Số người đang online : 22 ĐỀN TRUNG ĐÔ - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

ĐỀN TRUNG ĐÔ
post image
ĐỀN TRUNG ĐÔ

Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 71 ngày...

ĐỀN TRUNG ĐÔ



 
1.    Tên di tích: Đền Trung Đô
2.    Loại công trình: Đền thờ gia quốc công Vũ Văn Mật
3.    Loại di tích: Di tích lịch sử cấp quốc gia
4.    Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 71 ngày 22 tháng 8 năm 2008
5.    Địa chỉ di tích: Thôn Trung Đô - Bảo Nhai - Bắc Hà - Lào Cai.
6.    Tóm lược thông tin về di tích:
       Ngày 22/8/2008 Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch đã ký quyết định số 71/2008/QĐ-BVH-TTDL Công nhận di tích lịch sử đền Trung Đô thuộc xã Bảo Nhai huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai là di tích cấp Quốc gia.
Đền Trung Đô nằm lọt trong vùng thung lũng nơi hợp lưu của 2 dòng suối Nậm Thin (hay còn gọi là Nậm thiên) lũng suối Nậm Khòn ở phía Bắc và phía đông với sông Chảy nằm ở phía Tây của đền. Địa thế ở đây có sông, có núi, hội tụ đầy đủ các điều kiện cần có về phong thuỷ tạo cho ngôi đền một vẻ uy nghi trang trọng.
 Đền Trung Đô là nơi thờ tướng quân Gia Quốc Công Vũ Văn Mật cùng với các thuộc tướng của mình đã có công xây dựng căn cứ ổn định bảo vệ biên cương Tổ quốc và phát triển vùng đất Trung Đô cũng như Bắc Hà thuộc trấn Tuyên Quang xưa ( Lào Cai ngày nay) thành trung tâm kinh tế xã hội thời bấy giờ.
 Vũ Văn Mật là nhân vật lịch sử có thật, sống vào thời Lê (Lê Mạt) khoảng những năm từ 1516 trở đi (không rõ năm sinh và mất, ông đã kế tục sự nghiệp người anh là Vũ Văn Uyên xây dựng căn cứ chống nhà Mạc để khôi phục nhà Lê cách đây trên 300 năm ). Các sự kiện liên quan đến hoạt động của ông đều được ghi chép lại khá nhiều trong các thư tịch cổ, cả chính sử cũng như ngoại sử. Qua các sử liệu cho biết, ông là một con người gan dạ khoẻ mạnh và là một vị tướng “ Trung quân ái quốc, biết đặt vận nước lên trên tất cả ) của triều đại phong kiến thế kỷ 16.
 Trải qua những thăng trầm của lịch sử, ngôi đền hiện nay có 3 gian thờ với diện tích hơn 30 m2. Tồn tại hơn 300 tuổi, dấu tích của ngôi đền xưa  còn lại những tảng kê chân cột bằng đá, những hiện vật như gạch ngói, trang trí minh chứng cho một thời vàng son. Song nó có giá trị tinh thần vô cùng to lớn đối với người dân Trung Đô nói riêng và tỉnh Lào Cai nói chung. Đó là giáo dục truyền thống cần cù lao động, tự lực tự cường, yêu nước chống thù trong giặc ngoài để bảo vệ đất nước. Đặc biệt các tư liệu về sự kiện, nhân vật lịch sử, thời gian, không gian của di tích có vai trò trong việc nghiên cứu chiến lược, chiến thuật của cha ông ta trong việc xây dựng căn cứ quân sự và các yếu tố “Thiên thời địa lợi nhân hòa” trong việc xây dựng đất nước. Tiềm năng kinh tế du lịch cũng là một giá trị không thể thiếu đối với di tích Trung Đô. Khách đền Trung Đô không chỉ được sống trong không gian linh thiêng của một ngôi đền mà còn có thể hoà mình với cảnh sắc thiên nhiên, cộng đồng văn hoá nơi đây. Đến với Trung Đô sẽ có thể được tham quan rất nhiều cảnh đẹp theo một hệ thống liên hoàn với các điểm du lịch cực kỳ hấp dẫn như hang Tiên, gốc cây gạo, thành cổ Trung Đô, cảnh đẹp Cốc Ly và ngược trên nữa là đền Bắc Hà, Dinh thự Hoàng A Tưởng đã được nhà nước công nhận là di tích cấp Quốc gia.
 Với lợi thế và tiềm năng du lịch, đền Trung Đô cần được tu bổ để khai thác và đưa vào hoạt động đáp ứng lòng mong mỏi của người dân Trung Đô nói riêng và Lào Cai nói chung.
Cách Đình làng khoảng 2km về hướng bắc là di chứng thành cổ là một dải lũy xếp bằng đá, chén đất cao gần 2 m bao bọc lấy một quả đồi bên suối Nậm Thin. Cũng tại vùng đất này, năm 1989, một người dân trong làng khi cày nương đã đào được khẩu súng thần công làm bằng đồng, nặng trên 300 kg, dài 8m đã được đem về bảo tàng văn hóa lịch sử Lào Cai trưng bày. Ngay trong khu rừng cấm sau Đình, có 1 tấm bia cao gần 2m được đục bằng đá trắng.
Tương truyền đó là nơi tập trung binh lính tuyên thệ khi ra trận: “quyết tử với kẻ thù”. Ở bên trái cách đền khoảng 30m, trong khu rừng cấm có một gò đất khá to, xung quanh được xếp đá tảng bảo vệ. Tương truyền đó là ngôi mộ đôi của hai vợ chồng tướng quân Hoàng Vần Thùng. Sau khi gia quốc công Vũ Văn Mật kéo quân về xuôi, Hoàng Vần Thùng được phong làm đại tướng quân, toàn quyền chỉ huy vùng Trung Đô. Đã nhiều lần “đánh giặc Tàu thì thắng, dẹp giặc Mán thì yên”.
Sau này trong một trận đánh giặc phương bắc, mặc dù chiến đấu hết sức dũng cảm song thế giặc quá mạnh, quân của ông bị thua. Quyết không để lọt vào tay giặc, ông và vợ đã quyên sinh ngay sau khu Đình. Những binh lính còn sống sót và dân làng đã dắp đất vào nơi ông bà mất, mối xông lên thành gò lớn. Ngày trước, gò chia đôi rõ rệt, dần dần thành một. Hiện truyền thuyết về ông Thùng vẫn được nhân dân nơi đây lưu giữ, truyền tụng.
Trải qua thời gian, ngôi Đền bị tàn phá, chỉ còn 28 viên đá tảng được chạm khắc hình họa như người, vượn, chim công... với những đường nét hết sức tinh vi, độc đáo, 20 bát hương sứ. Đây là những cổ vật vô giá có niên đại từ thế kỷ 18. Ngôi đền hiện nay có 3 gian thờ với diện tích hơn 30 m2. Tồn tại hơn 300 tuổi, dấu tích của ngôi đền xưa là minh chứng cho một thời vàng son. Song nó cũng mang giá trị tinh thần vô cùng to lớn đối với người dân Trung Đô nói riêng và tỉnh Lào Cai nói chung.
Đó là giáo dục truyền thống cần cù lao động, tự lực tự cường, yêu nước chống thù trong giặc ngoài để bảo vệ đất nước. Đặc biệt các tư liệu về sự kiện, nhân vật lịch sử, thời gian, không gian của di tích có vai trò trong việc nghiên cứu chiến lược, chiến thuật của cha ông ta trong việc xây dựng căn cứ quân sự và các yếu tố “Thiên thời địa lợi nhân hòa" trong việc xây dựng đất nước. Tiềm năng kinh tế du lịch cũng là một giá trị không thể thiếu đối với di tích Trung Đô. Khách đền Trung Đô không chỉ được sống trong không gian linh thiêng của một ngôi đền mà còn có thể hoà mình với cảnh sắc thiên nhiên, cộng đồng văn hoá nơi đây. Đến với Trung Đô sẽ có thể được tham quan rất nhiều cảnh đẹp theo một hệ thống liên hoàn với các điểm du lịch cực kỳ hấp dẫn như hang Tiên, gốc cây gạo, thành cổ Trung Đô, cảnh đẹp Cốc Ly và ngược trên nữa là đền Bắc Hà, Dinh thự Hoàng A Tưởng đã được nhà nước công nhận là di tích cấp Quốc gia.
Hằng năm, cứ vào ngày ngọ, mười lăm tháng riêng người dân Trung Đô lại tổ chức một ngày hội lễ rất long trọng, tạo cho ngôi đền một sự uy nghiêm và đày linh thiêng. Hơn thế nữa, theo phong tục tập quán của người dân nơi đây đúng vào ngày rằm tháng 7 âm lịch (15/7) lễ hội xuống đồng lại được mở ra. Nơi tập trung cho ngày hội mang đầy ý nghĩa này lại được tổ chức tại khu vực đền. Các trò chơi dân gian, các nét văn hóa dân tộc được thể hiện đầy màu sắc, thu hút khách thập phương về với Trung Đô, tìm hiểu văn hóa Trung Đô nói riêng, Bắc Hà và Lào Cai nói chung.
Sau khi đề nghị được nhà nước công nhận di tích văn hóa- lịch sử Quốc gia vào ngày 22/8/2008, chính quyền tỉnh Lào Cai, huyện Bắc Hà đã đầu tư 6,5 tỷ đồng xây dựng, tái tạo khu di tích này gắn với quy hoạch phát triển làng sinh thái - văn hóa Trung Đô, tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc Tày nơi đây phát triển mô hình; “du lịch cộng đồng”.
Khu di tích văn hoá - lịch sử đền Trung Đô được tái tạo, xây dựng mới gồm các hạng mục công trình; công trình cầu đường bắc qua suối Trung Đô vào thôn, công trình kè suối ngăn không cho dòng nước chảy lấn, xói mòn vào khu di tích đền. Ngôi đền Trung Đô mới, Cổng đền.
Với lợi thế và tiềm năng du lịch, đền Trung Đô cần được tu bổ để khai thác và đưa vào hoạt động đáp ứng lòng mong mỏi của người dân Trung Đô nói riêng và Lào Cai nói chung.






0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành