GÒ Ô CHÙA
1. Tên di tích: Gò Ô Chùa
2. Loại công trình: Khu vực khảo cổ
3. Loại di tích: Di tích khảo cổ
4. Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 02/2004/QĐ-BVHTT ngày 19 tháng 01 năm 2004
Share on facebook 0 người thích - Thích
GÒ Ô CHÙA
1. Tên di tích: Gò Ô Chùa
2. Loại công trình: Khu vực khảo cổ
3. Loại di tích: Di tích khảo cổ
4. Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 02/2004/QĐ-BVHTT ngày 19 tháng 01 năm 2004
5. Địa chỉ di tích: xã Hưng Điền A, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An
6. Tóm lược thông tin về di tích
Di tích khảo cổ học gò Ô chùa là một gò đất gồm 3 đỉnh, nổi cao hơn so với mặt ruộng xung quanh khoảng 3m. Dấu tích khảo cổ học chủ yếu là gốm, xuất lộ khắp mặt gò với diện tích gần 6 ha.
Gò Ô Chùa được cán bộ bảo tàng Long An phát hiện và năm 1986. Năm 1988, cán bộ bảo tàng Long An và Trung tâm khảo cổ học (thuộc viện khoa học xã hội và nhân văn TP Hồ Chí Minh) đã phúc tra di tích Gò Ô Chùa nhiều lần. Tháng 4-1988, Lê Trung Khá cùng một số đồng nghiệp cũng đã tới đây và ghi nhận “Trên triền gò xuất hiện vô số mảnh gốm mà thành phần chủ yếu là chạc và mảnh gốm hình trụ giống như gốm Óc Eo. Có tìm thấy một quả dọi ở đỉnh gò, một ít mảnh gạch và xương thú. Rất có thể Gò Ô Chùa là một di chỉ vừa là nơi cư trú vừa là nơi sản xuất gốm” (Lê Trung Khá 1996:80). Lê Xuân Diệm và cộng sự tuy cũng xếp Gò Ô Chùa vào phạm trù văn hóa Óc Eo nhưng có nhận xét hơi khác về đồ gốm cho rằng: Đồ gốm ở đây nhìn nhận không giống hẳn gốm thô trong vùng và cũng khác gốm thô trong văn hóa Óc Eo (Lê Xuân Diệm và cộng sự, 1995:99). Bùi Phát Diệm lại xem Gò Ô Chùa thuộc nhóm những di tích tiền sử ở vùng trũng Đồng Tháp Mười, song cũng lưu ý: “Văn hóa tiền sử ở đây không tĩnh lặng và không biến mất đột ngột và theo dòng thời gian nó đã tiến hóa những loại hình mới trong giai đoạn chuyển tiếp mà thật sự là giai đoạn hình thành văn hóa Óc Eo từ vài thế kỉ trước công nguyên đến vài thế kỉ sau công nguyên” (TG nhấn mạnh) (Bùi Phát Diệm 1997:226)
Từ 1988 đến trước đợt khai quật 1997 đã có một số cuộc điều tra được tiến hành tại đây, nhưng chỉ dừng lại ở khảo sát bề mặt, chưa có một hố thăm dò nào được khai đào. Thế nên những ý kiến trên chỉ mang tính ước đoán, vì chỉ mới đơn thuần dựa vào những thu hoạch trên mặt trái đất song phần nào cũng cho thấy tầm quan trọng và những đặc trưng riêng của di tích.
Gò Ô Chùa (gồm 3 gò nhỏ hợp lại) trong bản đồ địa chính Hưng Điền A gọi là Đồi Chùa, số thửa 912. Phía tây gò được bao bọc bởi rạch Ô Chùa và các phía còn lại giáp đồng trống.
- Gò giữa (gò lớn nhất): 28.246 m2
- Gò nhỏ 1: 6000 m2 (nằm về hướng Đông Bắc so với Gò giữa nối liền với Gò giữa, trông xa Gò giữa và Gò nhỏ này giống như một Gò có 2 đỉnh).
- Gò nhỏ 2: 2000 m2 (nằm về hướng Tây Nam so với Gò giữa và rời với gò này)
- Trước năm 1994,các gò này không có người ở, cây cối rậm rạp như rừng, phần lớn các loại:bún, găng, đế,…
- Từ sau năm 1994 đến nay đã có 5 nóc nhà trên Gò Giữa và Gò Nhỏ 1. Các hộ này được sự cho phép của chính quyền địa phương đã và đang tiến hành khai phá Gò để trồng hoa màu và cây ăn quả. Hiện nay Gò không còn cây dại, phần lớn là hoa màu ngắn hạn và một số cây ăn trái như đu đủ, chuôi, xoài, sa-pô,… chiếm 2/3 diện tích Gò. Riêng chung quanh chân gò thì trồng bạch đằng (2-3 năm tuổi). Ngoài ra trên Gò Nhỏ 2 còn có một số mộ bằng bê tông của cư dân quanh vùng.
Nhìn chung,cảnh quan di tích hiện nay là một gò đất giàu chất dinh dưỡng, thuận lợi cho các loại hoa màu phát triển và hoàn toàn trở thành nơi sản xuất hoa màu, cây ăn trái.
6. Tóm lược thông tin về di tích
Di tích khảo cổ học gò Ô chùa là một gò đất gồm 3 đỉnh, nổi cao hơn so với mặt ruộng xung quanh khoảng 3m. Dấu tích khảo cổ học chủ yếu là gốm, xuất lộ khắp mặt gò với diện tích gần 6 ha.
Gò Ô Chùa được cán bộ bảo tàng Long An phát hiện và năm 1986. Năm 1988, cán bộ bảo tàng Long An và Trung tâm khảo cổ học (thuộc viện khoa học xã hội và nhân văn TP Hồ Chí Minh) đã phúc tra di tích Gò Ô Chùa nhiều lần. Tháng 4-1988, Lê Trung Khá cùng một số đồng nghiệp cũng đã tới đây và ghi nhận “Trên triền gò xuất hiện vô số mảnh gốm mà thành phần chủ yếu là chạc và mảnh gốm hình trụ giống như gốm Óc Eo. Có tìm thấy một quả dọi ở đỉnh gò, một ít mảnh gạch và xương thú. Rất có thể Gò Ô Chùa là một di chỉ vừa là nơi cư trú vừa là nơi sản xuất gốm” (Lê Trung Khá 1996:80). Lê Xuân Diệm và cộng sự tuy cũng xếp Gò Ô Chùa vào phạm trù văn hóa Óc Eo nhưng có nhận xét hơi khác về đồ gốm cho rằng: Đồ gốm ở đây nhìn nhận không giống hẳn gốm thô trong vùng và cũng khác gốm thô trong văn hóa Óc Eo (Lê Xuân Diệm và cộng sự, 1995:99). Bùi Phát Diệm lại xem Gò Ô Chùa thuộc nhóm những di tích tiền sử ở vùng trũng Đồng Tháp Mười, song cũng lưu ý: “Văn hóa tiền sử ở đây không tĩnh lặng và không biến mất đột ngột và theo dòng thời gian nó đã tiến hóa những loại hình mới trong giai đoạn chuyển tiếp mà thật sự là giai đoạn hình thành văn hóa Óc Eo từ vài thế kỉ trước công nguyên đến vài thế kỉ sau công nguyên” (TG nhấn mạnh) (Bùi Phát Diệm 1997:226)
Từ 1988 đến trước đợt khai quật 1997 đã có một số cuộc điều tra được tiến hành tại đây, nhưng chỉ dừng lại ở khảo sát bề mặt, chưa có một hố thăm dò nào được khai đào. Thế nên những ý kiến trên chỉ mang tính ước đoán, vì chỉ mới đơn thuần dựa vào những thu hoạch trên mặt trái đất song phần nào cũng cho thấy tầm quan trọng và những đặc trưng riêng của di tích.
Gò Ô Chùa (gồm 3 gò nhỏ hợp lại) trong bản đồ địa chính Hưng Điền A gọi là Đồi Chùa, số thửa 912. Phía tây gò được bao bọc bởi rạch Ô Chùa và các phía còn lại giáp đồng trống.
- Gò giữa (gò lớn nhất): 28.246 m2
- Gò nhỏ 1: 6000 m2 (nằm về hướng Đông Bắc so với Gò giữa nối liền với Gò giữa, trông xa Gò giữa và Gò nhỏ này giống như một Gò có 2 đỉnh).
- Gò nhỏ 2: 2000 m2 (nằm về hướng Tây Nam so với Gò giữa và rời với gò này)
- Trước năm 1994,các gò này không có người ở, cây cối rậm rạp như rừng, phần lớn các loại:bún, găng, đế,…
- Từ sau năm 1994 đến nay đã có 5 nóc nhà trên Gò Giữa và Gò Nhỏ 1. Các hộ này được sự cho phép của chính quyền địa phương đã và đang tiến hành khai phá Gò để trồng hoa màu và cây ăn quả. Hiện nay Gò không còn cây dại, phần lớn là hoa màu ngắn hạn và một số cây ăn trái như đu đủ, chuôi, xoài, sa-pô,… chiếm 2/3 diện tích Gò. Riêng chung quanh chân gò thì trồng bạch đằng (2-3 năm tuổi). Ngoài ra trên Gò Nhỏ 2 còn có một số mộ bằng bê tông của cư dân quanh vùng.
Nhìn chung,cảnh quan di tích hiện nay là một gò đất giàu chất dinh dưỡng, thuận lợi cho các loại hoa màu phát triển và hoàn toàn trở thành nơi sản xuất hoa màu, cây ăn trái.
0 Bình luận