ĐỊA ĐẠO ĐÁM TOÁI
1. Tên di tích: Địa đạo Đám Toái
2. Loại công trình:
3. Loại di tích: lịch sử
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 2307/QĐ ngày 30 tháng 12 năm 1991 của Bộ Văn hóa - Thông tin và Thể thao (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch)
5. Địa chỉ di tích: Thôn Phú Quý, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
6. Tóm lược thông tin về di tích
Địa đạo Đám Toái (còn gọi là Trạm phẫu thuật tiền phương A100) là công trình kiến trúc đặc biệt trong chiến tranh được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia vào năm 1991. Địa đạo Đám Toái thuộc địa phận xóm Đông, thôn Phú Quý, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi là một địa danh ghi dấu bản anh hùng ca cách mạng về công cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của dân tộc qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược; đồng thời, đây cũng là nơi khắc sâu tội ác vô cùng dã man của quân xâm lược Mỹ đã gây ra đối với đồng bào thân yêu của chúng ta.
Địa đạo Đám Toái cùng với nhiều địa đạo khác ở xã Bình Châu được đào kể từ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) với mục đích là để sử dụng trong chiến đấu và sơ tán người, tài sản trong lúc giặc đi càn, cướp phá của cải và sát hại dân lành trên mảnh đất quê hương. Trong kháng chiến chống Mỹ sau này, Địa đạo Đám Toái được củng cố và mở rộng thêm với tổng chiều dài đường hầm lên tới trên 100 mét theo hình dạng đường zic-zăc, nằm sâu dưới lòng đất 5 mét, rộng 1,4 mét, cao 1,6 mét. Với đặc điểm cấu tạo như vậy, địa đạo có thể dùng làm nơi trú ẩn an toàn cho hàng trăm người cùng lúc và cũng là nơi cất giấu lương thực và các nhu yếu phẩm cần thiết cho nhiều người sử dụng trong thời gian dài. Trong địa đạo có đến hàng trăm ngóc ngách (nhân dân hồi ấy thường gọi là ga), mỗi ga có thể để được giường tre cá nhân dã chiến dùng làm nơi cứu chữa thương bệnh binh.
Trong những năm 1964-1965, nhận thấy Địa đạo Đám Toái nằm trên vùng đất có truyền thống cách mạng lâu đời, có địa thế bí mật, an toàn lại thuận tiện trong việc di chuyển thương bệnh binh, mặt khác, đây cũng là một địa đạo có quy mô khá lớn, kết cấu địa tầng vững chắc nên Ban chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ngãi và Bộ Tư lệnh Quân khu V quyết định đặt trạm phẫu thuật tiền phương với mật danh A100 tại thôn Phú Quý và sử dụng Địa đạo Đám Toái làm bệnh viện dã chiến. Từ đó, tất cả thương bệnh binh ở vùng phía đông hai huyện Bình Sơn và Sơn Tịnh đều được chuyển về cứu chữa và điều trị tại trạm phẫu thuật này trước khi chuyển lên vùng căn cứ an toàn ở phía tây Quảng Ngãi.
Khi nhà cầm quyền Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược chiến tranh cục bộ đưa quân viễn chinh sang tham chiến trên toàn chiến trường miền Nam Việt Nam, chúng vấp phải sự kháng cự quyết liệt và đầy quả cảm của quân dân ta, mà điển hình là trận Vạn Tường lịch sử diễn ra vào ngày 18/8/1965 tại thôn Vạn Tường, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Với trận đánh này, ta đã đánh bại cuộc hành quần càn quét lớn nhất đầu tiên của Mỹ, loại ra khỏi vòng chiến đấu 919 tên địch, bắn rơi 13 máy bay trực thăng, bắn cháy 22 xe tăng, xe bọc thép các loại... Tuy nhiên, phía ta cũng bị tổn thất đáng kể, nhiều chiến sĩ đã anh dũng hy sinh và hàng trăm chiến sĩ, nhân dân trong vùng bị thương vong. Trạm phẫu thuật tiền phương A100 đã tiếp nhận toàn bộ thương binh sau trận đánh Vạn Tường và nhân dân trong vùng bị giặc Mỹ gây hại để cứu chữa.
Sau thất bại cay đắng ở trận Vạn Tường, quân đội Mỹ đã hung hăng trả đũa bằng nhiều cuộc hành quân càn quét ở vùng đông huyện Bình Sơn, trong đó có xã Bình Châu, chúng thẳng tay đốt phá xóm làng, giết hại nhân dân. Sáng ngày 9/9/1965, sau khi đổ bộ vào bãi biển Ba Làng An, lính Mỹ đã càn lên đồi Phú Quý lùng sục và phát hiện ra địa đạo, bắt được y sĩ Lâm và y tá Lệ dưới hầm bí mật cách cửa địa đạo khoảng 30 mét, chúng dùng dây trói chung hai đồng chí vào nhau, đặt ngồi trên một khối thuốc nổ lớn ngay cửa địa đạo rồi dùng loa kêu gọi quân ta đầu hàng nhưng đều vô hiệu. Đáp trả lại lời chúng chỉ là những tràng đạn AK đanh thép vang lên từ các cửa địa đạo. Biết không thể khuất phục được ý chí chiến đấu ngoan cường của quân dân ta, chúng đã dã man và đê hèn cho nổ mìn giết chết hai đồng chí Lâm và Lệ, xương thịt của họ tan nát thành từng mảnh, đồng thời chúng dùng một lượng thuốc nổ lớn để đánh sập hoàn toàn địa đạo. Toàn bộ 66 người gồm: thương bệnh binh, y bác sĩ, hộ lý và nhân dân đang điều trị và làm nhiệm vụ tại đây đã anh dũng hy sinh và nằm lại trong lòng đất sâu thẳm vì nền độc lập, tự do của dân tộc.
Ngay sau khi lính Mỹ rút đi, lực lượng du kích cùng với người dân Phú Quý đã cất công tìm kiếm, lượm lặt từng mảnh thi thể còn lại của y sĩ Lâm và y tá Lệ rồi chôn cất vào một nấm mộ chung. Còn về địa đạo bị đánh sập, nhân dân ta cũng cố công đào bới nhưng chỉ tìm kiếm và đưa lên chôn cất được 5 thi thể ở ngay sát cửa hầm, số còn lại vẫn phải nằm sâu trong lòng địa đạo cho đến sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất. Vì biết không thể nào khai quật được địa đạo trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt lúc bấy giờ nên dân làng đã nghĩ cách đắp thêm phần đất phía trên địa đạo thành một nấm mộ lớn, hình dáng ngoằn ngoèo như hình một con rồng, ngày đêm chăm lo nhang khói để tỏ lòng biết ơn đối với những người đã ngã xuống. Đến năm 1997, tức là 32 năm sau ngày xảy ra sự kiện đau thương và anh dũng trên, Địa đạo Đám Toái mới được Quân khu 5 và tỉnh Quảng Ngãi tiến hành khai quật, phát hiện 64 hài cốt các y bác sĩ, hộ lý, thương bệnh binh và nhân dân rồi quy tập xây dựng thành khu nghĩa trang liệt sĩ trong khuôn viên địa đạo cùng với nấm mộ chung của y sĩ Lâm và y tá Lệ. Rất tiếc rằng, trong 66 phần mộ đó, chỉ có một số rất ít là đã xác định được danh tính, phần lớn còn lại đều được ghi chung trên bia mộ cùng một dòng chữ: “LIỆT SỸ CHƯA XÁC ĐỊNH TÊN”, ngay cả đến y tá Lệ, chúng ta cũng chỉ mới được biết chị qua cái tên chứ chưa được biết chị sinh ra từ miền quê nào của Tổ quốc.
Cùng tiến hành song song với việc khai quật địa đạo và xây dựng khu nghĩa trang, tỉnh Quảng Ngãi cũng đã đầu tư phục dựng địa đạo trở lại gần như hiện trạng ban đầu trong một khuôn viên rộng lớn và thoáng đãng, cảnh quan đẹp mắt, có trồng nhiều cây xanh để che bóng mát cho các anh hùng liệt sĩ yên giấc ngủ ngàn thu. Một nhà bia tưởng niệm tôn nghiêm và một tượng đài uy nghi được xây dựng ngay trên nền địa đạo, trên tượng đài khắc hoạ hình ảnh kiên cường của y sĩ Lâm và y tá Lệ trước lúc hy sinh, tất cả như khắc sâu tội ác vô cùng dã man của quân xâm lược Mỹ và ghi dấu về tinh thần đấu tranh anh dũng, kiên cường, bất khuất của nhân dân ta.
Ngày nay, Địa đạo Đám Toái vẫn thường xuyên đón những cựu chiến binh về thăm lại chiến trường xưa và nhiều đoàn khách đến tham quan, tìm hiểu về di tích lịch sử này, trong đó có cả những cựu binh Mỹ đã từng tham chiến tại chiến trường Quảng Ngãi. Đến với Địa đạo Đám Toái, bạn sẽ hiểu rõ hơn về những năm tháng chiến tranh ác liệt cùng với tinh thần chiến đấu anh dũng, quật khởi, ngoan cường của nhân dân huyện Bình Sơn anh hùng. Không những thế, đến với Địa đạo Đám Toái, bạn cũng chứng kiến được sự thay da đổi thịt hằng ngày trên quê hương cách mạng với những xóm làng trù phú, đông vui bên cạnh bãi biển Ba Làng An thơ mộng, hiền hòa - nơi hứa hẹn sẽ là một khu du lịch biển lý tưởng dành cho du khách.
Share on facebook 0 người thích - Thích
Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 2307/QĐ...
ĐỊA ĐẠO ĐÁM TOÁI
1. Tên di tích: Địa đạo Đám Toái
2. Loại công trình:
3. Loại di tích: lịch sử
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 2307/QĐ ngày 30 tháng 12 năm 1991 của Bộ Văn hóa - Thông tin và Thể thao (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch)
6. Tóm lược thông tin về di tích
Địa đạo Đám Toái (còn gọi là Trạm phẫu thuật tiền phương A100) là công trình kiến trúc đặc biệt trong chiến tranh được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia vào năm 1991. Địa đạo Đám Toái thuộc địa phận xóm Đông, thôn Phú Quý, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi là một địa danh ghi dấu bản anh hùng ca cách mạng về công cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của dân tộc qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược; đồng thời, đây cũng là nơi khắc sâu tội ác vô cùng dã man của quân xâm lược Mỹ đã gây ra đối với đồng bào thân yêu của chúng ta.
Địa đạo Đám Toái cùng với nhiều địa đạo khác ở xã Bình Châu được đào kể từ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) với mục đích là để sử dụng trong chiến đấu và sơ tán người, tài sản trong lúc giặc đi càn, cướp phá của cải và sát hại dân lành trên mảnh đất quê hương. Trong kháng chiến chống Mỹ sau này, Địa đạo Đám Toái được củng cố và mở rộng thêm với tổng chiều dài đường hầm lên tới trên 100 mét theo hình dạng đường zic-zăc, nằm sâu dưới lòng đất 5 mét, rộng 1,4 mét, cao 1,6 mét. Với đặc điểm cấu tạo như vậy, địa đạo có thể dùng làm nơi trú ẩn an toàn cho hàng trăm người cùng lúc và cũng là nơi cất giấu lương thực và các nhu yếu phẩm cần thiết cho nhiều người sử dụng trong thời gian dài. Trong địa đạo có đến hàng trăm ngóc ngách (nhân dân hồi ấy thường gọi là ga), mỗi ga có thể để được giường tre cá nhân dã chiến dùng làm nơi cứu chữa thương bệnh binh.
Trong những năm 1964-1965, nhận thấy Địa đạo Đám Toái nằm trên vùng đất có truyền thống cách mạng lâu đời, có địa thế bí mật, an toàn lại thuận tiện trong việc di chuyển thương bệnh binh, mặt khác, đây cũng là một địa đạo có quy mô khá lớn, kết cấu địa tầng vững chắc nên Ban chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ngãi và Bộ Tư lệnh Quân khu V quyết định đặt trạm phẫu thuật tiền phương với mật danh A100 tại thôn Phú Quý và sử dụng Địa đạo Đám Toái làm bệnh viện dã chiến. Từ đó, tất cả thương bệnh binh ở vùng phía đông hai huyện Bình Sơn và Sơn Tịnh đều được chuyển về cứu chữa và điều trị tại trạm phẫu thuật này trước khi chuyển lên vùng căn cứ an toàn ở phía tây Quảng Ngãi.
Khi nhà cầm quyền Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược chiến tranh cục bộ đưa quân viễn chinh sang tham chiến trên toàn chiến trường miền Nam Việt Nam, chúng vấp phải sự kháng cự quyết liệt và đầy quả cảm của quân dân ta, mà điển hình là trận Vạn Tường lịch sử diễn ra vào ngày 18/8/1965 tại thôn Vạn Tường, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Với trận đánh này, ta đã đánh bại cuộc hành quần càn quét lớn nhất đầu tiên của Mỹ, loại ra khỏi vòng chiến đấu 919 tên địch, bắn rơi 13 máy bay trực thăng, bắn cháy 22 xe tăng, xe bọc thép các loại... Tuy nhiên, phía ta cũng bị tổn thất đáng kể, nhiều chiến sĩ đã anh dũng hy sinh và hàng trăm chiến sĩ, nhân dân trong vùng bị thương vong. Trạm phẫu thuật tiền phương A100 đã tiếp nhận toàn bộ thương binh sau trận đánh Vạn Tường và nhân dân trong vùng bị giặc Mỹ gây hại để cứu chữa.
Sau thất bại cay đắng ở trận Vạn Tường, quân đội Mỹ đã hung hăng trả đũa bằng nhiều cuộc hành quân càn quét ở vùng đông huyện Bình Sơn, trong đó có xã Bình Châu, chúng thẳng tay đốt phá xóm làng, giết hại nhân dân. Sáng ngày 9/9/1965, sau khi đổ bộ vào bãi biển Ba Làng An, lính Mỹ đã càn lên đồi Phú Quý lùng sục và phát hiện ra địa đạo, bắt được y sĩ Lâm và y tá Lệ dưới hầm bí mật cách cửa địa đạo khoảng 30 mét, chúng dùng dây trói chung hai đồng chí vào nhau, đặt ngồi trên một khối thuốc nổ lớn ngay cửa địa đạo rồi dùng loa kêu gọi quân ta đầu hàng nhưng đều vô hiệu. Đáp trả lại lời chúng chỉ là những tràng đạn AK đanh thép vang lên từ các cửa địa đạo. Biết không thể khuất phục được ý chí chiến đấu ngoan cường của quân dân ta, chúng đã dã man và đê hèn cho nổ mìn giết chết hai đồng chí Lâm và Lệ, xương thịt của họ tan nát thành từng mảnh, đồng thời chúng dùng một lượng thuốc nổ lớn để đánh sập hoàn toàn địa đạo. Toàn bộ 66 người gồm: thương bệnh binh, y bác sĩ, hộ lý và nhân dân đang điều trị và làm nhiệm vụ tại đây đã anh dũng hy sinh và nằm lại trong lòng đất sâu thẳm vì nền độc lập, tự do của dân tộc.
Ngay sau khi lính Mỹ rút đi, lực lượng du kích cùng với người dân Phú Quý đã cất công tìm kiếm, lượm lặt từng mảnh thi thể còn lại của y sĩ Lâm và y tá Lệ rồi chôn cất vào một nấm mộ chung. Còn về địa đạo bị đánh sập, nhân dân ta cũng cố công đào bới nhưng chỉ tìm kiếm và đưa lên chôn cất được 5 thi thể ở ngay sát cửa hầm, số còn lại vẫn phải nằm sâu trong lòng địa đạo cho đến sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất. Vì biết không thể nào khai quật được địa đạo trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt lúc bấy giờ nên dân làng đã nghĩ cách đắp thêm phần đất phía trên địa đạo thành một nấm mộ lớn, hình dáng ngoằn ngoèo như hình một con rồng, ngày đêm chăm lo nhang khói để tỏ lòng biết ơn đối với những người đã ngã xuống. Đến năm 1997, tức là 32 năm sau ngày xảy ra sự kiện đau thương và anh dũng trên, Địa đạo Đám Toái mới được Quân khu 5 và tỉnh Quảng Ngãi tiến hành khai quật, phát hiện 64 hài cốt các y bác sĩ, hộ lý, thương bệnh binh và nhân dân rồi quy tập xây dựng thành khu nghĩa trang liệt sĩ trong khuôn viên địa đạo cùng với nấm mộ chung của y sĩ Lâm và y tá Lệ. Rất tiếc rằng, trong 66 phần mộ đó, chỉ có một số rất ít là đã xác định được danh tính, phần lớn còn lại đều được ghi chung trên bia mộ cùng một dòng chữ: “LIỆT SỸ CHƯA XÁC ĐỊNH TÊN”, ngay cả đến y tá Lệ, chúng ta cũng chỉ mới được biết chị qua cái tên chứ chưa được biết chị sinh ra từ miền quê nào của Tổ quốc.
Cùng tiến hành song song với việc khai quật địa đạo và xây dựng khu nghĩa trang, tỉnh Quảng Ngãi cũng đã đầu tư phục dựng địa đạo trở lại gần như hiện trạng ban đầu trong một khuôn viên rộng lớn và thoáng đãng, cảnh quan đẹp mắt, có trồng nhiều cây xanh để che bóng mát cho các anh hùng liệt sĩ yên giấc ngủ ngàn thu. Một nhà bia tưởng niệm tôn nghiêm và một tượng đài uy nghi được xây dựng ngay trên nền địa đạo, trên tượng đài khắc hoạ hình ảnh kiên cường của y sĩ Lâm và y tá Lệ trước lúc hy sinh, tất cả như khắc sâu tội ác vô cùng dã man của quân xâm lược Mỹ và ghi dấu về tinh thần đấu tranh anh dũng, kiên cường, bất khuất của nhân dân ta.
Ngày nay, Địa đạo Đám Toái vẫn thường xuyên đón những cựu chiến binh về thăm lại chiến trường xưa và nhiều đoàn khách đến tham quan, tìm hiểu về di tích lịch sử này, trong đó có cả những cựu binh Mỹ đã từng tham chiến tại chiến trường Quảng Ngãi. Đến với Địa đạo Đám Toái, bạn sẽ hiểu rõ hơn về những năm tháng chiến tranh ác liệt cùng với tinh thần chiến đấu anh dũng, quật khởi, ngoan cường của nhân dân huyện Bình Sơn anh hùng. Không những thế, đến với Địa đạo Đám Toái, bạn cũng chứng kiến được sự thay da đổi thịt hằng ngày trên quê hương cách mạng với những xóm làng trù phú, đông vui bên cạnh bãi biển Ba Làng An thơ mộng, hiền hòa - nơi hứa hẹn sẽ là một khu du lịch biển lý tưởng dành cho du khách.
0 Bình luận