Số người đang online : 16 ĐÌNH LẠC NHUẾ - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

ĐÌNH LẠC NHUẾ
post image
ĐÌNH LẠC NHUẾ

Được công nhận di tích theo quyết định số: 315/QĐ-BVHTTDL  ngày 26...

ĐÌNH LẠC NHUẾ



 
1.    Tên di tích: Đình Lạc Nhuế
2.    Loại công trình:  Di tích kiến trúc nghệ thuật
3.    Loại di tích: Di tích lịch sử cấp quốc gia
4.    Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số: 315/QĐ-BVHTTDL  ngày 26 tháng 01 năm 2011.
5.    Địa chỉ di tích:  Xóm 4, thôn Lạc Nhuế, xã Đồng Hoá, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
6.    Tóm lược thông tin về di tích    
        Đình Lạc Nhuế ở xóm 4, thôn Lạc Nhuế, xã Đồng Hóa, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam là một công trình kiến trúc có quy mô lớn. Đình vẫn giữ được tương đối nguyên vẹn hình thức kiến trúc cổ và những mảng chạm khắc dân gian có giá trị mang phong cách thời Hậu Lê (Lê Trung Hưng) và thời Nguyễn, đồ thờ cổ thư phong phú đa dạng. Đình thờ vua Đinh Tiên Hoàng và hai chị em người Mường Thanh Hóa là Ả Lự nàng Lành, Ả Anh nàng Đê, có công giúp Vua dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước, dựng lên nước Đại Cồ Việt. Thời gian trong nước có loạn 12 sứ quân chia cắt đất nước, Đinh Bộ Lĩnh dựng cờ khởi nghĩa ở động Hoa Lư – Ninh Bình. Ông chiêu mộ binh mã, tuyển chọn tướng tài tích lũy lương thực, rèn đúc vũ khí chờ thời cơ dẹp loạn. Vào một ngày, ông đem quân đi đến Ấp Lạc, huyện Kim Bảng, đạo Sơn Nam, cho quân dừng lại nghỉ ngơi. Ông đi xem địa hình, thấy ở đây có thế đất rồng chầu, hổ phục bèn cho quân sỹ cùng dân ấp lập một đồn doanh trên một khoảnh đất cao nằm về phía tây ấp. Khi đó có hơn 60 người trong ấp theo ông làm gia thần túc và hàng vạn đinh phu tráng kiện ở các phủ huyện trong vùng gia nhập nghĩa quân. Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua hiệu là Đinh Tiên Hoàng đại thắng vương hoàng đế, lấy động Hoa Lư làm kinh đô đổi tên nước là Đại Cồ Việt. Khi vua Đại Hành (Lê Hoàn) lên ngôi, niên hiệu Thiên Phúc (980-988), ban chiếu truyền trong nước nơi nào thờ Đinh Tiên Hoàng về triều đón sắc phụng sự. Dân ấp An Lạc về triều xin sắc phong, lập miếu ngay trên đồn doanh cũ phụng sự.
          Cùng với một số di tích khác trong tỉnh đình còn phối thờ vua Thần Nông, tín ngưỡng nông nghiệp được du nhập vào Việt Nam từ lâu đời. Đình là nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử cách mạng kháng chiến gắn liền với truyền thống của quê hương, là thành quả cần cù lao động, trí sáng tạo, lòng yêu quê hương đất nước, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của bao thế hệ người dân nơi đây, cần phải được gìn giữ phát huy cho các thế hệ mai sau.

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành