Số người đang online : 18 ĐÀI TƯỞNG NIỆM 72 LIỆT SỸ XÔ VIẾT NGHỆ - TĨNH - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

ĐÀI TƯỞNG NIỆM 72 LIỆT SỸ XÔ VIẾT NGHỆ - TĨNH
post image
ĐÀI TƯỞNG NIỆM 72 LIỆT SỸ XÔ VIẾT NGHỆ - TĨNH

Đài tưởng niệm được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia theo quyết...


ĐÀI TƯỞNG NIỆM 72 LIỆT SỸ XÔ VIẾT NGHỆ - TĨNH
 
 

1.    Tên di tích
: Đài tưởng niêm 72 liệt sĩ Xô Viết – Nghệ Tĩnh
2.    Loại công trình: Lịch sử
3.    Loại di tích: Lịch sử
4.    Quyết định: Đài tưởng niệm được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia theo quyết định số 34 VH/QĐ ngày 13/1/1990.
5.    Địa điểm: làng Trụ Pháp, xã Mỹ Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An.
6.    Thông tin về di tích:
        Đài tưởng niệm 72 liệt sỹ Xô-viết Nghệ Tĩnh, những người cán bộ, đảng viên, quần chúng cách mạng bị địch xử bắn tại nơi này trong những ngày cuối cùng của Xô-viết Nghệ - Tĩnh, khi cách mạng đang ở thời kỳ trứng nước.
       Cuối năm 1930, đầu năm 1931, sau khi đàn áp đẫm máu các cuộc biểu tình của công nông Vinh- Bến Thuỷ, Nam Đàn, Nghi Lộc, Thanh Chương... bọn đế quốc và phong kiến Nam triều đã tập trung lực lượng đàn áp phong trào các huyện phía Bắc, nơi phong trào Xô-viết nổ ra muộn nhưng rất sôi nổi, quyết liệt.
        Địa điểm kẻ địch chọn làm nơi xử bắn là một gò đất cao gọi là Thung Cổ Hùng, bên cạnh con đập của làng Trụ Pháp. Thời gian xử bắn bắt đầu từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 6/1931. Số người bị xử bắn, theo Báo Tiếng Dân là 72 người, phần lớn là các cán bộ đảng viên và quần chúng cách mạng của 3 huyện Yên Thành, Đô Lương, Nam Đàn. Nhiều nhất là Yên Thành.    
        Theo các đảng viên, cán bộ lão thành kể lại, sau khi tên công sứ và Tổng đốc Nghệ An về chợ Kè tổ chức buổi lễ quy thuận không thành, chúng lệnh cho đồn binh ở Trụ Pháp hễ bắt được người là đem ra xử bắn, không cần xét xử. Riêng xã Mỹ Thành (Yên Thành) có 15 người bị địch xử bắn tại Thung Cổ Hùng.
         Hầu như ở các làng có chi bộ, có chính quyền Xô - viết đều có người bị địch bắt và xử bắn tại đây. Ở làng Quỳ Lăng, có 5 chiến sỹ Nguyễn Bá Phu, Nguyễn Bá Bạt, Nguyễn Bá Hỷ, Nguyễn Hữu Kim, Đào Công Siêu bị địch bắn vào một buổi chiều trời mưa to. Khi bọn lính rút lui, quần chúng ra đem thi hài về chôn cất, thấy một thi thể còn thoi thóp, bà con đem vào rừng cất giấu, chữa chạy vết thương 3 tháng trời. Người chiến sỹ ấy tên là Đào Công Siêu, đến cuối năm 1931 mới tìm về gặp vợ con ở quê ngoại tại làng Yên Mã (ông Đào Công Siêu về sau có tham gia khởi nghĩa giành chính quyền ở làng Quỳ Lăng. Ông chết năm 1950 do vết thương tái phát).
         Có nhiều người là anh em ruột, anh em chú bác bị địch xử bắn cùng ngày ở nơi này như anh em Nguyễn Linh, Nguyễn Lung, Nguyễn Hình ở Công Trung (Văn Thành - Yên Thành); anh em Nguyễn Thị Châu, Nguyễn Thọ Tám ở Tiêu Hồ (Nam Thành - Yên Thành). Có ngày chúng xử bắn 11 người của làng Kẻ Trịnh dưới chân núi Tù Và (nay thuộc xã Thượng Sơn - Đô Lương)... Tất cả 72 chiến sỹ Xô viết Nghệ Tĩnh, có người là huyện ủy viên như các đồng chí Phan Xuân Thuyên (Tràng Thành), Lưu Xuân Giản (Tường Lai); có người là cán bộ Tổng uỷ, Bí thư chi bộ, còn phần lớn là đảng viên quần chúng, nhưng tất cả mọi người khi ra pháp trường đều tỏ rõ khí phách và bản lĩnh của người cách mạng. Ai cũng tỏ ra bình tĩnh, hiên ngang trước mũi súng quân thù.
          Ngày nay, tại Thung Cổ Hùng, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã xây dựng Đài tưởng niệm 72 liệt sỹ đã hy sinh. Các cháu thanh thiếu niên và học sinh các trường tiểu học, THCS Mỹ Thành thường xuyên đến đây chăm sóc, hương khói, trồng tỉa vườn cây xung quanh Đài tưởng niệm. Vào các ngày lễ, Tết, lãnh đạo và nhân dân huyện Yên Thành, xã Mỹ Thành tụ hội về đây, ôn lại những tấm gương hy sinh của những chiến sỹ Xô- viết.




 

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành