Số người đang online : 19 ĐÀI TƯỞNG NIỆM VỤ THẢM SÁT KHÁNG GIANG TRƯỜNG LỆ - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

ĐÀI TƯỞNG NIỆM VỤ THẢM SÁT KHÁNG GIANG TRƯỜNG LỆ
post image
ĐÀI TƯỞNG NIỆM VỤ THẢM SÁT KHÁNG GIANG TRƯỜNG LỆ

Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 43-VH/QĐ...

ĐÀI TƯỞNG NIỆM VỤ THẢM SÁT KHÁNG GIANG TRƯỜNG LỆ


 
 
1.    Tên di tích: Đài tưởng niệm Vụ thảm sát Kháng Giang Trường Lệ
2.    Loại công trình:
3.    Loại di tích: lịch sử
4.    Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 43-VH/QĐ ngày 7 tháng 01 năm 1993.


5.    Địa chỉ di tích:
Thôn Trường Lệ, xã Hành Tín Đông, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.
6.    Tóm lược thông tin về di tích
        Hành Tín Đông, là một xã miền núi nằm về phía Tây Nam huyện Nghĩa Hành, có diện tích tự nhiên 3467,99ha chiếm 14,78% diện tích của huyện Nghĩa Hành. Nơi đây có địa hình phức tạp được bao bọc bởi các dãy núi Lớn, Núi Cối, Núi Tai Bèo cây rừng rậm rạp, có nhiều suối độ dốc cao, nhiều gềnh thác hiểm trở, có dòng sông Vệ nối liền với các huyện Ba Tơ, Mộ Đức, Tư Nghĩa, nơi có tuyến đường 24B nối Tỉnh lỵ Quảng Ngãi với huyện lỵ Ba Tơ. Trong hai cuộc chống Pháp và chống Mỹ Hành Tín Đông là chiếc nôi Cách Mạng, nhất trong cuộc Kháng chiến chông Mỹ nơi đây dã trở thành căn cứ địa Cách Mạng vững chắc, là hậu cứ của Huyện Uỷ Nghĩa Hành, Tỉnh uỷ Quảng Ngãi. Trên dãy núi Lớn hùng vĩ có bệnh xá B25, có xưởng Công Binh, Kho chứa vũ khí, lương thực phục vụ cho suốt cuộc kháng chiến. Nhân dân nơi đây giàu truyền thống Cách Mạng, một lòng sắc son đi theo tiếng gọi của Đảng, Bác Hồ, sẳn sàng hy sinh tất cả cho sự nghiệp giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc.
Chính vì nơi có vị trí chiến lược rất quan trọng như thế cho nên trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, quân Mỹ, Nguỵ đã liên tục tiến hành nhiều cuộc đánh phá càn quét dã man nhằm tiêu diệt bằng được căn cứ Cách mạng quan trọng này nhưng chúng đã gặp phải một sự chống trả quyết liệt của quân và dân ta làm cho chúng phải chịu nhiều tổn thất lớn lao. Nhắm trả thù cho sự tổn thất đó bọn Lính Mỹ đã tiển hành một vụ thản sát vô cùng man rợ đối với đồng bào thuộc hai thôn Khánh Giang và Trường Lệ của xã Hành Tín Đông.
        Một ngày đầy u ám, ngày mà mỗi người dân Hành Tín Đông không thể nào quên được trong cuộc đời của mình về tội ác của giặc Mỹ đã gây ra, đó là ngày 17/4/1969 vào lúc 11 giờ trưa, từng tốp báy bay trực thăng đổ xuống Gò Eo (ranh giới giữa hai xã Hành Thiện và Hành Tín), từ đó bọn chúng nhanh chóng bao vây càn quét ác liệt địa điểm Khánh Giang Trường Lệ và tiến hành cuộc thảm sát dân làng. Khẩu hiệu của bọn chúng là “Đốt sạch, giết sạch, phá sạch” chúng lùng sục từng nhà và gôm dân làng lại chủ yếu phụ nữ mang thai, người già và trẻ em tập trung thành ba nhóm ở bãi đất trống cạnh Đập Đá. Nhóm đầu tiên bọn chúng xả súng bắn hàng loạt, giết chết 29 đồng bào người Hrê đang ăn trưa trên miệng hầm. Nhóm thứ 2 chúng dồn dân ra trước sân nhà ông Xu rồi dùng tiểu liên bắn chết từng người. Nhóm thứ 3 chúng dồn dân ra trước bãi đất trống cạnh vườn ông Thủy và dùng súng liên thanh bắn xả, giết chết 19 người.
       Cả 3 nhóm dân ở đây đều bị lính Mỹ sát hại rất dã man bằng cách tập trung, trói chân tay và dùng nhiều loại súng bắn xối xả hàng loạt, người ngã chết chồng lên nhau, máu đỗ lênh láng. Khi đã giết chết 64 người dân vô tội xong bọn Mỹ dùng rơm, xăng đốt cháy, ném lựu đạn vào đống xác chết nhằm phi tang chứng cứ vụ thảm sát.
        Khói bốc nghi ngút, mùi thịt người bị lửa đốt,mùi khói thuốc súng, mùi xăng hoà lẫn vào nhau nghe khét ngặt cả một vùng. Mãi đến lúc xẩm tối khi bọn Mỹ rút hết thì nhân dân trong vùng mới dám ra để tiến hành chôn cất tập thể một cách vội vả cho những người đã chết. Bọn lính Mỹ nghĩ sẽ chẳng ai biết đến những việc làm đầy rẫy tội lỗi của chúng đã gây ra cho đồng bào nơi đây.
        Nhưng chúng đâu ngờ rằng những tội ác rợn người do chúng gây nên vẫn được vạch trần trước ngôn luận trong nước cũng như các nước trên thế giới trong đó có cả nước Nhật là đồng minh với Mỹ bằng nhân chúng sống đó là chị Đa một cô bé duy nhất còn sống sót trong vụ thảm sát đã được một gia đình người Nhật nhận về làm con nuôi trong những năm tháng đất nước còn chiến tranh. Chính cô bé Đa ngày nào đã có nhiều bài phát biểu trước báo giới vạch trần những tội ác mà quân Mỹ gây ra đối với những người dân vô tội nơi quê hương của cô. Nay đã ở tuổi ngoài 60 nhưng cô Đa vẫn thường xuyên về thăm quê hương, mỗi lần về quê Cô lại ghé thăm đài tưởng niệm vụ thảm sát và thắp nén hương để tưởng nhớ những người đã khuất.
       Sau ngày 30-4-1975 đất nước được hoà bình. non sông thống nhất, cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Hành Tín Đông bắt tay vào xây dựng quê hương, khắc phục những vết thương chiến tranh. Lúa,ngô, mì đã trãi màu xanh trên những hố bom, miệng pháo nhưng hình ảnh về những người con của quê hương đã bị giặc Mỹ sát hại dã man tại thôn Trưòng Lệ ngày nào thì vẫn còn in đậm mãi trong lòng của mỗi người dân nơi đây.
 Để tưởng nhớ những người con của quê hương đã hy sinh anh dũng trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước vào năm 1985 Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành xây dựng đài tưởng niệm vụ thảm sát Khánh Giang -Trường Lệ với tên gọi ban đầu là “Bia Căm Thù”. Qua hai lần tôn tạo tu sửa chữa đến năm 2009 đã hoàn thành với tên gọi chính thức là “Đài tưởng niệm vụ thảm sát Khánh Giang- Trường Lệ” và được bộ Thông Tin –Văn Hoá cấp bằng công nhận “Di tích lịch sử - Văn hoá cấp quốc gia” số theo quyết định 43 ngày 17 tháng 4 năm 1993.
 Hàng năm cứ mỗi khi đến các ngày lễ lớn (27-7: 12-2, tết Nguyên Đán Thầy và trò trường Tiểu học Hành Tín Đông lại tập trung về đài tưởng niệm để thăm viếng dọn vệ sinh, trồng hoa, chăm sóc cây xanh nhằm thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với những người đã hy sinh cho nền độc lập của dân tộc đồng thời giáo dục các em về tình yêu quê hương đất nước, lòng tự tôn dân tộc. Cũng từ đó giúp các em học sinh xác định động cơ học tập đúng đắn góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.






 
 

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành