Số người đang online : 26 ĐÌNH TRUNG LÀNG ĐỎ HƯNG DŨNG - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

ĐÌNH TRUNG LÀNG ĐỎ HƯNG DŨNG
post image
ĐÌNH TRUNG LÀNG ĐỎ HƯNG DŨNG

Đã được xếp hạng cấp Quôc gia theo quyết định số 84/ QĐ- VH ngày 27/...


ĐÌNH TRUNG LÀNG ĐỎ HƯNG DŨNG

 
1.   Tên di tích: Đình Trung làng Đỏ Hưng Dũng
2.   Loại công trình: Làng
3.   Loại di tích:
4.   Quyết định: Đã được xếp hạng cấp Quôc gia theo quyết định số 84/ QĐ- VH ngày 27/ 4/ 1990 của Bộ VHTT thể thao và du lịch
5.   Địa điểm: phường Hưng Dũng, thành phố Vinh
6.   Thông tin về di tích
        Di tích làng đỏ Hưng Dũng gồm:
             -    Di tích Đình Trung
             -    Nhà ông Nguyễn Sỹ Huyến
             -    Nhà ông Nguyễn Hữu Diên
             -    Cây sanh Chùa Nia
             -    Dăm mụ nuôi
* Đình Trung
       Đình Trung thuộc khối Văn Trung phường Hưng Dũng, thành phố Vinh. Là một bộ phận trong tổng thể di tích Làng đỏ Hưng Dũng.
      Vào năm 1929 có tên cai tổng Yên Trường là Nguyễn Trung Hợp vốn hống hách láo xược. Nó đã liên kết với thực dân Pháp cướp đất mở các nhà máy. Cuối năm 1929 dưới sự chỉ đạo của tổ chức Tân Việt và những người yêu nước, nhân dân đã đến bao vây Đình Trung đòi tên Nguyễn Trung Hợp phải trả lại đát cho nhân dân. Quan phủ Phan Hữu Vân về làm việc tại làng cũng bị nhân dân bắt giam. Cuộc đáu tranh diễn ra suốt 3 ngày đêm. Trước sức mạnh cảu quần chúng nhân dân, bọn quan lại phải cúi đầu nhận yêu sách.
Tháng 3/1930 chi bộ Đảng Hưng Dũng ra đời phong trào Xô Viết trong làng nổ ra khắp nơi. Chính quyền địch ở địa phương tan rã. Ngày 30/8/1930 nhândân đã kéo đến Đình Trung bắt bọn hào lý trong làng phải giao lại con dấu và sổ sách lập nên xã bộ nông, một hình thức chính quyền Xô Viết ở Hưng Dũng. Bắt đàu từ đây Đình Trung trở thành trụ sở của xã bộ nông, là nơi sinh hoạt, hội hè, mít tinh của nhân dân. Mọi hoạt động về kinh tế, văn hoá, chính trị đều được chính quyền xã giải quyết.
       Khi phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh tạm lắng xuống, địch tập trung mọi lực lượng để đàn áp phong trào và xứ uỷ hiện đang đóng ở Hưng Dũng. Thực dân Pháp đã lấy Đình Trung để đóng đồn, làm nơi tạm giam và tra khảo các chiến sỹ cộng sản.
       Sau khi cách mạng tháng 8/1945 thành công, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ra đời thì Đình Trung lại trở thành nơi làm việc của nhân dân Hưng Dũng. Ngày nay Đình Trung trở thành nơi sinh hoạt tinh thần của nhân dân và là nơi trưng bày truyền thống về làng đỏ Hưng Dũng, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước đấu tranh cách mạng cho thế hệ trẻ.
* Nhà ông Nguyễn Sỹ Huyến
       Nhà ông Nguyễn Sỹ Huyến thuộc khối Xuân Tiến - phường Hưng Dũng - thành phố Vinh. Là một bộ phận trong tổng thể di tích Làng đỏ Hưng Dũng.
       Tháng 3/1930 xứ uỷ Trung Kỳ đã chọn Hưng Dũng làm cơ quan để hoạt động. Nhiều đồng chí lãnh đạo của xứ uỷ như Nguyễn Phong Sắc, Lê Mao, Nguyễn Lợi đã chọn nhà ông Nguyến Sỹ Huyến (là công nhân trước đây) làm nghề bưu điện cho thực dân Pháp rất có cảm tình với cách mạng làm cơ quan ấn loát.
      Tại nhà ông Nguyến Sỹ Huyến nhiều truyền đơn báo chí của xứ uỷ được in. Ngoài công việc chuyển tài liệu, nhà ông Nguyễn Sỹ Huyến còn là nơi che dấu nuôi nấng cán bộ về làm việc tại xứ uỷ như đồng chí Nguyễn Phong Sắc, Nguyễn Đức Cảnh, Lê Viết Thuật, Lê Mao.
       Sau phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, gia dình ông bị thực dân Pháp đến đàn áp, nhà cửa bị phá dỡ, bản thân ông bị bắt đi tù đày và tra khảo ở nhà lao Vinh.
* Nhà ông Nguyễn Hữu Diên:
       Nhà ông Nguyễn Hữu Diên thuộc khối Xuân Nam phường Hưng Dũng thành phố Vinh. Là một bộ phận trong tổng thể di tích Làng đỏ Hưng Dũng.
        Năm 1930 khi xứ uỷ Trung Kỳ chọn Hưng Dũng để làm cơ quan để hoạt động Xứ uỷ Trung Kỳ đã chọn nhà ông Nguyễn Hữu Diên làm nơi ấn loát. Tại nhà ông Nguyễn Hữu Diên, những tin tức chỉ thị báo chí của Đảng được in và chuyển đi xuống các cơ sở. Nhiều báo chí của xứ uỷ đã được in ở đây như báo lao khổ, báo tiến lên.
       Gia đình ông Nguyễn Hữu Diên không những là nơi ấn loát của xứ uỷ Trung Kỳ mà còn là nơi nuôi dấu cán bộ. Cả gia đình ông đều tham gia hoạt động cách mạng. Năm 1950 với sự cống hiến lớn lao của gia đình ông Diên, Đảng và Nhà nước đã công nhận ông bà Diên là là gia đình có công với nước.
* Dăm Mụ Nuôi
        Dăm mụ nuôi thuộc khối Xuân Đông phường Hưng Dũng thành phố Vinh. Là một bộ phận trong tổng thể di tích Làng đỏ Hưng Dũng.
Trước khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời, ở Yên Dũng Thượng đã xuất hiện các phong trào đấu tranh chống sưu cao thuế nặng, chống áp bức bóc lột của đế quốc phong kiến. Sau khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời ngày 03/02/1930, dưới sự chỉ đạo của xứ uỷ Trung Kỳ và tỉnh uỷ Vinh Bến Thuỷ, vào ngày 03/4/ 1930 tại Làng Đức Thánh trên gò đất Dăm Mụ Nuôi - Chi bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam của xã Yên Dũng Thượng ra đời. Hội nghị đã cử đ/c Nguyễn Tiến Cuông làm bí thư, đ/c Dương Xuyến làm phó bí thư. Đây là hội nghị thành lập chi bộ Đảng Hưng Dũng. Dăm Mụ Nuôi trở thành nơi hội họp bắt liên lạc bàn bạc tổ chức các cuộc đấu tranh trong làng xã. Các đồng chí: Nguyễn Phong Sắc, Lê Mao, Lê Viết Thuật, Nguyễn Đức Cảnh thường xuyên về tham gia hội họp tại đây. Cũng tại Dăm Mụ Nuôi Chi bộ đảng Hưng Dũng đã thành lập các tổ chức quần chúng như Thanh niên cộng sản đoàn, Nông hội đỏ, Hội phụ nữ, Hội cứu tế đỏ, Đội xích vệ. Trước ngày 01/5/1930 chi bộ Đảng Hưng Dũng đã tổ chức nhiều cuộc họp tại Dăm Mụ Nuôi để chỉ đạo cuộc biểu tình trong ngày 01/5.
       Cuối năm 1930 sau khi chính quyền Xô Viết công nông thành lập ở Hưng Dũng, Dăm mụ nuôi trở thành nơi mít tinh hội họp, tổ chức các buổi diễn thuyết, ca hát, vui chơi  của nhân dân.
        Trong thời kỳ 1930- 1931 Dăm mụ nuôi đã chứng kiến sự ra đời của một chi bộ Đảng, là địa điểm liên lạc hội họp mít tinh của chị bộ xã Hưng Dũng. Sau khi cách mạng tháng tám thành công nhiều cuộc hội họp của xứ uỷ Trung Kỳ đã được tổ chức tại đây. Ngày nay Dăm Mụ Nuôi trở thành nơi gửi gắm tâm linh của bao người, là nơi giáo dục về truyền thống yêu nước đấu tranh cách mạng truyền thống cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

 

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành