NHÀ THỜ VÀ MỘ HỒ TÙNG MẬU
1. Tên di tích : Nhà Thờ và Mộ Hồ Tùng Mậu
2. Loại công trình: Nhà thờ và mộ
3. Loại di tích: Kiến trúc lịch sử
4. Quyết định: Đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá Quốc gia tháng 2 năm 2000 theo quyết định số 03/QĐ- BVHTT
5. Địa điểm: Quỳnh Lưu, Nghệ An
6. Thông tin về di tích:
Hồ Tùng Mậu (1896 - 1951) là một đảng viên của cả đảng Cộng sản Trung Quốc và đảng Cộng sản Việt Nam, và đã là thành viên của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hồ Tùng Mậu tên thật là Hồ Bá Cự, sinh ra và lớn lên ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Thân sinh của ông là Hồ Bá Kiện, một chí sĩ trong phong trào Văn Thân, bị thực dân Pháp bắt giam và bắn chết trong khi vượt ngục tại Lao Bảo.
Năm 1919 ông sang Xiêm với bí danh Hồ Tùng Mậu, rồi sang Trung Quốc để hoạt động chính trị với mục đích giành độc lập cho Việt Nam khỏi chế độ thực dân Pháp. Ông từng ở trọ nhà của chí sĩ Hồ Học Lãm, một họ hàng gần của ông (vai chú), để kiếm sống và hoạt động. Năm 1923, ông cùng Lê Hồng Sơn tham gia tổ chức Tâm Tâm Xã.
Mùa xuân năm 1924, Hồ Tùng Mậu về nước, nhưng đến tháng 7 năm 1924, được tin Phạm Hồng Thái mưu sát Toàn quyền Martial Henri Merlin, Hồ Tùng Mậu trở lại Quảng Châu. Năm 1925, ông gặp Nguyễn Ái Quốc rồi trở thành một cán bộ trong tổ chức Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Trong quá trình hoạt động cách mạng, ông còn sử dụng một số bí danh khác như Ích, Lương Tử Anh, Phan Tái, Hồ Mộng Tống, Hồ Quốc Đống.
Tháng 3 năm 1926, ông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Sau đó 4 năm, ông là đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam. Ông đã ba lần bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vào các năm 1927, 1928 và 1929. Được thả cuối năm 1929, ông đã góp phần tích cực vào việc hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam tại Hội nghị ngày 3 tháng 2 năm 1930 tại Cửu Long (Hương Cảng).
Khi Nguyễn Ái Quốc bị cảnh sát Hương Cảng bắt tháng 6 năm 1931, ông đã cùng Trương Vân Lĩnh liên hệ với Hội Quốc tế Cứu tế Đỏ nhờ can thiệp và vận động luật sư Loseby bào chữa cho Nguyễn Ái Quốc. Chính vì thế, ông bị nhà cầm quyền Hương Cảng bắt giam, nhưng vì không đủ chứng cứ buộc tội nên họ trục xuất ông khỏi Hương Cảng, nhằm để cho thực dân Pháp đón lõng bắt ông. Quả đúng như vậy, khi ông rời Hương Cảng đi Thượng Hải và vừa từ dưới tàu đặt chân lên đất Thượng Hải ngày 26 tháng 6 năm 1931, thì bị mật thám Pháp bắt và giải về tô giới Pháp rồi về Việt Nam xét xử. Ông bị kết án tù chung thân, trải qua các nhà lao Vinh, Lao Bảo, Kon Tum, Buôn Ma Thuột, Trà Khê. Tháng 3 năm 1943, ông vượt ngục ở Trà Khê và hoạt động ở Trung Bộ.
Sau Cách mạng tháng Tám, ông được phân công giữ các chức vụ Phụ trách trường Quân chính Nhượng Bạn (Trung Bộ), Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Liên khu IV, Ủy viên thường vụ Liên khu ủy. Năm 1947, ông làm Trưởng Ban Thanh tra Chính phủ, sau đó còn làm Hội trưởng Hội Việt Hoa hữu nghị. Năm 1951, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày 23 tháng 7 năm 1951, ông hy sinh trên đường đi vào Liên khu IV công tác, do bị máy bay Pháp bắn trúng tại Phố Còng, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
Ông được truy tặng Huân chương Sao Vàng và Huân chương Hồ Chí Minh.
Cháu nội của ông là:
• Hồ Anh Dũng, làm đến Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam,
• Hồ Đức Việt, Ủy viên Bộ Chính trị khóa X, Trưởng ban Tổ chức Trung ương.
Cụm di tích Nhà thờ – Lăng mộ Hồ Tùng Mậu được xây dựng năm 1841. Ông tổ của dòng họ là Phó bảng Hồ Trọng Điển.
Phần lăng mộ cụ Hồ Tùng Mậu nằm ở đầu làng (phía tây) cách ngôi trường mang tên ông khoảng 100 m.
Năm 2001, Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh đã tôn tạo và sửa chữa khu di tích nhà thờ và lăng mộ Hồ Tùng Mậu được khang trang hơn.
Hiện nay khu di tích Nhà thờ và lăng mộ Hồ Tùng Mậu được con cháu trong họ, các em học sinh và nhân dân trong xã bảo vệ, chăm sóc. Đây là một quần thể di tích cách mạng, góp phần giáo dục truyền thống cho thanh thiếu niên và còn là niềm tự hào của nhân dân Quỳnh Đôi.
Share on facebook 0 người thích - Thích

Đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá Quốc gia tháng 2 năm...
NHÀ THỜ VÀ MỘ HỒ TÙNG MẬU

1. Tên di tích : Nhà Thờ và Mộ Hồ Tùng Mậu
2. Loại công trình: Nhà thờ và mộ
3. Loại di tích: Kiến trúc lịch sử
4. Quyết định: Đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá Quốc gia tháng 2 năm 2000 theo quyết định số 03/QĐ- BVHTT
5. Địa điểm: Quỳnh Lưu, Nghệ An
6. Thông tin về di tích:
Hồ Tùng Mậu (1896 - 1951) là một đảng viên của cả đảng Cộng sản Trung Quốc và đảng Cộng sản Việt Nam, và đã là thành viên của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hồ Tùng Mậu tên thật là Hồ Bá Cự, sinh ra và lớn lên ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Thân sinh của ông là Hồ Bá Kiện, một chí sĩ trong phong trào Văn Thân, bị thực dân Pháp bắt giam và bắn chết trong khi vượt ngục tại Lao Bảo.
Năm 1919 ông sang Xiêm với bí danh Hồ Tùng Mậu, rồi sang Trung Quốc để hoạt động chính trị với mục đích giành độc lập cho Việt Nam khỏi chế độ thực dân Pháp. Ông từng ở trọ nhà của chí sĩ Hồ Học Lãm, một họ hàng gần của ông (vai chú), để kiếm sống và hoạt động. Năm 1923, ông cùng Lê Hồng Sơn tham gia tổ chức Tâm Tâm Xã.
Mùa xuân năm 1924, Hồ Tùng Mậu về nước, nhưng đến tháng 7 năm 1924, được tin Phạm Hồng Thái mưu sát Toàn quyền Martial Henri Merlin, Hồ Tùng Mậu trở lại Quảng Châu. Năm 1925, ông gặp Nguyễn Ái Quốc rồi trở thành một cán bộ trong tổ chức Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Trong quá trình hoạt động cách mạng, ông còn sử dụng một số bí danh khác như Ích, Lương Tử Anh, Phan Tái, Hồ Mộng Tống, Hồ Quốc Đống.
Tháng 3 năm 1926, ông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Sau đó 4 năm, ông là đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam. Ông đã ba lần bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vào các năm 1927, 1928 và 1929. Được thả cuối năm 1929, ông đã góp phần tích cực vào việc hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam tại Hội nghị ngày 3 tháng 2 năm 1930 tại Cửu Long (Hương Cảng).
Khi Nguyễn Ái Quốc bị cảnh sát Hương Cảng bắt tháng 6 năm 1931, ông đã cùng Trương Vân Lĩnh liên hệ với Hội Quốc tế Cứu tế Đỏ nhờ can thiệp và vận động luật sư Loseby bào chữa cho Nguyễn Ái Quốc. Chính vì thế, ông bị nhà cầm quyền Hương Cảng bắt giam, nhưng vì không đủ chứng cứ buộc tội nên họ trục xuất ông khỏi Hương Cảng, nhằm để cho thực dân Pháp đón lõng bắt ông. Quả đúng như vậy, khi ông rời Hương Cảng đi Thượng Hải và vừa từ dưới tàu đặt chân lên đất Thượng Hải ngày 26 tháng 6 năm 1931, thì bị mật thám Pháp bắt và giải về tô giới Pháp rồi về Việt Nam xét xử. Ông bị kết án tù chung thân, trải qua các nhà lao Vinh, Lao Bảo, Kon Tum, Buôn Ma Thuột, Trà Khê. Tháng 3 năm 1943, ông vượt ngục ở Trà Khê và hoạt động ở Trung Bộ.
Sau Cách mạng tháng Tám, ông được phân công giữ các chức vụ Phụ trách trường Quân chính Nhượng Bạn (Trung Bộ), Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Liên khu IV, Ủy viên thường vụ Liên khu ủy. Năm 1947, ông làm Trưởng Ban Thanh tra Chính phủ, sau đó còn làm Hội trưởng Hội Việt Hoa hữu nghị. Năm 1951, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày 23 tháng 7 năm 1951, ông hy sinh trên đường đi vào Liên khu IV công tác, do bị máy bay Pháp bắn trúng tại Phố Còng, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
Ông được truy tặng Huân chương Sao Vàng và Huân chương Hồ Chí Minh.
Cháu nội của ông là:
• Hồ Anh Dũng, làm đến Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam,
• Hồ Đức Việt, Ủy viên Bộ Chính trị khóa X, Trưởng ban Tổ chức Trung ương.
Cụm di tích Nhà thờ – Lăng mộ Hồ Tùng Mậu được xây dựng năm 1841. Ông tổ của dòng họ là Phó bảng Hồ Trọng Điển.
Phần lăng mộ cụ Hồ Tùng Mậu nằm ở đầu làng (phía tây) cách ngôi trường mang tên ông khoảng 100 m.
Năm 2001, Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh đã tôn tạo và sửa chữa khu di tích nhà thờ và lăng mộ Hồ Tùng Mậu được khang trang hơn.
Hiện nay khu di tích Nhà thờ và lăng mộ Hồ Tùng Mậu được con cháu trong họ, các em học sinh và nhân dân trong xã bảo vệ, chăm sóc. Đây là một quần thể di tích cách mạng, góp phần giáo dục truyền thống cho thanh thiếu niên và còn là niềm tự hào của nhân dân Quỳnh Đôi.
Share on facebook 0 người thích - Thích
0 Bình luận