TRƯỜNG LUỸ
2. Loại công trình: kiến trúc
3. Loại di tích:
4. Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 800/QĐ-BVHTTDl ngày 09 tháng 03 năm 2011

5. Địa chỉ di tích: Thuộc các huyện Trà Bồng, Sơn Hà, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Ba Tơ tỉnh Quảng Ngãi
6. Tóm lược thông tin về di tích
Trường Lũy Quảng Ngãi được các nhà khảo cổ học trong và ngoài nước bắt đầu nghiên cứu từ năm 2005. Trường Lũy được xây dựng từ trước thế kỷ XVII-XIX, có chiều dài khoảng 130km, kéo dài từ Huyện Trà Bồng (tỉnh Quảng Ngãi) đến Huyện An Lão (tỉnh Bình Định). Trường Lũy đi qua địa phận 8 huyện, gồm: Trà Bồng, Sơn Tịnh, Sơn Hà, Tư Nghĩa, Minh Long, Nghĩa Hành, Ba Tơ, Đức Phổ (Quảng Ngãi) và 2 huyện: Hoài Nhơn, An Lão (Bình Định), chạy dọc theo dãy Trường Sơn.
Ngày 09-3-2011, Trường Lũy Quảng Ngãi chính thức được Bộ VH-TT&DL quyết định xếp hạng di tích cấp Quốc gia.
Trường Lũy là một công trình kiến trúc có giá trị văn hóa đặc biệt, được xây dựng bằng mồ hôi, công sức và sự hợp tác giữa hai cộng đồng người Hrê và người Việt. Lũy được đắp bằng đất và đá. Ở những vị trí dốc lớn, hay núi, lũy được đắp hoàn toàn bằng đá để tránh sạt lở. Chiều cao trung bình từ 1 đến 3m, mặt Trường Lũy rộng 2,5m, chân đế dày gần 4m. Có nhiều đoạn, mặc dù bị phủ rêu xanh nhưng Trường Lũy gần như còn nguyên vẹn. Theo đánh giá, Trường Lũy Quảng Ngãi - Bình Định là công trình trường lũy dài nhất Đông Nam Á. Tại hội thảo, tham luận của các nhà khoa học đều thống nhất rằng: Trường Lũy Quảng Ngãi không những chỉ có nhiệm vụ bảo vệ an ninh và quản lý nội địa; Trường Lũy dài 130km với 115 bảo (đồn) được xây bằng đá và đất còn tạo điều kiện cho giao thương, mua bán giữa đồng bào miền ngược và miền xuôi, giữa miền núi và miền biển.
Công trình không chỉ có ý nghĩa lớn về giá trị kinh tế, văn hóa, xã hội, là đường ranh giới đảm bảo về sự ổn định và hòa bình, là nơi giao thương mà còn có giá trị lớn về mặt quân sự, là cơ sở để quản lý, tạo mối quan hệ hòa hợp, gắn kết giữa cộng đồng các dân tộc. Việc phát hiện và nghiên cứu về Trường Lũy Quảng Ngãi còn mở ra hướng nghiên cứu mới về mối quan hệ mật thiết trên cơ sở hợp tác giữa cộng đồng các dân tộc với nhau trong lịch sử. Trường Lũy Quảng Ngãi mang đậm dấu ấn tinh thần Việt Nam.
Tiến sĩ Nguyễn Tiến Đông, Viện Nghiên cứu khảo cổ học Việt Nam là người trong 6 năm liền (2005-2010) luôn có mặt trong Nhóm nghiên cứu Trường Lũy (gồm Viện Nghiên cứu, Trung tâm Viễn đông bác cổ ở Hà Nội cùng Bảo tàng Tổng hợp Quảng Ngãi) cho biết: “Khi tiếp cận nghiên cứu chúng tôi nhận thấy Trường Lũy có nhiều nét tương đồng với Hadrian ở phía bắc nước Anh - một kỳ quan thế giới”.
Không chỉ mang giá trị văn hóa, Trường Lũy còn hàm chứa nhiều giá trị kinh tế. Ông Henry, Giám đốc cơ quan phát triển Pháp có một so sánh thú vị: “Thời đó, chính quyền phải bỏ ra chi phí tương đương 5.000 tấn gạo trong nhiều năm liền để xây dựng Trường Lũy, giá trị quy đổi ngày nay tương đương khoảng 19 triệu EUR (gần 600 tỷ đồng). Vào năm 1856 có hơn 1.000 người làm nhiệm vụ canh phòng Trường Lũy nhưng đến năm 1905 số lượng người canh giữ đã được tăng lên 3.000 người. Trường Lũy có giá trị kinh tế chiến lược nên mới được bảo vệ như vậy”.
Theo các nhà nghiên cứu, Trường Lũy được xây dựng không phải là để chia cắt mà tạo nên sự gắn kết, giao thương giữa người Kinh ở vùng thấp và các bộ lạc ở miền Tây Quảng Ngãi. Dọc theo Trường Lũy cứ mỗi đoạn dài 500 - 1.000m lại được xây một đồn lính sơn phòng vừa có chức năng đảm bảo an ninh, an toàn vừa điều hòa các mối quan hệ buôn bán giữa các tộc người với người Kinh.
Trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, Trường Luỹ đi qua các xã Hành Dũng, Hành Nhân, Hành thiện, Hành Tín Đông. Riêng địa bàn xã Hành Tín Tây, Trường Luỹ được đắp bằng đất, hoặc xếp đá và chạy dọc theo chiều dài của xã, sau khi kết thúc tại xã Hành Thiện, Trường luỹ đi lên khu vực núi Tròn (địa phương gọi là Núi Đất) thuộc thôn Tân Phú, Qua Long Bình, qua thôn Đồng Miếu, qua thôn Phú Thọ, rồi lại đến thôn Phú Khương, luỹ kết thúc tại dây và chuyêng sang xã Hành Tín Đông.
Hiện nay, tỉnh Quảng Ngãi đã thống nhất giữ nguyên hiện trạng Trường Lũy trên cơ sở lấy Trường Lũy làm tâm, dọc theo hai bên lũy 500m là khu vực di tích. Người dân vẫn sản xuất bình thường nhưng tuyệt đối không phá hỏng di tích và không được xây dựng những công trình kiên cố trong khu vực này. “Đây là thành quả sáng tạo của người lao động. Tỉnh sẽ quy hoạch vùng bảo vệ đồng thời lập dự án phát triển nghiên cứu toàn diện Trường Lũy. Trong đó sẽ nhờ các chuyên gia nghiên cứu quốc tế tư vấn trùng tu tôn tạo Trường Lũy nhằm phát huy giá trị văn hóa vô cùng to lớn cần được giữ gìn và phát huy tác dụng cho thế hệ hôm nay và mai sau” - ông Nguyễn Hòa Bình – nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã khẳng định.


Share on facebook 0 người thích - Thích

Được công nhận di tích theo quyết định số 800/QĐ-BVHTTDl ngày 09...
TRƯỜNG LUỸ

1. Tên di tích: Trường Luỹ
2. Loại công trình: kiến trúc
3. Loại di tích:
4. Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 800/QĐ-BVHTTDl ngày 09 tháng 03 năm 2011

6. Tóm lược thông tin về di tích
Trường Lũy Quảng Ngãi được các nhà khảo cổ học trong và ngoài nước bắt đầu nghiên cứu từ năm 2005. Trường Lũy được xây dựng từ trước thế kỷ XVII-XIX, có chiều dài khoảng 130km, kéo dài từ Huyện Trà Bồng (tỉnh Quảng Ngãi) đến Huyện An Lão (tỉnh Bình Định). Trường Lũy đi qua địa phận 8 huyện, gồm: Trà Bồng, Sơn Tịnh, Sơn Hà, Tư Nghĩa, Minh Long, Nghĩa Hành, Ba Tơ, Đức Phổ (Quảng Ngãi) và 2 huyện: Hoài Nhơn, An Lão (Bình Định), chạy dọc theo dãy Trường Sơn.
Ngày 09-3-2011, Trường Lũy Quảng Ngãi chính thức được Bộ VH-TT&DL quyết định xếp hạng di tích cấp Quốc gia.
Trường Lũy là một công trình kiến trúc có giá trị văn hóa đặc biệt, được xây dựng bằng mồ hôi, công sức và sự hợp tác giữa hai cộng đồng người Hrê và người Việt. Lũy được đắp bằng đất và đá. Ở những vị trí dốc lớn, hay núi, lũy được đắp hoàn toàn bằng đá để tránh sạt lở. Chiều cao trung bình từ 1 đến 3m, mặt Trường Lũy rộng 2,5m, chân đế dày gần 4m. Có nhiều đoạn, mặc dù bị phủ rêu xanh nhưng Trường Lũy gần như còn nguyên vẹn. Theo đánh giá, Trường Lũy Quảng Ngãi - Bình Định là công trình trường lũy dài nhất Đông Nam Á. Tại hội thảo, tham luận của các nhà khoa học đều thống nhất rằng: Trường Lũy Quảng Ngãi không những chỉ có nhiệm vụ bảo vệ an ninh và quản lý nội địa; Trường Lũy dài 130km với 115 bảo (đồn) được xây bằng đá và đất còn tạo điều kiện cho giao thương, mua bán giữa đồng bào miền ngược và miền xuôi, giữa miền núi và miền biển.
Công trình không chỉ có ý nghĩa lớn về giá trị kinh tế, văn hóa, xã hội, là đường ranh giới đảm bảo về sự ổn định và hòa bình, là nơi giao thương mà còn có giá trị lớn về mặt quân sự, là cơ sở để quản lý, tạo mối quan hệ hòa hợp, gắn kết giữa cộng đồng các dân tộc. Việc phát hiện và nghiên cứu về Trường Lũy Quảng Ngãi còn mở ra hướng nghiên cứu mới về mối quan hệ mật thiết trên cơ sở hợp tác giữa cộng đồng các dân tộc với nhau trong lịch sử. Trường Lũy Quảng Ngãi mang đậm dấu ấn tinh thần Việt Nam.
Tiến sĩ Nguyễn Tiến Đông, Viện Nghiên cứu khảo cổ học Việt Nam là người trong 6 năm liền (2005-2010) luôn có mặt trong Nhóm nghiên cứu Trường Lũy (gồm Viện Nghiên cứu, Trung tâm Viễn đông bác cổ ở Hà Nội cùng Bảo tàng Tổng hợp Quảng Ngãi) cho biết: “Khi tiếp cận nghiên cứu chúng tôi nhận thấy Trường Lũy có nhiều nét tương đồng với Hadrian ở phía bắc nước Anh - một kỳ quan thế giới”.
Không chỉ mang giá trị văn hóa, Trường Lũy còn hàm chứa nhiều giá trị kinh tế. Ông Henry, Giám đốc cơ quan phát triển Pháp có một so sánh thú vị: “Thời đó, chính quyền phải bỏ ra chi phí tương đương 5.000 tấn gạo trong nhiều năm liền để xây dựng Trường Lũy, giá trị quy đổi ngày nay tương đương khoảng 19 triệu EUR (gần 600 tỷ đồng). Vào năm 1856 có hơn 1.000 người làm nhiệm vụ canh phòng Trường Lũy nhưng đến năm 1905 số lượng người canh giữ đã được tăng lên 3.000 người. Trường Lũy có giá trị kinh tế chiến lược nên mới được bảo vệ như vậy”.
Theo các nhà nghiên cứu, Trường Lũy được xây dựng không phải là để chia cắt mà tạo nên sự gắn kết, giao thương giữa người Kinh ở vùng thấp và các bộ lạc ở miền Tây Quảng Ngãi. Dọc theo Trường Lũy cứ mỗi đoạn dài 500 - 1.000m lại được xây một đồn lính sơn phòng vừa có chức năng đảm bảo an ninh, an toàn vừa điều hòa các mối quan hệ buôn bán giữa các tộc người với người Kinh.
Trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, Trường Luỹ đi qua các xã Hành Dũng, Hành Nhân, Hành thiện, Hành Tín Đông. Riêng địa bàn xã Hành Tín Tây, Trường Luỹ được đắp bằng đất, hoặc xếp đá và chạy dọc theo chiều dài của xã, sau khi kết thúc tại xã Hành Thiện, Trường luỹ đi lên khu vực núi Tròn (địa phương gọi là Núi Đất) thuộc thôn Tân Phú, Qua Long Bình, qua thôn Đồng Miếu, qua thôn Phú Thọ, rồi lại đến thôn Phú Khương, luỹ kết thúc tại dây và chuyêng sang xã Hành Tín Đông.
Hiện nay, tỉnh Quảng Ngãi đã thống nhất giữ nguyên hiện trạng Trường Lũy trên cơ sở lấy Trường Lũy làm tâm, dọc theo hai bên lũy 500m là khu vực di tích. Người dân vẫn sản xuất bình thường nhưng tuyệt đối không phá hỏng di tích và không được xây dựng những công trình kiên cố trong khu vực này. “Đây là thành quả sáng tạo của người lao động. Tỉnh sẽ quy hoạch vùng bảo vệ đồng thời lập dự án phát triển nghiên cứu toàn diện Trường Lũy. Trong đó sẽ nhờ các chuyên gia nghiên cứu quốc tế tư vấn trùng tu tôn tạo Trường Lũy nhằm phát huy giá trị văn hóa vô cùng to lớn cần được giữ gìn và phát huy tác dụng cho thế hệ hôm nay và mai sau” - ông Nguyễn Hòa Bình – nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã khẳng định.


Share on facebook 0 người thích - Thích
0 Bình luận