Số người đang online : 74 KHU LƯU NIỆM CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TẠI KIM LIÊN - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

KHU LƯU NIỆM CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TẠI KIM LIÊN
post image
KHU LƯU NIỆM CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TẠI KIM LIÊN

KHU LƯU NIỆM CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TẠI KIM LIÊN


 
1.Tên di tích: Khu lưu niệm Chủ Tịch Hồ Chí Minh tại Kim Liên gồm 5 di tích.
                         - Giếng Cốc; Lò rèn Cố Điền; Núi Chung; Cây Đa và sân vận động
2. Loại công trình: khu lưu niệm
3. Loại di tích: di tích lịch sử văn hóa
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 54 -VH/QĐ ngày 29 tháng 4 năm 1979
 

 
5. Địa chỉ: Xã Kim liên – Nam Đàn – Nghệ An
6. Tóm lược thông tin về di tích
a. Di tích Giếng Cốc

 
 `
Giếng Cốc do ông Nguyễn Danh Cốc người làng Phú Đầm, xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh đào khoảng thời gian sau năm 1708 để lấy nước cho gia đình dùng.
Nước giếng trong nấu chè xanh thơm ngon, làm tương rất tốt.
Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, hưởng ứng Chiếu Cần vương của Vua Hàm Nghi, tú tài Vương Thúc Mậu đã tập hợp nhân dân trong vùng lập ra đội Chung nghĩa binh để hưởng ứng. Cuối năm 1886, nghĩa quân bị đàn áp, tú tài Vương Thúc Mậu anh dũng hy sinh, nghĩa quân đã giấu vũ khí xuống giếng Cốc để khỏi lọt vào tay giặc.
Trong thời gian sinh sống ở làng Sen từ năm 1901 – 1906, cậu Nguyễn Sinh Cung thường ra đây lấy nước cho gia đình dùng, giúp cha đun nước pha chè tiếp các sĩ phu yêu nước, qua những câu chuyện, qua tiếp xúc với cuộc sống thực tế của nhân dân lao động cậu bé Nguyễn Sinh Cung đã thấu hiểu hoàn cảnh sống khổ cực của người nông dân, nỗi nhục mất nước của người dân Việt Nam và tinh thần bất khuất anh dũng của Chung nghĩa binh. Trong 6 năm sống ở Kim Liên, giếng Cốc cũng là nơi để lại nhiều kỉ niệm sâu lắng trong lòng Bác.
Ngày 16/6/1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về thăm quê hương lần đầu. Sau khi đi từ nhà ông Phó bảng ra ngõ, bồi hồi nhớ lại kỉ niệm xa, Người hỏi bà con: “Giếng Cốc nay còn nữa không?, nước giếng Cốc trong và ngọt, nấu chè xanh và làm tương ngon nổi tiếng cả vùng”.
 


b. Di tích lò rèn Cố Điền
Lò rèn cố Điền được khởi dựng từ đời ông Hoàng Văn Luyến vào khoảng năm 1876. Trong thời gian sống ở Làng Sen từ năm 11 tuổi đến năm 16 tuổi, cậu Nguyễn Sinh Cung thường ra đây chơi, tìm hiểu. Người rất quý mến cụ cố Điền và ngược lại, cụ cố Điền rất thương yêu cậu. Tại đây, cậu hay giúp đỡ cố Điền thụt bễ, đập đe và những việc khác. Nguyễn Sinh Cung thường lắng nghe môt cách chăm chú những chuyện bàn luận của khách hàng với cụ cố Điền, thường đặt ra nhiều câu hỏi cho mọi người, bàn tán, trao đổi nhiều chuyện về vận mệnh đất nước và nhân dân.
Những kỉ niệm sâu sắc thời niên thiếu tại lò rèn cố Điền đã để lại dấu ấn đậm nét trong kí ức Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vì vậy, sau 50 năm xa cách quê hương, ngày 16/6/1957, trở về thăm quê lần đầu, khi đi từ nhà mình ra ngõ, Người chỉ tay về phía trước hỏi bà con đi bên cạnh: “Trong này có lò rèn cụ cố Điền, mấy lâu nay còn tiếp tục rèn nữa không?”.
c. Di tích cây đa, sân vận động làng Sen
 
 

Cây đa, sân vận động Làng Sen nằm ở phía tây bắc, cách  nhà cụ Phó bảng gần 200m, cạnh đường tham quan  và trước mặt đền làng Sen. Đây là trung tâm của Làng Sen, địa thế đẹp đẽ, xung quanh có Trường học, trụ sở Hợp tác xã...
Địa điểm sân vân động làng Sen trước đây là một rừng cây rậm rạp, gần đền và đình làng nên rất linh thiêng. Khu rừng này là tài sản chung của làng, cứ ba năm một lần được khai thác để lấy công quỹ chi tiêu việc làng, tế lễ đình đám. Sau Cách mạnh tháng Tám, chính quyền xã Nam Liên mới xay dựng thành sân vận động để tổ chức các hoạt động chính trị, xã hội, văn hóa, thể thao. Ngày 09 tháng 6 năm 1961, khi Người về thăm quê lần thứ hai, nhân dân xã Nam Liên đã tập trung ở đây – dưới gốc cây đa này để được nghe Người nói chuyện. Hiện nay, sân vận động Làng Sen là địa điểm chính để tổ chức Lễ hội Làng Sen hàng năm.
 

 
d.  Di tích núi Chung
Núi Chung, tên chữ: Chung Sơn là một di tích, thắng cảnh nổi tiếng của Kim Liên, quê hương Bác Hồ. Danh sỹ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp – người quân sư tài ba của Hoàng đế Quang Trung đã có lời vịnh ngọn núi này:
    " Chung Sơn tại đỉnh hình Vương tự;
    Kế thế anh hùng vượng tử tôn."
Nghĩa là:
    Núi Chung trên đỉnh có hình chữ Vương;
    Đất này đời đời nở rộ những anh hào.
Núi Chung không cao lắm ( +48,6 m), là núi đất, thoai thoải đứng một mình giữa lòng chảo Nam Đàn ngày xa soi bóng mặt hồ Cự Thủy, ngày nay xanh biếc màu xanh của 79 loài cây quý từ muôn nơi đa về trồng đền ơn Bác Hồ.
Đứng trên núi Chung, ta có thể "thâu vào tầm mắt muôn trùng nước non".
Phía tây có Hùng Sơn (núi Đụn) cao vút, từ xa đã được xếp vào hàng " danh sơn mây khói tụ"; căn cứ địa và là kinh đô của triều Mai Hắc Đế, cùng với Sa Nam là nơi sinh và hoạt động một thời của chí sỹ Phan Bội Châu.
Phía đông là châu thổ sông Lam màu mỡ, quê hương của các anh hùng, hào kiệt, các nhà cách mạng tiêu biểu : Nguyện Huệ, Phạm Hồng Thái, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai...Xa hơn một chút là núi Quyết - Phượng Hoàng Trung Đô và bên kia là dãy Hồng Lĩnh với làng Tiên Điền, quê hương Đại thi hào Nguyễn Du - danh nhân văn hóa thế giới, kề bên là quê hương nhà thơ trứ danh, nhà doanh điền nổi tiếng Nguyễn Công Trứ...Cảnh trí nơi đây thật tuyệt vời với núi Hồng soi bóng sông Lam, biểu tượng của xứ Nghệ.
Nhìn về phía bắc, đông bắc là dãy núi Đại Vạc, Đại Huệ, Đại Hải, nơi có dấu tích thành Hồ Vương, nơi ghi dấu cuộc bổ sung quân và duyệt binh lịch sử của vị Vua trẻ tài ba Nguyễn Huệ trước khi ra bắc lấy lại giang sơn. Dưới Đại Huệ là Nộn Hồ, xa có cá rô ngon nổi tiếng, từng là một sản vật quý để cung tiến cung đình.
Ngay tại núi Chung cũng chứa đựng biết bao sự tích kỳ thú về lịch sử, văn hóa của quê hương Bác Hồ, đặc biệt là Chùa Đạt và đền Thánh Cả, những địa danh đã đi vào đời sống tâm linh, vào thơ ca dân gian:
        " Nhất vui là cảnh chợ Cầu;
        Ngoài đền Thánh Cả, trong lầu gác chuông."...     
Trong phong tr ào Cần Vư¬ơng tú tài Vư¬ơng Thúc Mậu đã lập đội Chung nghĩa binh để h¬ưởng ứng ( 1885). Ông được Vua Hàm nghi phong chức Bang biện tỉnh vụ và ban cho ấn kiếm. Căn cứ của đội đặt tại núi Chung và từ đó tỏa đi đánh giặc ở những vùng xung quanh.
Những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, các nhà yêu nư¬ớc Phan Bội Châu, Vư¬ơng Thúc Quý, Trần Văn Lương, Đặng Nguyên Cẩn... thường hay lên đây xướng họa, bình văn, đàm đạo việc nước...
Trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh 1930 - 1931, núi Chung trở thành nơi hội họp của chi bộ tổng Lâm Thịnh. Tại đỉnh cao nhất của núi Chung, chi bộ Sơn Hạ đã nhiều lần cắm cờ Đảng, tổ chức mít tinh, biểu tình, kêu gọi nhân dân vùng dậy đấu tranh...
Đặc biệt núi Chung là nơi ghi dấu đậm nét những kỷ niệm vè thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nơi đây Nguyễn Sinh Cung đã có những tháng ngày cùng bạn bè trang lứa lên chăn trâu, thả diều, tổ chức kéo co, đánh trận giả ở thung lũng Dăm Sim, cùng lên đỉnh cao nhất để ngắm cảnh quê hương, và trong những lần đó Nguyễn Sinh Cung là người giới thiệu cho bạn bè hiểu về các di tích lịch sử, những chiến công oanh liệt của cha ông. Cũng có những lúc Nguyễn Sinh Cung còn được lắng nghe những buổi đàm đạo của các bậc sỹ phu ở Chùa Đạt, đền Thánh Cả...để từ đó hiểu thêm về nội tình của đất nước, nhen nhóm khát khao cứu nước, cứu dân.
 

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành