ĐỀN THỜ NGUYỄN CẢNH HOAN
ĐỀN THỜ NGUYỄN CẢNH HOAN
1. Tên di tích : Đền thờ Nguyễn Cảnh Hoan
2. Loại công trình: Đền thờ
3. Loại di tích: di tích lịch sử cấp quốc gia
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số: 2571 ngày 10 tháng 3 năm 1991
5. Địa điểm: xã Lưu Sơn huyện Đô Lương, Nghệ An
6. Thông tin về di tích
Nguyễn Cảnh Hoan sinh ngày 01 tháng 01 năm 1501, ngày còn nhỏ học giỏi lắm, lên 8 tuổi đã biết làm câu đối mừng thọ, mừng xuân. Lớn lên được học trường võ thuật của nhà Lê
Năm 1536 ra giúp nước, phò vua Lê Trang Tông. Ông đã từng cầm quân đánh giặc xâm lấn ở phía bắc và vùng tây nam của tổ quốc, do có nhiều công lao được vua Lê phong cho cấp: “Bộ binh thượng thư thái phó tấn quốc công” năm 1553. Ông mất ngày 15 tháng 06 năm 1576, thọ 76 tuổi. Khi mất được vua Lê truy tặng “Hùng nghi khuông tế trạch dân đại vương”, thi hài mai táng tại Thanh Chương – Nghệ An
Năm 1587 triều đình cử quốc sư Hoà Chính và thái bảo thư quận công Nguyễn Cảnh Kiên (Con Nguyễn Cảnh Hoan) đem quân về dời mộ Nguyễn Cảnh Hoan từ Thanh Chương về cát táng tại vùng Rú Cấm Chọ Mây, làng Cẩm Hoa Thượng (Cẩm Ngọc – Tràng Sơn - Đô Lương – Nghệ An). Vua Lê ra chiếu cấp 53 héc ta đồi núi bao quanh mộ Nguyễn Cảnh Hoan, cho phép dòng họ Nguyễn Cảnh bảo vệ lăng tẩm.
Năm 1587 vua Lê chỉ dụ cho làng Cẩm Hoa Vinh và họ Nguyễn Cảnh lập đền thờ thái phó Nguyễn Cảnh Hoan
Năm 1602 vua Lê Chiêu Thống ra chiếu chỉ “Chiêu Thống Nguyên Niên”. Làng Tràng Thịnh và họ Nguyễn Cảnh xây đền Thượng cung
Năm 1787 Can hầu Nguyễn Cảnh Thiên (Cháu đích tôn Nguyễn Cảnh Hoan) làm quan đại triều nhà Lê về xây dựng đền trung và đền hạ. Đền được xây dựng theo kiến trúc rất độc đáo, có cổng vào rất cao lớn, bề thế và uy nghiêm hai bên cổng có tượng hai vị tướng Văn - Võ. Phần chính của đền có nhà bái đường 3 gian và 3 gian điện thờ hay còn gọi là hậu cung, nhà được làm bằng gỗ quý theo kiểu thông thiên thượng ốc, lối Oi- bẫy- chuyền chụp, trên các xà, hạ, bẫy được chạm trổ rất tinh xảo, độc đáo, các nét hoa văn chim, cá chép, đầu rồng rất mềm mại và uy nghiêm.
Share on facebook 0 người thích - Thích

Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số: 2571...
ĐỀN THỜ NGUYỄN CẢNH HOAN

1. Tên di tích : Đền thờ Nguyễn Cảnh Hoan
2. Loại công trình: Đền thờ
3. Loại di tích: di tích lịch sử cấp quốc gia
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số: 2571 ngày 10 tháng 3 năm 1991
5. Địa điểm: xã Lưu Sơn huyện Đô Lương, Nghệ An
6. Thông tin về di tích
Nguyễn Cảnh Hoan sinh ngày 01 tháng 01 năm 1501, ngày còn nhỏ học giỏi lắm, lên 8 tuổi đã biết làm câu đối mừng thọ, mừng xuân. Lớn lên được học trường võ thuật của nhà Lê
Năm 1536 ra giúp nước, phò vua Lê Trang Tông. Ông đã từng cầm quân đánh giặc xâm lấn ở phía bắc và vùng tây nam của tổ quốc, do có nhiều công lao được vua Lê phong cho cấp: “Bộ binh thượng thư thái phó tấn quốc công” năm 1553. Ông mất ngày 15 tháng 06 năm 1576, thọ 76 tuổi. Khi mất được vua Lê truy tặng “Hùng nghi khuông tế trạch dân đại vương”, thi hài mai táng tại Thanh Chương – Nghệ An
Năm 1587 triều đình cử quốc sư Hoà Chính và thái bảo thư quận công Nguyễn Cảnh Kiên (Con Nguyễn Cảnh Hoan) đem quân về dời mộ Nguyễn Cảnh Hoan từ Thanh Chương về cát táng tại vùng Rú Cấm Chọ Mây, làng Cẩm Hoa Thượng (Cẩm Ngọc – Tràng Sơn - Đô Lương – Nghệ An). Vua Lê ra chiếu cấp 53 héc ta đồi núi bao quanh mộ Nguyễn Cảnh Hoan, cho phép dòng họ Nguyễn Cảnh bảo vệ lăng tẩm.
Năm 1587 vua Lê chỉ dụ cho làng Cẩm Hoa Vinh và họ Nguyễn Cảnh lập đền thờ thái phó Nguyễn Cảnh Hoan
Năm 1602 vua Lê Chiêu Thống ra chiếu chỉ “Chiêu Thống Nguyên Niên”. Làng Tràng Thịnh và họ Nguyễn Cảnh xây đền Thượng cung
Năm 1787 Can hầu Nguyễn Cảnh Thiên (Cháu đích tôn Nguyễn Cảnh Hoan) làm quan đại triều nhà Lê về xây dựng đền trung và đền hạ. Đền được xây dựng theo kiến trúc rất độc đáo, có cổng vào rất cao lớn, bề thế và uy nghiêm hai bên cổng có tượng hai vị tướng Văn - Võ. Phần chính của đền có nhà bái đường 3 gian và 3 gian điện thờ hay còn gọi là hậu cung, nhà được làm bằng gỗ quý theo kiểu thông thiên thượng ốc, lối Oi- bẫy- chuyền chụp, trên các xà, hạ, bẫy được chạm trổ rất tinh xảo, độc đáo, các nét hoa văn chim, cá chép, đầu rồng rất mềm mại và uy nghiêm.
Share on facebook 0 người thích - Thích
0 Bình luận