MỐC SỐ 0 – ĐƯỜNG CHIẾN LƯỢC HỒ CHÍ MINH
1. Tên di tích: Mốc số 0 – Đường chiến lược Hồ Chí Minh
2. Loại công trình: Lịch sử
3. Loại di tích: di tích lịch sử cấp Quốc gia
4. Quyết định: Mốc số 0, Đường chiến lược Hồ Chí Minh được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia theo quyết định số 84 VH/QĐ ngày 27/4/1990.
5. Địa điểm: dưới chân núi Dong, thị trấn Lạt (Tân Kỳ – Nghệ An)
6. Thông tin về di tích:
50 năm trước, dưới chân núi Dong, thị trấn Lạt (Tân Kỳ – Nghệ An) lực lượng dân quân, TNXP địa phương và Trung đoàn 98 Công binh đã bổ những nhát cuốc đầu tiên đặt cột mốc số 0 cho con đường Trường Sơn huyền thoại.
Không phải ngẫu nhiên mà giữa thời ngút ngàn bom đạn đó, Bộ Chính trị lại chọn Tân Kỳ làm điểm khởi đầu của tuyến đường huyền thoại. Nơi đây có đường giao thông chiến lược 15A, 15B chạy qua và các cao điểm quan trọng như 886 ở Lèn Rỏi, 159 ở dãy Bồ Bồ, 722 ở Bù Loi... Nhiều đơn vị chủ lực của quân đội đã tập kết ở đây trước khi xung trận vào Nam như các sư đoàn 316, 224, 304, 312... Vì thế, nơi đây đã trở thành trọng điểm đánh phá ác liệt của địch khiến 1.081 người hy sinh, 1.486 người khác mang thương tật suốt đời.
Quân dân Tân Kỳ đã tổ chức chặt chẽ việc phòng tránh và đánh địch hiệu quả, bắn rơi 2 máy bay Mỹ vào tháng 6/1966, phá 59 quả bom nổ chậm, san lấp 2.500 hố bom, sửa chữa 26 cầu, đảm bảo trên 100km đường luôn an toàn, thông suốt, đóng góp hàng vạn tấn lương thực, thực phẩm cho các đơn vị đóng quân trên địa bàn huyện. Đây còn là nơi sơ tán của nhiều cơ quan, xí nghiệp, trường học. Đặc biệt, từ năm 1968 đến 1973, hơn 2 vạn dân Tân Kỳ đã cưu mang, đùm bọc trên 3 vạn đồng bào Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ (Quảng Trị) sơ tán lâu dài.
Trong và sau chiến tranh, Tân Kỳ có 1 người được phong Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 1 Anh hùng lao động, 5 Bà mẹ Việt Nam anh hùng và gần 1.000 cựu chiến binh vừa được nhận Kỷ niệm chương Chiến sĩ Trường Sơn. Đảng và Nhà nước đã phong tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Đảng bộ và nhân dân huyện Tân Kỳ và 7 xã: Kỳ Tân, Kỳ Sơn, Nghĩa Hợp, Nghĩa Đồng, Nghĩa Bình, Giai Xuân và Tiên Kỳ.
Ngày 19/5/1959 Bác Hồ và Bộ Chính trị ta quyết định thành lập tuyến vận tải chiến lược nhằm chi viện cho miền Nam và 2 nước bạn Lào, Căm Pu Chia. Sau lấy tên là Đường mòn Hồ chí Minh. Ngày 9/8/1964 Bộ chính trị quyết định mở con đường cơ giới Chiến lược Tân Kỳ chính là điểm khởi đầu của tuyến đường phí Đông Trường Sơn chạy suốt tới huyện Chơn Thành (Lộc Ninh). Nhờ tuyến đường này nhân dân miền Bắc chi viện cho nhân dân Miền Nam và 2 nước bạn. Góp phần làm nên chiến thắng 30/4/1975. Ngày nay là điểm giao lưu kinh tế, văn hoá cho nhiều vùng trong cả nước.
Tháng 5/2004 lễ khởi công xây dựng cột mốc số 0, hoàn thành và đưa vào sử dụng tháng 7/2005 với tổng diện tích 6000m2, bao gồm ( Cột Km 0, nhà lưu niệm truyền thống và toàn bộ khuôn viên).
Ngày 12/5/2009 cả nước long trọng tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày mở đường Trường Sơn và ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn.
Cho đến thời điểm này, di tích đã đón hàng vạn lượt khách trong và ngoài nước đã về với điểm xuất phát của tuyến đường chiến lược mang tên Bác Hồ kính yêu.
Share on facebook 0 người thích - Thích

Mốc số 0, Đường chiến lược Hồ Chí Minh được xếp hạng di tích lịch sử...
MỐC SỐ 0 – ĐƯỜNG CHIẾN LƯỢC HỒ CHÍ MINH

1. Tên di tích: Mốc số 0 – Đường chiến lược Hồ Chí Minh
2. Loại công trình: Lịch sử
3. Loại di tích: di tích lịch sử cấp Quốc gia
4. Quyết định: Mốc số 0, Đường chiến lược Hồ Chí Minh được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia theo quyết định số 84 VH/QĐ ngày 27/4/1990.
5. Địa điểm: dưới chân núi Dong, thị trấn Lạt (Tân Kỳ – Nghệ An)
6. Thông tin về di tích:
50 năm trước, dưới chân núi Dong, thị trấn Lạt (Tân Kỳ – Nghệ An) lực lượng dân quân, TNXP địa phương và Trung đoàn 98 Công binh đã bổ những nhát cuốc đầu tiên đặt cột mốc số 0 cho con đường Trường Sơn huyền thoại.
Không phải ngẫu nhiên mà giữa thời ngút ngàn bom đạn đó, Bộ Chính trị lại chọn Tân Kỳ làm điểm khởi đầu của tuyến đường huyền thoại. Nơi đây có đường giao thông chiến lược 15A, 15B chạy qua và các cao điểm quan trọng như 886 ở Lèn Rỏi, 159 ở dãy Bồ Bồ, 722 ở Bù Loi... Nhiều đơn vị chủ lực của quân đội đã tập kết ở đây trước khi xung trận vào Nam như các sư đoàn 316, 224, 304, 312... Vì thế, nơi đây đã trở thành trọng điểm đánh phá ác liệt của địch khiến 1.081 người hy sinh, 1.486 người khác mang thương tật suốt đời.
Quân dân Tân Kỳ đã tổ chức chặt chẽ việc phòng tránh và đánh địch hiệu quả, bắn rơi 2 máy bay Mỹ vào tháng 6/1966, phá 59 quả bom nổ chậm, san lấp 2.500 hố bom, sửa chữa 26 cầu, đảm bảo trên 100km đường luôn an toàn, thông suốt, đóng góp hàng vạn tấn lương thực, thực phẩm cho các đơn vị đóng quân trên địa bàn huyện. Đây còn là nơi sơ tán của nhiều cơ quan, xí nghiệp, trường học. Đặc biệt, từ năm 1968 đến 1973, hơn 2 vạn dân Tân Kỳ đã cưu mang, đùm bọc trên 3 vạn đồng bào Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ (Quảng Trị) sơ tán lâu dài.
Trong và sau chiến tranh, Tân Kỳ có 1 người được phong Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 1 Anh hùng lao động, 5 Bà mẹ Việt Nam anh hùng và gần 1.000 cựu chiến binh vừa được nhận Kỷ niệm chương Chiến sĩ Trường Sơn. Đảng và Nhà nước đã phong tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Đảng bộ và nhân dân huyện Tân Kỳ và 7 xã: Kỳ Tân, Kỳ Sơn, Nghĩa Hợp, Nghĩa Đồng, Nghĩa Bình, Giai Xuân và Tiên Kỳ.
Ngày 19/5/1959 Bác Hồ và Bộ Chính trị ta quyết định thành lập tuyến vận tải chiến lược nhằm chi viện cho miền Nam và 2 nước bạn Lào, Căm Pu Chia. Sau lấy tên là Đường mòn Hồ chí Minh. Ngày 9/8/1964 Bộ chính trị quyết định mở con đường cơ giới Chiến lược Tân Kỳ chính là điểm khởi đầu của tuyến đường phí Đông Trường Sơn chạy suốt tới huyện Chơn Thành (Lộc Ninh). Nhờ tuyến đường này nhân dân miền Bắc chi viện cho nhân dân Miền Nam và 2 nước bạn. Góp phần làm nên chiến thắng 30/4/1975. Ngày nay là điểm giao lưu kinh tế, văn hoá cho nhiều vùng trong cả nước.
Tháng 5/2004 lễ khởi công xây dựng cột mốc số 0, hoàn thành và đưa vào sử dụng tháng 7/2005 với tổng diện tích 6000m2, bao gồm ( Cột Km 0, nhà lưu niệm truyền thống và toàn bộ khuôn viên).
Ngày 12/5/2009 cả nước long trọng tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày mở đường Trường Sơn và ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn.
Cho đến thời điểm này, di tích đã đón hàng vạn lượt khách trong và ngoài nước đã về với điểm xuất phát của tuyến đường chiến lược mang tên Bác Hồ kính yêu.
0 Bình luận