NHÀ ÔNG HOÀNG VIỆN
1. Tên di tích: Nhà ông Hoàng Viện
2. Loại công trình: Nhà
3. Loại di tích: di tích lịch sử cấp quốc gia
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 457 VH/QĐ, ngày 23 tháng 7 năm 1991
5. Địa điểm: Hưng Châu, Hưng Nguyên, Nghệ An
6. Thông tin về di tích
Xã Hưng Châu ở phía Nam huyện Hưng Nguyên- Nghệ An, cách TP Vinh khoảng 7km về phía Tây Nam,xã Hưng Châu có núi Nhuyến Sơn gắn liền với núi Lam Thành. Dưới chân núi Nhuyến Sơn có nhà thờ ông Hoàng Viện ở xóm 1 Châu Sơn.từ năm 1930 nhà thờ ông Hoàng Viện đựoc chọn là nơi căn cứ làm việc của Xứ Uỷ Trung Kỳ.
Đến năm 1937 bị lộ nên tạm ngừng làm việc mà phải hoạt động bí mật.
Đến năm 1939-1940 cơ sở Xứ Uỷ Trung Kỳ đựơc khôi phục lại và tiếp tục làm việc,hoạt đông cho CM. Ngày 17/08/1945 Xứ Uỷ Trung Kỳ tổ chức cuộc họp liên tỉnh giữa Nghệ An và Hà Tĩnh bàn kế hoạch, hưởng ứng cuộc tổng khởi nghĩa Cách Mạng Tháng 8, để giành chính quyền.
Cũng tại nơi này đã diễn ra tổng kết cuộc kháng chiến chống Pháp 1945, và cũng từ nơi này có nhiều người sau này là cán bộ cấp cao của Đảng và nhà nước ta như: Đ/c Nguyễn Văn Linh nguyên là Cố Tổng Bí thư BCH TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam, Đ/c Chu Huy Mân nguyên là Đại tướng QĐNDVN, Đ/c Trần Mạnh Quỳ nguyên là trưởng ban thanh tra nhà nước …. và nhiều Đ/c khác. Nhà thờ ông Hoàng Viện đã được chính phủ tặng kỷ niệm chương, nhà nước công nhận di tich văn hoá cấp quốc gia.
Nhà Ông Hoàng Viện gồm 2 phần: Nhà trên được ngăn thành hai phòng, phòng trong có gác xép làm nơi ăn nghỉ cho cán bộ, phòng ngoài là nơi hội họp, tiếp khách. Phía sau nhà có cửa thông ra núi Nhón. Ngôi nhà ngang nhỏ hơn có 3 gian để nấu ăn. Sau nhà ông Hoàng Viện được đào thêm 2 căn hầm thông sâu vào núi Nhón làm nơi in ấn cất dấu tài liệu và ẩn nấp. Hầm sâu 2m, rộng 1,5m, phía trên lát gỗ đắp đất kín đáo, xung quanh cây cối rậm rạp che khuất. Khi cần thiết thì cán bộ xuống hầm, vòng ra sau núi để thoát.7
Share on facebook 0 người thích - Thích

Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 457 VH/QĐ,...
NHÀ ÔNG HOÀNG VIỆN

1. Tên di tích: Nhà ông Hoàng Viện
2. Loại công trình: Nhà
3. Loại di tích: di tích lịch sử cấp quốc gia
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 457 VH/QĐ, ngày 23 tháng 7 năm 1991
5. Địa điểm: Hưng Châu, Hưng Nguyên, Nghệ An
6. Thông tin về di tích
Xã Hưng Châu ở phía Nam huyện Hưng Nguyên- Nghệ An, cách TP Vinh khoảng 7km về phía Tây Nam,xã Hưng Châu có núi Nhuyến Sơn gắn liền với núi Lam Thành. Dưới chân núi Nhuyến Sơn có nhà thờ ông Hoàng Viện ở xóm 1 Châu Sơn.từ năm 1930 nhà thờ ông Hoàng Viện đựoc chọn là nơi căn cứ làm việc của Xứ Uỷ Trung Kỳ.
Đến năm 1937 bị lộ nên tạm ngừng làm việc mà phải hoạt động bí mật.
Đến năm 1939-1940 cơ sở Xứ Uỷ Trung Kỳ đựơc khôi phục lại và tiếp tục làm việc,hoạt đông cho CM. Ngày 17/08/1945 Xứ Uỷ Trung Kỳ tổ chức cuộc họp liên tỉnh giữa Nghệ An và Hà Tĩnh bàn kế hoạch, hưởng ứng cuộc tổng khởi nghĩa Cách Mạng Tháng 8, để giành chính quyền.
Cũng tại nơi này đã diễn ra tổng kết cuộc kháng chiến chống Pháp 1945, và cũng từ nơi này có nhiều người sau này là cán bộ cấp cao của Đảng và nhà nước ta như: Đ/c Nguyễn Văn Linh nguyên là Cố Tổng Bí thư BCH TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam, Đ/c Chu Huy Mân nguyên là Đại tướng QĐNDVN, Đ/c Trần Mạnh Quỳ nguyên là trưởng ban thanh tra nhà nước …. và nhiều Đ/c khác. Nhà thờ ông Hoàng Viện đã được chính phủ tặng kỷ niệm chương, nhà nước công nhận di tich văn hoá cấp quốc gia.
Nhà Ông Hoàng Viện gồm 2 phần: Nhà trên được ngăn thành hai phòng, phòng trong có gác xép làm nơi ăn nghỉ cho cán bộ, phòng ngoài là nơi hội họp, tiếp khách. Phía sau nhà có cửa thông ra núi Nhón. Ngôi nhà ngang nhỏ hơn có 3 gian để nấu ăn. Sau nhà ông Hoàng Viện được đào thêm 2 căn hầm thông sâu vào núi Nhón làm nơi in ấn cất dấu tài liệu và ẩn nấp. Hầm sâu 2m, rộng 1,5m, phía trên lát gỗ đắp đất kín đáo, xung quanh cây cối rậm rạp che khuất. Khi cần thiết thì cán bộ xuống hầm, vòng ra sau núi để thoát.7
0 Bình luận