ĐỊA ĐIỂM AN SƠN
1. Tên di tích: Địa điểm An Sơn
2. Loại công trình: Khu vực khảo cổ
3. Loại di tích: Di tích khảo cổ
4. Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 324/QĐ-BVHTTDL ngày 26 tháng 1 năm 2011
5. Địa chỉ di tích: xã An Ninh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
6. Tóm lược thông tin về di tích
Di tích khảo cổ học An Sơn tọa lạc tại ấp Sơn Lợi, xã An Ninh Tây, huyện Đức Hòa. An Sơn là tên địa danh được các nhà khảo cổ người Pháp của Trường Viễn Đông bác cổ là L. Malleret và P.Levy đặt tên khi phát hiện di chỉ khảo cổ này năm 1938. Di tích An Sơn phân bố trên một gò đất hình bát úp cách tả ngạn sông Vàm Cỏ Đông 280 m, có diện tích khoảng 10.000 m2 , cao hơn khu vực xung quanh khoảng 7m, tầng văn hóa ở vị trí cao nhất trên gò có bề dày trên 4m.Trước khi được Bảo tàng Long An lập hồ sơ đệ trình xếp hạng di tích, di chỉ An Sơn trải qua quá trình nghiên cứu lâu dài.
Sau khi người Pháp phát hiện và đào thám sát như đã nêu ở trên, từ năm 1978, nhiều cuộc khai quật di chỉ này được tiến hành bởi các chuyên gia đầu ngành Kết quả các đợt khai quật đã đem về một khối lượng di vật lớn và giá trị, như: Sưu tập hiện vật gốm với hàng chục ngàn mảnh, trong đó khá nhiều hiện vật còn tương đối nguyên vẹn với nhiều loại hình như nồi, bát, bát bồng, bình, chậu, chì lưới, bi gốm, đồ minh khí…; Sưu tập hiện vật đá với trên 700 hiện vật là công cụ lao động như rìu, đục, bàn mài, cuốc, dao, chày nghiền…; Sưu tập hiện vật xương, sừng, ngà… rất phong phú với các loại hình như vòng trang sức, công cụ như mũi nhọn, sưu tập lưỡi câu…; Sưu tập trang sức bằng vỏ nhuyễn thể, chủ yếu là hạt chuỗi hình ống trụ tròn và khoen tròn nhiều kích thước…; Sưu tập xương, sừng, răng thú của các loài thú rừng đã tuyệt chủng trên vùng đất này như cá sấu, cheo cheo, khỉ, voọc, bò rừng, hổ, hươu, nai, chồn, cáo… và cả thú nuôi như chó, lợn, gà… Đặc biệt là 33 mộ táng, trong đó có một số di cốt tương đối còn nguyên vẹn với nhiều đồ tùy táng. Các nhà nghiên cứu nhận định gốm An Sơn có những tiến bộ đáng kể kỹ thuật so với gốm của cư dân đương thời; công cụ lao động, đồ trang sức được chế tác công phu; quần thể động thực vật ở đây đa dạng, phong phú vào bậc nhất Việt Nam và Đông Nam Á; mộ ở đây cho thấy sọ người An Sơn gần với sọ của cư dân Đông Sơn nhóm loại hình Đông Nam Á (PGS.TS.Nguyễn Lân Cường, Báo cáo về những di cốt người cổ An Sơn, 2005), và đồ tuỳ táng phản ánh sự phân chia giai tầng hay đẳng cấp đã xuất hiện trong xã hội cổ ở An Sơn.
Với những gì được phát hiện và nghiên cứu, An Sơn trong quá khứ là một bức tranh sinh động về môi trường thiên nhiên và cư dân cổ và cuộc sống của họ, mà cụ thể là hoạt động săn bắt, chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp (trồng lúa), chế tác đồ gốm, công cụ lao động, đồ trang sức, ở nhà sàn và sinh hoạt tập thể đông đúc. GS.TS. Peter Bellwood -Trường Đại học Quốc gia Úc, tại Hội thảo báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di chỉ An Sơn ở Bảo tàng Long An, ngày 13/5/2009 nhận định rằng, An Sơn có lẽ là một di chỉ khảo cổ học thời đại đá mới lớn nhất được tìm thấy ở miền Nam Việt Nam. Địa điểm này có thể đã bắt đầu hình thành từ 4.500 năm cách ngày nay. Trong khoảng thời gian ấy, người ta bắt đầu trồng lúa, thuần dưỡng động vật, khai thác đất đai để làm nông nghiệp và các nghề thủ công khác.
An Sơn với những gì đã phát hiện cho thấy đây là một ngôi làng cổ của cư dân Đông Nam bộ đã sống trong khoảng từ 4000-2500 năm cách ngày nay-một bằng chứng sớm nhất, khá đầy đủ và hiếm hoi về sự định cư của cư dân cổ trên vùng đất phía nam của Tổ quốc. Đây là lớp người đầu tiên khai thác vùng đất này với những nỗ lực to lớn để sau đó hậu duệ của họ tiến xuống khai thác châu thổ sông Cửu Long và xây dựng nền văn hóa Óc Eo nổi tiếng vào những thế kỷ đầu Công nguyên.
Việc di chỉ An Sơn được xếp hạng di tích quốc gia một lần nữa khẳng định giá trị và ý nghĩa khoa học của di chỉ khảo cổ này sau bao nhiêu năm nỗ lực khám phá, nghiên cứu của nhiều thế hệ các nhà khảo cổ ở Long An, trong và ngoài nước. Cùng với các di tích khảo cổ được xếp hạng quốc gia trước đây như Bình Tả (Đức Hòa), Ô Chùa (Vĩnh Hưng), Rạch Núi (Cần Giuộc) và nhiều di chỉ khác, An Sơn đã làm cho khảo cổ học ở Long An được biết đến như là một trong những địa phương có nhiều đóng góp lớn đối với khảo cổ học Nam Bộ và cả nước nói chung trong việc từng bước phục dựng một nền văn minh ở Đồng bằng sông Cửu Long, góp phần làm rõ chủ nhân vùng đất mới.
Share on facebook 0 người thích - Thích
ĐỊA ĐIỂM AN SƠN
1. Tên di tích: Địa điểm An Sơn
2. Loại công trình: Khu vực khảo cổ
3. Loại di tích: Di tích khảo cổ
4. Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 324/QĐ-BVHTTDL ngày 26 tháng 1 năm 2011
5. Địa chỉ di tích: xã An Ninh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
6. Tóm lược thông tin về di tích
Di tích khảo cổ học An Sơn tọa lạc tại ấp Sơn Lợi, xã An Ninh Tây, huyện Đức Hòa. An Sơn là tên địa danh được các nhà khảo cổ người Pháp của Trường Viễn Đông bác cổ là L. Malleret và P.Levy đặt tên khi phát hiện di chỉ khảo cổ này năm 1938. Di tích An Sơn phân bố trên một gò đất hình bát úp cách tả ngạn sông Vàm Cỏ Đông 280 m, có diện tích khoảng 10.000 m2 , cao hơn khu vực xung quanh khoảng 7m, tầng văn hóa ở vị trí cao nhất trên gò có bề dày trên 4m.Trước khi được Bảo tàng Long An lập hồ sơ đệ trình xếp hạng di tích, di chỉ An Sơn trải qua quá trình nghiên cứu lâu dài.
Sau khi người Pháp phát hiện và đào thám sát như đã nêu ở trên, từ năm 1978, nhiều cuộc khai quật di chỉ này được tiến hành bởi các chuyên gia đầu ngành Kết quả các đợt khai quật đã đem về một khối lượng di vật lớn và giá trị, như: Sưu tập hiện vật gốm với hàng chục ngàn mảnh, trong đó khá nhiều hiện vật còn tương đối nguyên vẹn với nhiều loại hình như nồi, bát, bát bồng, bình, chậu, chì lưới, bi gốm, đồ minh khí…; Sưu tập hiện vật đá với trên 700 hiện vật là công cụ lao động như rìu, đục, bàn mài, cuốc, dao, chày nghiền…; Sưu tập hiện vật xương, sừng, ngà… rất phong phú với các loại hình như vòng trang sức, công cụ như mũi nhọn, sưu tập lưỡi câu…; Sưu tập trang sức bằng vỏ nhuyễn thể, chủ yếu là hạt chuỗi hình ống trụ tròn và khoen tròn nhiều kích thước…; Sưu tập xương, sừng, răng thú của các loài thú rừng đã tuyệt chủng trên vùng đất này như cá sấu, cheo cheo, khỉ, voọc, bò rừng, hổ, hươu, nai, chồn, cáo… và cả thú nuôi như chó, lợn, gà… Đặc biệt là 33 mộ táng, trong đó có một số di cốt tương đối còn nguyên vẹn với nhiều đồ tùy táng. Các nhà nghiên cứu nhận định gốm An Sơn có những tiến bộ đáng kể kỹ thuật so với gốm của cư dân đương thời; công cụ lao động, đồ trang sức được chế tác công phu; quần thể động thực vật ở đây đa dạng, phong phú vào bậc nhất Việt Nam và Đông Nam Á; mộ ở đây cho thấy sọ người An Sơn gần với sọ của cư dân Đông Sơn nhóm loại hình Đông Nam Á (PGS.TS.Nguyễn Lân Cường, Báo cáo về những di cốt người cổ An Sơn, 2005), và đồ tuỳ táng phản ánh sự phân chia giai tầng hay đẳng cấp đã xuất hiện trong xã hội cổ ở An Sơn.
Với những gì được phát hiện và nghiên cứu, An Sơn trong quá khứ là một bức tranh sinh động về môi trường thiên nhiên và cư dân cổ và cuộc sống của họ, mà cụ thể là hoạt động săn bắt, chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp (trồng lúa), chế tác đồ gốm, công cụ lao động, đồ trang sức, ở nhà sàn và sinh hoạt tập thể đông đúc. GS.TS. Peter Bellwood -Trường Đại học Quốc gia Úc, tại Hội thảo báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di chỉ An Sơn ở Bảo tàng Long An, ngày 13/5/2009 nhận định rằng, An Sơn có lẽ là một di chỉ khảo cổ học thời đại đá mới lớn nhất được tìm thấy ở miền Nam Việt Nam. Địa điểm này có thể đã bắt đầu hình thành từ 4.500 năm cách ngày nay. Trong khoảng thời gian ấy, người ta bắt đầu trồng lúa, thuần dưỡng động vật, khai thác đất đai để làm nông nghiệp và các nghề thủ công khác.
An Sơn với những gì đã phát hiện cho thấy đây là một ngôi làng cổ của cư dân Đông Nam bộ đã sống trong khoảng từ 4000-2500 năm cách ngày nay-một bằng chứng sớm nhất, khá đầy đủ và hiếm hoi về sự định cư của cư dân cổ trên vùng đất phía nam của Tổ quốc. Đây là lớp người đầu tiên khai thác vùng đất này với những nỗ lực to lớn để sau đó hậu duệ của họ tiến xuống khai thác châu thổ sông Cửu Long và xây dựng nền văn hóa Óc Eo nổi tiếng vào những thế kỷ đầu Công nguyên.
Việc di chỉ An Sơn được xếp hạng di tích quốc gia một lần nữa khẳng định giá trị và ý nghĩa khoa học của di chỉ khảo cổ này sau bao nhiêu năm nỗ lực khám phá, nghiên cứu của nhiều thế hệ các nhà khảo cổ ở Long An, trong và ngoài nước. Cùng với các di tích khảo cổ được xếp hạng quốc gia trước đây như Bình Tả (Đức Hòa), Ô Chùa (Vĩnh Hưng), Rạch Núi (Cần Giuộc) và nhiều di chỉ khác, An Sơn đã làm cho khảo cổ học ở Long An được biết đến như là một trong những địa phương có nhiều đóng góp lớn đối với khảo cổ học Nam Bộ và cả nước nói chung trong việc từng bước phục dựng một nền văn minh ở Đồng bằng sông Cửu Long, góp phần làm rõ chủ nhân vùng đất mới.
GS.TS. Peter Bellwood - Trường Đại học Quốc gia Úc tại Hội thảo báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di chỉ An Sơn (Đức Hòa) ở Bảo tàng Long An (13/5/2009).
0 Bình luận