Số người đang online : 38 THÀNH HOÀNG CỔ MIẾU (CHÙA MINH) - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

THÀNH HOÀNG CỔ MIẾU (CHÙA MINH)
post image
THÀNH HOÀNG CỔ MIẾU (CHÙA MINH)

THÀNH HOÀNG CỔ MIẾU (CHÙA MINH)


1. Tên di tích: Thành Hoàng cổ miếu (Chùa Minh)
2. Loại công trình: Miếu
3. Loại di tích: Di tích văn hóa
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia theo quyết định số: 30/2000/QĐ-BVHTT ngày 24 tháng 11 năm 2000.
5. Địa chỉ: Số 102/3 – đường Điện Biên Phủ – phường 3 – thành phố Bạc Liêu – tỉnh Bạc Liêu.
6. Tóm lược thông tin về di tích
Thành Hoàng cổ miếu được xây dựng vào năm Ất Sửu – 1865, đầu tiên là một ngôi miếu nhỏ bên bờ sông Bạc Liêu thuộc làng Vĩnh Hương nên nó còn có tên dân gian là Chùa Vĩnh Hương.
    Năm 1890, làng Vĩnh Hương cùng với các làng Vĩnh Hinh, An Trạch và Tân Hưng được lệnh nhập lại gọi là làng Vĩnh Lợi.
    Năm 1895, ngôi miếu này được trùng tu lại, sau khi trùng tu thì làm trụ sở cho hội tương tế người Minh Hương với cái tên rất có ý nghĩa là “Vĩnh Triều Minh Hội quán”. Kể từ thời gian này Thành Hoàng cổ miếu đã có khuôn mặt mới và sinh hoạt mới, miếu do người Minh Hương điều hành, hội quán cũng do người Minh Hương thành lập, nên từ đó người địa phương ở đây gọi là chùa Minh Hương, có một số người gọi tắt là Chùa Minh.
    Năm 1918, ngôi miếu vì quá cũ nên hư nhiều nơi, được trùng tu xây dựng lại hoàn toàn, sau năm năm xây dựng với một ngôi miếu nguy nga đồ sộ theo kiến trúc thời Minh (Trung Quốc).
7. Hoạt động nhà trường
Đã tổ chức tuyên truyền và giới thiệu về di tích này thông qua các buổi sinh hoạt tập thể; vào các ngày lễ, tết các em thường đến tham quan, quét dọn vệ sinh, làm cỏ và thắp hương tại miếu.
8. Thông tin nhà trường
- Họ và tên hiệu trưởng:
TRỊNH VĂN TRƯỢNG.
Chuyên ngành đào tạo: Đại học sư phạm Toán; năm tốt nghiệp: 1990
ĐT Di động: 0916.767129.
Địa chỉ email: tvtruong.vts@gmail.com.
- Họ và tên Tổng phụ trách Đội: TRẦN LỆ HẰNG.
Chuyên ngành đào tạo: Đại học sư phạm Sinh học; năm tốt nghiệp: 2010
ĐT di động: 0978.393.838.
- Địa chỉ trường: đường Võ Thị Sáu, khóm 1, phường 3, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.
ĐT cố định: 07813.822226.

PHƯỚC ĐỨC CỔ MIẾU (Chùa Bang)

1. Tên di tích: Phước Đức cổ miếu (Chùa Bang)
2. Loại công trình: Chùa
3. Loại di tích: Di tích văn hóa
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia theo quyết định số: 30/2000/QĐ-BVHTT ngày 24 tháng 11 năm 2000.

 
5. Địa chỉ: Số 74 – đường Điện Biên Phủ - phường 3 – thành phố Bạc Liêu – tỉnh Bạc Liêu.
6. Tóm lược thông tin về di tích
Năm 1757, chúa Nguyễn Phúc Khoát thu nhận thêm vùng đất Ba - Thắc, lập ra Trấn Giang (Cần Thơ), Trấn Di (Sóc Trăng – Bạc Liêu). Theo chính sách của triều Nguyễn, những vùng đất mới đều phải khai hoang lập ấp, nên sau khi tiếp thu vùng Ba - Thắc, Mạc Thiên Tích (1706 - 1780, tổng trấn Hà Tiên) đã đem một số lưu dân khoảng 50 gia đình gồm người Việt, người Hoa và người Khmer đến Ba – Thắc định cư trên một khu đất gò (thành phố Bạc Liêu ngày nay). Theo nhu cầu về đời sống tinh thần, nhất là về phương diện tín ngưỡng luôn được chú ý; vì vậy, năm 1780, người Hoa và người Việt ở đây đã cùng nhau xây dựng một ngôi miếu để thờ Thổ Thần của đất Ba Thắc trên một bờ kinh gần chợ Hội (tiền thân của chợ Bạc Liêu ngày nay, tọa lạc tại số 62, đường Lý Tự Trọng, phường 3, thành phố Bạc Liêu, con kênh ngày xưa ở trước cửa miếu nay trở thành đường Lý Tự Trọng). Từ năm 1980 nơi này tạm mượn làm phòng thuốc nam của phường 3.
Lúc đầu ngôi miếu chỉ là  một căn nhà nhỏ được xây dựng bằng cây lá rừng, nhưng lại là nơi hội tụ tín ngưỡng dân gian chung của hai dân tộc người Hoa và Việt. Ngôi miếu này có một thời gian dài không có bảng hiệu, người Việt gọi là “Miếu Ba Thắc”, người Hoa gọi là “Lào Bửn Tháo” nghĩa là Lào Bổn Đầu.
Nhưng chỉ được ít lâu, những người Việt ở đây đã lập ra miếu Tiên Sư, vả lại trong tín ngưỡng về “Ông Bổn” của người Hoa cũng gắn bó và được chú ý hơn người Việt, nên vô hình trung ngôi miếu Ba Thắc lại thuộc về sở hữu của người Hoa (lúc bấy giờ đa số người Hoa ở đây là người Triều Châu).
Khoảng năm 1810, do ý kiến của một số thương nhân người Hoa, ngôi miếu Ba Thắc được xây lại bằng gạch ngói, nhưng chỉ là ngôi miếu nhỏ. Người Triều Châu đến Bạc Liêu càng lúc càng đông nên việc bái tế thổ thần càng lúc càng thịnh hành; mà ngôi miếu lại có diện tích quá nhỏ không phù hợp với một lượng tín đồ đông đúc. Chính vì vậy, vào đầu năm Quý Mùi – 1823 những tín đồ có uy tín ở đây đã mở một phiên họp để thảo luận về việc mở rộng diện tích ngôi miếu. Có nhiều ý kiến khác nhau, cuối cùng mọi người đều thống nhất xây dựng ngôi miếu mới trên bờ kinh Bạc Liêu, cách ngôi miếu cũ khoảng 200m (tọa lạc theo địa chỉ Số 74 – đường Điện Biên Phủ - phường 3 – thành phố Bạc Liêu – tỉnh Bạc Liêu).
Nhờ sự tận tâm của mọi người nên vào cuối năm Giáp Thân – 1824, ngôi miếu mới đã hoàn tất. Đây là một công trình kiến trúc khá đồ sộ đối với thời bấy giờ, được xây dựng theo hình chữ Quốc, một lối kiến trúc cung đình triều Minh, ngôi miếu có diện tích khiêm tốn (29m x 20m) nhưng các chi tiết phân phối bên trong đều đầy đủ như một ngôi miếu lớn. Theo tín ngưỡng dân gian của người Hoa, Bổn Đầu Công nguyên là Phước Đức Chính Thần, vì vậy mọi người đều thống nhất dùng tên này đặt cho ngôi miếu mới mang tên “Phước Đức cổ miếu”. Như vậy lúc đó ở Bạc Liêu có hai miếu thờ Bổn Đầu Công, nhưng sinh hoạt của hai ngôi miếu gắn liền với nhau. Từ năm 1826 tại “Phước Đức cổ miếu” hình thành lớp học dạy tiếng Hoa được bố trí ở tây lang của ngôi miếu, nó chính là tổ chức tiền thân của trường Tân Huê sau này.
Các mốc thời gian họat động tại “Phước Đức cổ miếu”:
- Năm 1882: Trùng tu lần thứ nhất.
- Năm 1903: Thành lập bang Triều Châu.
- Năm 1926: Thành lập trường Tân Huê.
- Năm 1943: Mở thêm một phân hiệu Tân Huê ở Nhị Tỳ (gần cầu xáng Bạc Liêu hiện nay).
- Năm 1945: Di dời phân hiệu Tân Huê ở Nhị Tỳ về rạp hát Trung Sơn (số 43, đường Hai Bà Trưng, phường 3, thành phố Bạc Liêu hiện nay).
- Năm 1954: Trường Tân Huê II chính thức ra đời, toàn bộ học sinh ở rạp hát Trung Sơn và những học sinh đã học xong bậc tiểu học ở Tân Huê I đều được tập trung về đây.
- Đến năm 1956:  Tân Huê II được Đổi tên thành Trí Tri và Tân Huê I được đổi tên thành Trí Dụng có chung một Ban giám hiệu và cơ sở gốc vẫn là Phức Đức cổ miếu. Cũng vào thời gian này bang Triều Châu bị giải thể
- Năm 1973: Trùng tu miếu.
- Sau 30/4/1975: Trường Trí Tri vẫn hoạt động,
- Năm 1980: Trường Trí Tri được Nhà nước trưng dụng để làm cơ sở cho trường Đảng Châu Văn Đặng, đến năm 1988 lại được trả cho ngành giáo dục để thành lập trường THPT Lê Hồng Phong, đến năm 1991 lại đổi tên thành THPT Bạc Liêu, hiện nay đổi cơ sở thành trường THPT Phan Ngọc Hiển. Riêng trường Trí Dụng ở Phước Đức cổ miếu đến năm 1980 Nhà nước hợp pháp hóa thành trường PTCS Phường 3B, đến năm 1987 được mang tên bổ túc văn hóa Hoa Văn. Đến năm 1991 tạm giao trả cho cho tập thể người Triều Châu Bạc Liêu, vào năm 1992 trường được mang tên tiểu học dân lập Tân Huê.
- Đầu năm 1994: Tu sửa miếu và trường, hoạt động bình thường đến ngày nay.
7. Hoạt động nhà trường
    Đã tổ chức tuyên truyền và giới thiệu về di tích này thông qua các buổi sinh hoạt tập thể; vào các ngày lễ, tết các em thường đến tham quan, quét dọn vệ sinh, làm cỏ và thắp hương tại miếu.
8. Thông tin nhà trường
- Họ và tên hiệu trưởng:
TRỊNH VĂN TRƯỢNG.
     Chuyên ngành đào tạo: Đại học sư phạm Toán; năm tốt nghiệp: 1990
     ĐT Di động: 0916.767129.
     Địa chỉ email: tvtruong.vts@gmail.com.
- Họ và tên Tổng phụ trách Đội: TRẦN LỆ HẰNG.
    Chuyên ngành đào tạo: Đại học sư phạm Sinh học; năm tốt nghiệp: 2010
     ĐT di động: 0978.393.838.
- Địa chỉ trường: đường Võ Thị Sáu, khóm 1, phường 3, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.
    ĐT cố định: 07813.822226.










 

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành