CỤM NHÀ CỔ THANH PHÚ LONG



Share on facebook 0 người thích - Thích

CỤM NHÀ CỔ THANH PHÚ LONG


1. Tên di tích: Cụm nhà cổ Thanh Phú Long
2. Loại công trình: Nhà cấp 4
3. Loại di tích: Di tích kiến trúc nghệ thuật
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định số 43/2007/QĐ- BVHTT ngày 03 tháng 08 năm 2007.
5. Địa chỉ: Ấp Thanh Phú, xã Thanh Phú Long, huyện Châu Thành, tỉnh Long An.
6.Tóm lược thông tin về di tích:
Cụm di tích nhà cổ Thanh Phú Long tọa lạc tại ấp Thanh Phú, xã Thanh Phú Long, huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Di tích này được tạo lập vào khoảng cuối thế kỉ XIX đến những năm đầu thế kỉ XX (1898-1908).
Cụm di tích có 4 ngôi nhà cổ, do 3 anh em dòng họ Nguyễn Hữu khá nổi tiếng của tỉnh Long An xây dựng là: Nguyễn Hữu Hiệp, Nguyễn Hữu Hoanh và Nguyễn Hữu Hùng.
Theo lời kể của bà Trần Thị Ba, bà vợ thứ của Ông Hai Niên, thế hệ thứ 3 kể từ những người đứng ra xây dựng 4 ngôi nhà cổ thì không ai nhớ chính xác ngày tháng năm xây dựng. Qua lời kể, để phục vụ việc xây dựng nhà, chủ nhân đã mời về những người thợ giỏi nhất ở Phú Xuân, Huế thời bấy giờ, với số lượng lên đến vài chục người làm trong vài chục năm các ngôi nhà mới hoàn thành.
Trong 4 ngôi nhà trên được xây dựng biệt lập, có cấu trúc tương đối giống nhau, xây cách đều nhau trên diện tích khoảng 15.000m2, tường gạch, mái ngói. Nghệ thuật trang trí khá phong phú, đa dạng theo những môtíp trang trí cổ điển như “Tứ linh”, “Bát bửu”, “Tứ thời”, cách thể hiện không theo khuôn sáo. Các nghệ nhân sáng tạo nhiều tiểu mục miêu tả cảnh Nam Bộ: về chim, hoa sen, cua, sóc…khá đa dạng, nhuần nhị các kỹ thuật chạm độc, chạm ém mí, chạm lộng, tỉa tách…với thủ pháp điêu luyện.
Do thợ Huế xây cất nhưng do xây dựng nhà ở Nam Bộ nên tất nhiên có sự pha trộn nhất định giữa văn hóa hai miền. toàn bộ rường, cột, đến các bộ tràng kỷ, bàn uống nước đều bằng gỗ quý: căm xe, gõ đỏ…được khảm trai, đá.
Hiện nay, khu nhà cổ có 2 ngôi nhà được chủ nhân sửa chữa theo kiểu tân thời, nhìn từ ngoài vào ít người nghĩ đó là nhà cổ nhưng một số vật dụng trang trí bên trong nhà được bảo quản khá tốt, những bộ ngựa đôi, hoành phi, cột nhà, câu đối, lư đồng, tủ thờ…vẫn giữ nguyên vẹn nét cố kính (nhà của Thầy Xuân và nhà Ba Phong).
Hai ngôi nhà còn lại không được tu bổ kịp thời nên nằm trong cảnh tiêu điều, hoàng tàn. Từ ngoài nhìn vào đã thấy ngay cổng nhà đã hoen rỉ, những bức tường đã mục ruỗng, rong rêu đeo bám đầy, mái nhà bị hư hỏng nặng, có góc bị hỏng toang hoácnhư giếng trời giữa nhà; vật dụng trong nhà cũng không còn nguyên vẹn, một số bộ ngựa, sập, lư đồng, bàn ghế…đã xuống cấp do sự tàn phá của thời gian và bom đạn của chiến tranh. Có thể nói nhà cổ chỉ còn “cái xác”.
Những năm gần đây, Tỉnh đã có kế hoạch phục hồi lại hai ngôi nhà nói trên nhưng do kiến trúc khá phức tạp, đòi hỏi phải có đội ngũ chuyên môn cao. Đặc biệt là kinh phí trùng tu rất lớn nên chưa tiến hành tu bổ, phục chế. Trước mắt, chờ tu bổ, sửa chữa, Tỉnh Long An đã cho dựng mái che rất to và rộng ôm hết diện tích ngôi nhà của bà Trần Thị Ba để chống xuống cấp nhưng đây chỉ là giải pháp tình thế. Nếu không tu bổ kịp thời khu nhà cổ - một công trình kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia sẽ sụp đổ, công việc tu bổ, phục chế càng khó khăn và tốn kém nhiều hơn nữa.
2. Loại công trình: Nhà cấp 4
3. Loại di tích: Di tích kiến trúc nghệ thuật
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định số 43/2007/QĐ- BVHTT ngày 03 tháng 08 năm 2007.
5. Địa chỉ: Ấp Thanh Phú, xã Thanh Phú Long, huyện Châu Thành, tỉnh Long An.
6.Tóm lược thông tin về di tích:
Cụm di tích nhà cổ Thanh Phú Long tọa lạc tại ấp Thanh Phú, xã Thanh Phú Long, huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Di tích này được tạo lập vào khoảng cuối thế kỉ XIX đến những năm đầu thế kỉ XX (1898-1908).
Cụm di tích có 4 ngôi nhà cổ, do 3 anh em dòng họ Nguyễn Hữu khá nổi tiếng của tỉnh Long An xây dựng là: Nguyễn Hữu Hiệp, Nguyễn Hữu Hoanh và Nguyễn Hữu Hùng.
Theo lời kể của bà Trần Thị Ba, bà vợ thứ của Ông Hai Niên, thế hệ thứ 3 kể từ những người đứng ra xây dựng 4 ngôi nhà cổ thì không ai nhớ chính xác ngày tháng năm xây dựng. Qua lời kể, để phục vụ việc xây dựng nhà, chủ nhân đã mời về những người thợ giỏi nhất ở Phú Xuân, Huế thời bấy giờ, với số lượng lên đến vài chục người làm trong vài chục năm các ngôi nhà mới hoàn thành.
Trong 4 ngôi nhà trên được xây dựng biệt lập, có cấu trúc tương đối giống nhau, xây cách đều nhau trên diện tích khoảng 15.000m2, tường gạch, mái ngói. Nghệ thuật trang trí khá phong phú, đa dạng theo những môtíp trang trí cổ điển như “Tứ linh”, “Bát bửu”, “Tứ thời”, cách thể hiện không theo khuôn sáo. Các nghệ nhân sáng tạo nhiều tiểu mục miêu tả cảnh Nam Bộ: về chim, hoa sen, cua, sóc…khá đa dạng, nhuần nhị các kỹ thuật chạm độc, chạm ém mí, chạm lộng, tỉa tách…với thủ pháp điêu luyện.
Do thợ Huế xây cất nhưng do xây dựng nhà ở Nam Bộ nên tất nhiên có sự pha trộn nhất định giữa văn hóa hai miền. toàn bộ rường, cột, đến các bộ tràng kỷ, bàn uống nước đều bằng gỗ quý: căm xe, gõ đỏ…được khảm trai, đá.
Hiện nay, khu nhà cổ có 2 ngôi nhà được chủ nhân sửa chữa theo kiểu tân thời, nhìn từ ngoài vào ít người nghĩ đó là nhà cổ nhưng một số vật dụng trang trí bên trong nhà được bảo quản khá tốt, những bộ ngựa đôi, hoành phi, cột nhà, câu đối, lư đồng, tủ thờ…vẫn giữ nguyên vẹn nét cố kính (nhà của Thầy Xuân và nhà Ba Phong).
Hai ngôi nhà còn lại không được tu bổ kịp thời nên nằm trong cảnh tiêu điều, hoàng tàn. Từ ngoài nhìn vào đã thấy ngay cổng nhà đã hoen rỉ, những bức tường đã mục ruỗng, rong rêu đeo bám đầy, mái nhà bị hư hỏng nặng, có góc bị hỏng toang hoácnhư giếng trời giữa nhà; vật dụng trong nhà cũng không còn nguyên vẹn, một số bộ ngựa, sập, lư đồng, bàn ghế…đã xuống cấp do sự tàn phá của thời gian và bom đạn của chiến tranh. Có thể nói nhà cổ chỉ còn “cái xác”.
Những năm gần đây, Tỉnh đã có kế hoạch phục hồi lại hai ngôi nhà nói trên nhưng do kiến trúc khá phức tạp, đòi hỏi phải có đội ngũ chuyên môn cao. Đặc biệt là kinh phí trùng tu rất lớn nên chưa tiến hành tu bổ, phục chế. Trước mắt, chờ tu bổ, sửa chữa, Tỉnh Long An đã cho dựng mái che rất to và rộng ôm hết diện tích ngôi nhà của bà Trần Thị Ba để chống xuống cấp nhưng đây chỉ là giải pháp tình thế. Nếu không tu bổ kịp thời khu nhà cổ - một công trình kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia sẽ sụp đổ, công việc tu bổ, phục chế càng khó khăn và tốn kém nhiều hơn nữa.





0 Bình luận