Số người đang online : 19 CHÙA QUAN ĐẾ - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

CHÙA QUAN ĐẾ
post image
CHÙA QUAN ĐẾ

Được công nhận di tích theo quyết định số 1570-VH/QĐ ngày 05 tháng 9...

CHÙA QUAN ĐẾ



1.    Tên di tích: Chùa Quan đế
2.    Loại công trình: Chùa
3.    Loại di tích:
4.    Quyết định:
Được công nhận di tích theo quyết định số 1570-VH/QĐ, ngày 5 tháng 9 năm 1989.
 

 
5.    Địa chỉ di tích: số 136 đường Trần Phú, khu phố I, phường Vĩnh Thanh Vân, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
6.    Tóm lược thông tin về di tích
Trước đây khu vực chung quanh chùa là vùng đất hoang vu. Đến giữa thế kỷ XIX một số cư dân đã chọn đất cất một ngôi miếu thờ Quan Đế gọi là miếu Vĩnh Lạc (theo địa danh của vùng). Đến ngày 29-11-1852 vua Tự Đức đã phong sắc cho chùa để phụng thờ Quan Thánh Đế Quân.
    Ngày 1-10-1882 (Nhâm Ngọ) miếu Vĩnh Lạc được xây dựng lại lấy tên Chùa Quan Đế cho đến ngày nay.
    Xung quanh chùa là một vòng tường xây gạch cao 3 mét bao bọc với diện tích 2603 mét vuông, chùa quay mặt về hướng Tây Bắc, kiến trúc khép kín trên nóc có đắp nổi hình rồng lượn, đặc biệt là có đội tượng Ông Tơ – Bà Nguyệt và hai hàng pháp lam trang trí hoa văn đắp nổi các mãnh gốm với nhiều màu sắc miêu tả cảnh vật thiên nhiên rất sinh động.
    Chùa xây dựng theo lối chữ tam, phía trước là một nghi môn gồm năm gian cao 5m50 dài 15m đều có trang trí tranh vẽ, trên nóc có tượng long chầu nguyệt, bên phải là miếu thổ thần, phía trái là cột đại kỳ, phần tiền sảnh gồm 5 gian với 5 hàng cột, phần xà gỗ, vì kèo đều có trạm trổ hoa văn tinh xảo, phần tường có 22 tranh bức họa, phần đầu vỏ ca là hai phù điêu đắp nổi (Long bàn bằng hang rồng, hổ cứ bằng hang cọp). Phần vỏ ca là hai gian trống, vách tường phía tả phía hữu của chánh điện có 12 bức bích họa miêu tả những trường đoạn theo cốt truyện Tam Quốc Chí, số bích họa còn lại miêu tả chim thú, phong cảnh và các tích truyện khác, đặc biệt trên mỗi bức bích họa đều có điễn thơ bằng chữ Hán viết theo lối chữ thảo rất bay bướm tạo thêm nét sinh động và hoa mỹ cho mỗi bức tranh, màu vẽ các bích họa là một loại màu đặc biệt dù đã hơn 100 năm vẫn giữ được màu sắc và đường nét ban đầu.
    Bộ vì kèo của chùa là bộ vì kèo Huế biến thể (một cột trốn ở giữa đỡ lấy bộ rường bên trên) mỗi đầu kèo và rường đều được trạm trổ. Tòa tam ca gồm 3 gian có 4 hang cột làm bằng gỗ quý lớn nhỏ đường kính khác nhau từ xà ngang hợp với 4 vì kèo thành hình tam giác, có 3 cửa ra vào mỗi hàng cột có bao lam hoặc lưỡng vọng đều được trạm trổ trang trí phụng long chầu nguyệt, bát tiên hóa hải.
          Nét trạm mô tả từng hành động của các nhân vật , và chính rồng mang phong cách rồng nhà Nguyễn. Trên mỗi khung bao đều có câu đối, hoành phi.
          Phần chánh điện cũng trạm trỗ như phần tam ca, ngoài cảnh long phụng còn nhiều cảnh chim thú, hoa lá và thiên nhiên cách điệu.
          Tượng Quan Vân Trường được tạo theo phong cách tả chân dung của nghệ thuật tạo hình đầu thế kỉ XIX, tượng cân đối, hài hòa toát lên vẻ uy mãnh và tang nhã của một bậc chính nhân quân tử. Hai bên khán thờ có hai bức tượng Châu Xương và Quan Bình đứng hầu, có một ngựa gỗ ( xích thố ) có kích thước giống thật. Cả công trình kiến trúc và trạm trổ phải mất nhiều năm mới hoàn thành.
* Giá trị lịch sử - văn hóa:
Chùa là nơi ghi nhận sự có mặt của cộng đồng cư dân người Hoa từ thế kỉ XIX trên vùng đất Rạch Giá, chùa Quan Đế là một di tích nghệ thuật kiến trúc đặc sắc tổng hợp nét văn hóa truyền thống giữa người Việt và người Hoa, những người đã chung tay khai khẩn vùng đất hoanh sơ trở thành khu đô thị phù trú phồn vinh hôm nay.
          Chùa chính là tấm gương phản chiếu sự trung trực về lòng kiên nhẫn, khéo léo, tinh xảo của các nghệ nhân xưa, đây la một tác phẩm nghệ thuật mang giá trị văn hóa quý báu. Chùa Quan Đế  Kiên Giang được bộ văn hóa công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia ngày 05 tháng 09 năm 1989.    
    Hàng năm, vào các ngày 13, 14 tháng Giêng (âm lịch), người dân chùa Quan Đế long trọng tổ chức lễ Kỳ Yên cầu Quốc thái dân an, còn gọi là Lễ hội Kỳ Yên. Ngày 23 tháng 3 (âm lịch) lễ vía Bà Thiên Hậu. Ngày 24 tháng 6 (âm lịch) lễ vía Ông Quan Công. Ngày 26 tháng 6 (âm lịch) lễ vía Ông Bổn. Không khí những ngày diễn ra lễ hội luôn vui tươi, náo nhiệt bởi có hội Lân sư rồng biểu diễn góp vui và nhiều trò chơi dân gian vui nhộn, qua đó, góp phần giữ gìn những phong tục văn hoá tốt đẹp của dân tộc. 

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành