Số người đang online : 16 ĐỀN THỜ HOÀNG NGHĨA LƯƠNG - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

ĐỀN THỜ HOÀNG NGHĨA LƯƠNG
post image
ĐỀN THỜ HOÀNG NGHĨA LƯƠNG

xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 300 QĐ-BVH TTDL...


ĐỀN THỜ HOÀNG NGHĨA LƯƠNG


 
1.    Tên di tích : Đền Thờ Hoàng Nghĩa Lương
2.    Loại công trình: Đền thờ
3.    Loại di tích: kiến trúc nghệ thuật
4.    Quyết định: xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 300 QĐ-BVH TTDL ngày 22 tháng 01 năm 2009.
5.    Địa điểm: Hưng Lĩnh – Hưng Nguyên - Nghệ An
6.    Thông tin về di tích
        Đền thờ Phú Quận công Hoàng Nghĩa Lương ở vị trí địa lý có cảnh quan đẹp, sông núi hữu tình, thuộc vùng bãi hạ lưu sông Lam dân cư trù mật với con đê 42 uốn lượn trước mặt.
         Đền thờ nằm giữa vùng địa linh nhân kiệt của xứ Nghệ. Gần nhất ở mé tây bắc là Kim Liên và Hoàng Trù quê nội và quê ngoại của Bác Hồ. Xa hơn một tý về phía Tây làng Đan nhiệm quê hương cụ Phan Bội Châu, ngược lên tý nữa là đền Vua Mai Hắc Đế.
       Trước mặt, phía Nam là núi Thiên nhẫn với Thành Lục niên La sơn phu tử, quê hương Nguyễn Đức Đạt, Nguyễn Trọng Thường, Tạ Quang Bửu. Xa hơn nữa là căn cứ Vu Quang của Phan Đình Phùng, quê hương Tổng Bí thư Trần Phú, quê mẹ đại danh y Hải thượng Lãn Ông.
Phía Đông là quê hương Lê Hồng Phong với đường 12/ 9 mà đoàn biểu tình đã tiến về Vinh trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Tiếp đến là núi Lam Thành, căn cứ chống quân Minh của nhà Lê với dấu tích thành đá cũ đền thờ Vua Lê, dưới nữa là quê hương cụ Phạm Hồng Thái.
Phía Bắc sau lưng là xóm làng, đồng ruộng trải dài đến dãy núi Đại Huệ, ở đó tại núi Đồng tranh là nơi đặt mộ thân mẫu Bác Hồ.
         Đền thờ đặt trong một khuôn viên ở phía trong đê 42, diện tích trước đây khoảng một mẫu hai sào các công trình bố trí như sau:
        Từ ngoài vào gần chân đê là cổng tam quan chữ á cửa chính rộng 7m trên 2 cột có 2 sư tử chầu cột cao trên 5m có khắc nhấn câu đối, tiếp là tượng người dắt ngựa, rồi đến cửa ra vào chữ á có mái ngói đến tượng voi trắng, hổ ngồi dưới bụi trúc vàng.
        Từ cửa chính vào 21m là nhà trùng diêm chạm trổ công phu cổ kính hàng năm đặt kiệu bát cống để rước sắc.
       Tiếp sau là sân, 2 bên trái, phải có 2 dinh để vàng giấy gần đó phía Tây là đình trung có săn đạo cho họ hàng dân chúng hội họp trên 500 người, phía Đông là nhà trù nơi mô thịt trâu bò.
        Từ chính diện đi vào là 3 toà nhà lớn. Hạ sinh từ, Trung điện rồi Thượng điện. Giữa Trung và Thượng điện có sân rộng 3m.
Nhìn chung kết cấu rất hoàn chỉnh, bố trí hợp lý cùng với nhiều cây cao tạo nên cảnh quan đẹp đẽ.
        Trong phong trào Cần Vương, Hạ điện bị phá dỡ, rồi lũ lụt uy hiếp, đê 42 phải lùi vào nên phải dỡ bỏ tam quan cùng với ảnh hưởng của thời tiết thiên ta, chiến tranh phá hoại, các biến đổi thời cuộc…dã làm cho nhiều hạng mục công trình bị hư hỏng mất mát đến nay chỉ còn Thượng điện và Trung điện trên khuôn viên đã bị thu hẹp một nửa..


0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành