MIẾU ÔNG BỔN
1. Tên di tích: Miếu ông Bổn (Phước Đức Cổ Miếu)
2. Loại công trình: Miếu
3. Loại di tích: Di tích kiến trúc nghệ thuật
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia theo quyết định số: 70/2005/QĐ-BVHTT ngày 16 tháng 11 năm 2005.
5. Địa chỉ di tích: Khóm Trà Kha B – phường 8 – thành phố Bạc Liêu – tỉnh Bạc Liêu.
6. Tóm lược thông tin về di tích
Năm 1757, chúa Nguyễn Phúc Khoát thu nhận thêm vùng đất Ba - Thắc, lập ra Trấn Giang (Cần Thơ), Trấn Di (Sóc Trăng – Bạc Liêu). Theo chính sách của triều Nguyễn, những vùng đất mới đều phải khai hoang lập ấp, nên sau khi tiếp thu vùng Ba - Thắc, Mạc Thiên Tích (1706 - 1780, tổng trấn Hà Tiên) đã đem một số lưu dân khoảng 50 gia đình gồm người Việt, người Hoa và người Khmer đến Ba – Thắc định cư trên một khu đất gò (thành phố Bạc Liêu ngày nay). Theo nhu cầu về đời sống tinh thần, nhất là về phương diện tín ngưỡng luôn được chú ý; vì vậy, năm 1871, nhân dân gồm người Triều Châu, người Việt và người Minh Hương ấp Trà Kha – xã Long Thạnh, huyện Long Xuyên, tỉnh Hà Tiên, nay là Khóm Trà Kha B, phường 8, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu đóng góp kinh phí, sức người kiến tạo ngôi miếu bằng cây lá đơn sơ để thờ các vị thần như: Thờ Bổn Đầu Công (là Phước Đức Chánh Thần), thờ Quan Đế, bà Mã Châu, ông bà Công Mẫu, thần Nông,Thanh Long, Bạch Hổ, thổ Công, Thổ Địa và các vị thần khác. Theo tín ngưỡng dân gian của người Hoa; “Bổn Đầu Công” là Phước Đức Chánh Thần, nên mọi người thống nhất lấy tên bảng hiệu miếu là: “Miếu Ông Bổn”, về sau đổi tên là Phước Đức Cổ Miếu”.
Do tác động của thiên nhiên nên miếu bị hư hỏng theo thời gian, được nhân dân đóng góp kinh phí để trùng tu, nâng cấp theo kiến trúc cung đình triều đại nhà Minh – Trung Quốc có giá trị nghệ thuật rất cao, đến nay đã trải qua gần 100 năm.
Ngôi Miếu không chỉ là một công trình kiến trúc, nghệ thuật tiêu biểu ở Bạc Liêu. Mà nơi đây còn là địa chỉ đỏ đó là: Năm 1939 Chi bộ làng Long Thạnh do đồng chí Nguyễn Văn Đàng làm bí thư hoạt động tại Miếu, đồng thời “Chi bộ phân công các đồng chí đảng viên … tuyên truyền giáo dục và đưa quần chúng vào các tổ chức: Hội ái hữu, Hội nhà Giàng, Hội âm nhạc, Đội bóng đá, Hội truyền bá quốc ngữ”.

Share on facebook 0 người thích - Thích

MIẾU ÔNG BỔN

1. Tên di tích: Miếu ông Bổn (Phước Đức Cổ Miếu)
2. Loại công trình: Miếu
3. Loại di tích: Di tích kiến trúc nghệ thuật
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia theo quyết định số: 70/2005/QĐ-BVHTT ngày 16 tháng 11 năm 2005.
5. Địa chỉ di tích: Khóm Trà Kha B – phường 8 – thành phố Bạc Liêu – tỉnh Bạc Liêu.
6. Tóm lược thông tin về di tích
Năm 1757, chúa Nguyễn Phúc Khoát thu nhận thêm vùng đất Ba - Thắc, lập ra Trấn Giang (Cần Thơ), Trấn Di (Sóc Trăng – Bạc Liêu). Theo chính sách của triều Nguyễn, những vùng đất mới đều phải khai hoang lập ấp, nên sau khi tiếp thu vùng Ba - Thắc, Mạc Thiên Tích (1706 - 1780, tổng trấn Hà Tiên) đã đem một số lưu dân khoảng 50 gia đình gồm người Việt, người Hoa và người Khmer đến Ba – Thắc định cư trên một khu đất gò (thành phố Bạc Liêu ngày nay). Theo nhu cầu về đời sống tinh thần, nhất là về phương diện tín ngưỡng luôn được chú ý; vì vậy, năm 1871, nhân dân gồm người Triều Châu, người Việt và người Minh Hương ấp Trà Kha – xã Long Thạnh, huyện Long Xuyên, tỉnh Hà Tiên, nay là Khóm Trà Kha B, phường 8, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu đóng góp kinh phí, sức người kiến tạo ngôi miếu bằng cây lá đơn sơ để thờ các vị thần như: Thờ Bổn Đầu Công (là Phước Đức Chánh Thần), thờ Quan Đế, bà Mã Châu, ông bà Công Mẫu, thần Nông,Thanh Long, Bạch Hổ, thổ Công, Thổ Địa và các vị thần khác. Theo tín ngưỡng dân gian của người Hoa; “Bổn Đầu Công” là Phước Đức Chánh Thần, nên mọi người thống nhất lấy tên bảng hiệu miếu là: “Miếu Ông Bổn”, về sau đổi tên là Phước Đức Cổ Miếu”.
Do tác động của thiên nhiên nên miếu bị hư hỏng theo thời gian, được nhân dân đóng góp kinh phí để trùng tu, nâng cấp theo kiến trúc cung đình triều đại nhà Minh – Trung Quốc có giá trị nghệ thuật rất cao, đến nay đã trải qua gần 100 năm.
Ngôi Miếu không chỉ là một công trình kiến trúc, nghệ thuật tiêu biểu ở Bạc Liêu. Mà nơi đây còn là địa chỉ đỏ đó là: Năm 1939 Chi bộ làng Long Thạnh do đồng chí Nguyễn Văn Đàng làm bí thư hoạt động tại Miếu, đồng thời “Chi bộ phân công các đồng chí đảng viên … tuyên truyền giáo dục và đưa quần chúng vào các tổ chức: Hội ái hữu, Hội nhà Giàng, Hội âm nhạc, Đội bóng đá, Hội truyền bá quốc ngữ”.

0 Bình luận