp đỡ các thổ ti Hoàng A Tưởng, Hoàng La U…nổi dậy thực hiện mục đích chính trị của mình.
    Trong suốt thời gian trị vì, được thực dân Pháp ủng hộ, cha con Hoàng Yến Chao- Hoàng A Tưởng đã ra sức bóc lột nhân dân, chiếm giữ các vùng đất màu mỡ, bắt dân bản phục dịch hâù hạ nộp các hiện vật có giá trị, đồng thời độc quyền bán muối, hàng tiêu dùng, khai thác lâm thổ sản, thuốc phiện và lương thực, thực phẩm cho các đồn binh Pháp và bọn tay sai. Dựa vào tiềm lực kinh tế, thổ ti Hoàng Yến Chao cho xây dựng một dinh thự bề thế và mời thầy địa lý chọn đất, hướng  nhà  với hai kiến trúc sư người Pháp và Trung Quốc thiết kế và trực tiếp giám sát và  thi công.Tổng diện tích ngôi nhà là 4000m2 (Kể cả tường rào bảo vệ).
    Địa điểm được chọn theo thuyết phong thuỷ trên một quả đồi rộng hướng Đông Nam, đằng sau và hai bên phaỉ trái có núi, phía trước có suối và núi “Mẹ bồng con”. Địa hình tổng thể có thế “Sơn thuỷ hữu tình” đẹp, hợp với cảnh quan khí hậu  Á nhiệt đới.
    Nhà chính lùi sâu vào bên trong. Hai bên tả, hữu  là nhà phụ, trước là bức bình phong, giữa là sân  trời. Vào dinh phải bước lên 17 bậc cầu thang từ hai bên lại, rồi tới phòng chờ( hay gọi là chiếu nghỉ) có mái che. Để vào được từ phòng chờ sang khu nội nhà cũng phải qua một cửa rộng 2m cao 3m là vào đến sân. Sân lát gạch rộng 10 m dài 14,2 m khoảng  sân rộng  để hành lễ và múa xoè. Nhà chính hai tầng có diện tích 420m2, Các cửa nhà hình vòm. Tuy các Các cửa vòm mặt trước của cả hai tầng là 14 cửa, kích thước  cao thấp không đều nhưng cân đối, hành lang  có lan can.Trước các cưả đều đắp pháo nổi. Cả hai tầng nhà chính đều có ba gian. Bốn gian hai bên phải trái của cả hai tầng là nơi sinh hoạt gia đình. Gian giữa cả hai tầng dùng làm nơi hội họp. Mặt chính trang trí bằng nhiều hoạ tiết công phu. Hai bên phải và trái có đắp nổi hai câu đối với nội dung chúc gia đình và dòng họ hiển vinh.
    Hai bên tả hữu là hai dãy nhà ngang có bố cục và kiến trúc giống nhau. Mỗi dãy đều hai tầng nhưng thấp hơn nhà chính, mỗi tầng cũng có  ba gian với tổng diện tích 300m2. Môĩi gian đều có chức năng sử dụng riêng. Tiếp giáp với dãy nhà  còn có hai nhà phụ cũng gồm hai tầng  nhưng kiến trúc đơn giản và dùng làm kho, cho lính và phu ở, tổng diện tích mỗi nhà 160m2.
    Vật liệu xây dựng gạch ngói sản xuất tại chỗ bằng cách mời chuyên gia Trung Quốc sang hướng dẫn cách làm; Sắt, thép và xi măng được mua từ dưới xuôi chở lên bằng máy bay.
    Xung quanh có tường xây bao gồm ba cổng( một chính, hai phụ) trổ nhiều lỗ châu mai và có lính gác với số lượng hai trung đội
. Khu biệt thự này đang được gìn giữ, bảo quản và tôn tạo để khách tham quan có thể tìm hiểu về lịch sử xã hội vùng dân tộc miền núi một thời đã qua.
    Trong kiến trúc đầu thế kỉ XX, một sự kiện khá điển hình không phaỏi nơi nào ở vùng xa, vùng sâu có được đó là một công trình xây dựng của một thổ ti dân tộc Tày. Nhà thổ ti Hoàng A Tưởng là một trong những công trình kiến trúc mang tính nghệ thuật của Việt Nam, đựơc xây dựng bởi sự tài hoa, sáng tạo từ  công sức tiền của của người   dân lao động . Tổng thể kiến trúc nhà Hoàng  A Tưởng còn tồn tại đến  ngày hôm nay là nhân chứng của cả một giai đoạn lịch sử dưới ách thống trị đã qua. Công trình kiến trúc dinh thự cổ  Hoàng A Tưởng là một di sản lịch sử văn hoá kiến trúc có ý nghĩa rất to lớn cho thế hệ hôm nay và mai sau.. Thật đúng như lời nhận định của đồng chí Bộ trưởng Bộ văn hoá thông tin Nguyễn Khoa Điềm trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Lào Cai, tháng 6 năm 1998:
    “Lào Cai, trong đó có Bắc Hà, cảnh đẹp tự nhiên  về khí hậu hấp dẫn khách thăm quan. Đó là tiềm năng phát triển tốt  ngành du lịch, hơn nữa bản sắc văn hoá dân tộc ở đây phong phú và đa dạng. Việc gìn giữ và phát huy bản sắc đó rất đáng được quan tâm. Trong đó có công trình lịch sử kiến trúc Hoàng A Tưởng”.







0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành