Số người đang online : 13 Di tích cuộc khởi nghĩa Trà Bồng - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Di tích cuộc khởi nghĩa Trà Bồng
post image
Di tích cuộc khởi nghĩa Trà Bồng

Khởi nghĩa Trà Bồng và miền tây Quảng Ngãi...

Đồn Eo Chim nằm ở địa phận thôn Trà Lưỡng, thuộc xã Trà Lãnh, cách huyện Trà Bồng 26 km về hướng Tây Nam. Đồn có vị trí chiến lược hết sức quan trọng. Đồn xây dựng trên đỉnh đèo Eo Chim, phía Bắc đồn là con đường liên xã, phía nam đồn giáp thung lũng Đíu. Cả hai mặt trước và sau đều có đồi cao dùng làm điểm quan sát. Trên đường chính từ huyện lên các vùng cao đều qua đèo rồi từ đó phân hai: Một con đường về Trà Nham, Trà Thọ; một con đường lên Trà Phong, Trà Quân, Trà Lãnh. Do vậy, đồng bào ở đây giống như một cái yết hầu. Địch đã xây dựng Eo Chim với tham vọng kiểm soát cả một vùng rộng lớn gồm các xã: Trà Lâm, Trà Lãnh, Trà Nham, Trà Phong. Mặt khác, đồn nằm ở trung tâm nơi có thể liên kết với các đồn Tà Lạt phía Bắc, Eo Reo phía đông, Tầm Rung phía Nam dễ dàng cơ động phối hợp để đối phó với sự tấn công của ta cũng như việc cưỡng chế kiểm soát đồng bào dân tộc.
         Đồn Eo Chim được xây dựng theo hình tròn, đường kính 500 mét chu vi 1.800 mét, mặt ngoài đồn được chắn hàng rào thép gai chằng chịt, mặt trong đồn được xây dựng 4 công sự lớn theo bốn hướng hình tứ giác, đường kính 3 mét, cao 2 mét. Chính giữa đồn là công sự chỉ huy, làm bằng cọc sắt sắp xếp bao cát đầy, bề trên đắp sỏi. Ngoài ra cạnh đó là kho lương còn dấu vết nền, hai bên theo trục đường đông tây là hai đồi cao quan sát và bảo vệ đồn.
        Tại đồn Eo Chim thường xuyên có một đại đội đóng chốt, ngoài ra đồn còn được bổ sung thêm các đơn vị cơ động đưa từ dưới đồng bằng lên. Các công sự được trang bị hỏa lực mạnh như: Cối, đại liên, trung liên. Hệ thống giáo thông hào chằng chịt phân bố theo trục đông tây. Giao thông hào được nối với các hố công sự cá nhân, các ổ đại liên bao quanh đồn.
Khi bị quân khởi nghĩa tấn công, địch đã dựa vào sự kiên cố của đồn mà cố thủ (từ ngày 28/8 đến 31/8), sau đó hoang mang cùng cực phải rút chạy và bị ta tiêu diệt.
         Trải qua nhiều năm, đồn Eo Chim bị lau lách che phủ. Sau ngày giải phóng ta mở rộng con đường ô tô cắt ngang nên mặt bằng của đồn Eo Chim bị biến dạng đi nhiều. Tuy nhiên khi phát quang sạch, vẫn có thể dễ dàng nhận ra các hố công sự, các đường giao thông hào nối các ổ đại liên, cùng với công sự chỉ huy, mặt nền của kho lương thực. Công sự sâu 0,8m, đường kính 3m. Giao thông hào sâu 0,5m, rộng 0,7m.
Mặt dù là đồn phong thủ kiên cố nhất trong hệ thống đồn bót kìm kẹp ở vùng cao Trà Bồng, cùng lực lượng của những tên tay sai Hrê phản động như Đinh Ngô, Đinh Enh … vẫn không chống cự nổi với lực lượng khởi nghĩa mạnh như thác chảy của quân và dân ta.
Đồn Eo Chim đã được Bộ Văn hoá, thông tin và thể thao xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 2307/QĐ ngày 30 tháng 12 năm 1992 cùng với một số di tích khác trong cuộc khởi nghĩa Trà Bồng và Miền Tây Quảng Ngãi tháng 8 năm 1959, đó là:
- Di tích Đồn Đá Líp thuộc xã Trà Hiệp, huyện Trà Bồng.
- Di tích Nước Xoay thuộc xã Trà Thọ, nay thuộc huyện Tây Trà.
- Di tích Đồi Gò Rô thuộc xã Trà Phong, nay thuộc huyện Tây Trà.
- Di tích Đồn Tà Lạt thuộc xã Trà Lâm, huyện Trà Bồng.
- Di tích Đồn xây dựng thuộc xã Trà Sơn, huyện Trà Bồng.
- Di tích Đồn Làng Ngãi thuộc xã Trà Sinh, nay thuộc huyện Tây Trà.
- Di tích Lô Cốt thuộc Thị Trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng.

 

violet.vn

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành