Số người đang online : 59 CỘT CỜ LŨNG CÚ - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

CỘT CỜ LŨNG CÚ
post image
CỘT CỜ LŨNG CÚ

Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 4193 /QĐ...

CỘT CỜ LŨNG CÚ


 
1.    Tên di tích: Cột cờ Lũng Cú.
2.    Loại công trình:
3.    Loại di tích: Di tích lịch sử
4.    Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 4193 /QĐ – BVHTTDL ngày 16 tháng 11 năm 2009.
 

 
5.    Địa chỉ di tích: xã Lũng Cú huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang.
6.    Tóm lược thông tin di tích.
         Trên bản đồ Tổ Quốc Việt Nam, Lũng Cú là một “chóp nón” đầy kiêu hãnh, là vùng đất mà người Việt nào cũng mơ ước được một lần đặt chân đến. Nơi đây đã trở thành biểu tượng thiêng liêng của chủ quyền Tổ Quốc.
* Vị trí địa lý: Cột cờ được xây dựng trên đỉnh Núi Rồng, thuộc địa phận xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, nằm ở độ cao trên 1.468m so với mặt nước biển.
* Lịch sử hình thành: Theo các sử liệu chỉ lại: Tiền thân của cột cờ Lũng Cú xuất hiện từ thời lý, khi Lý Thường Kiệt hội quân trấn ải biên thùy thì ông đã cho treo một lá cờ tại nơi này để đánh dấu chủ quyền lãnh thổ, từ đó lá cờ được duy trì trên bầu trời biên cương.
Đến năm 2000 cột cờ bằng bê tông cốt thép được xây dựng. Khi mới xây dựng thì con đường lên cột cờ vẫn chưa được rải nhựa mà chỉ là đường mòn và cũng chưa có những bậc đá quý như ngày nay, lúc đó nhân dân đã phải cõng, gùi xi măng, đá, cát, sỏi, nước và những nguyên vật liệu xây dựng khác từ chân núi lên. Đến năm 2002, khi cải tạo nâng cấp thì mới rải nhựa và xây dựng toàn bộ các bậc đá.
          Được sự đồng ý của thủ tướng chính phủ, UBND tỉnh Hà Giang đã có văn bản chỉ đạo huyện Đồng Văn tiến hành nâng cấp cột cờ to hơn, đẹp hơn và bề thế hơn ngay tại vị trí Cột cờ cũ. Đây cũng chính là công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVI và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Công trình Cột cờ Quốc gia được đầu tư xây dựng theo chủ chương của UBND tỉnh Hà Giang, việc đầu tư xây dựng Cột cờ Lũng Cú còn có ý nghĩa to lớn về mặt chính trị, ngoại giao, khẳng định về chủ quyền lãnh thổ của Quốc gia, đồng thời thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
          Với những ý nghĩa đó, ngày 8 tháng 3 năm 2010 Cột cờ Lũng Cú chính thức được khởi công xây dựng, cùng với sự nỗ lực, cố gắng và sự quyết tâm của cán bộ, công nhân viên chức đơn vị thi công cũng như sự quan tâm chỉ đạo của các cấp các ngành, ngày 25 tháng 9 năm 2010 cột cờ đã được hoàn thành và được đưa vào phục vụ du khách trong và ngoài nước.
*Khảo tả di tích:
- Đường lên gồm 2 đường:
 + Đường bộ ( phía sau nhà khách Cực Bắc)
 + Đường xe ô tô lên đến nhà lưu niệm chân cột cờ.
- Bậc lên xuống: Tổng số 839 bậc. Trong đó:
 + Từ nhà nghỉ Cực Bắc  đến nhà Lưu Niệm: 425 bậc.
 + Từ nhà Lưu Niệm đến chân Cột Cờ : 279 bậc.
 + Bậc cầu thang lên đỉnh cột cờ (trong cột cờ): 135 bậc.
- Chiều cao: Tổng chiều cao = 34,85m trong đó:
 + Chiều cao từ chân bệ đến sàn lan can = 20,6m.
 + Cán cờ cao : 14,25m.
- Bề dày bê tông 40cm.
- Đường kính : Ngoài cột 3,82m.Trong cột 3m.
- Diện tích mặt phù điêu trống đồng Đông Sơn 1,5m.
- Diện tích 8 bức điêu khắc : Diện tích trên 2m, mặt dưới 4m, chiều cao 3,4m.
Cột cờ được xây dựng theo mô hình Cột cờ Hà Nội, thiết kế và thi công bằng bê tông cốt thép toàn khối. Chân bệ được gắn 8 mặt phù điêu trống đồng Đông Sơn và được trạm khắc những nét hoa văn mang sắc thái văn hóa dân tộc vùng miền.
- Ý nghĩa của các mặt trạm khắc:
 + Mặt 1: Truyền thuyết núi Rồng và sự hình thành di tích : Ý nghĩa tên gọi Lũng Cú. Lũng Cú theo tiếng Mông là Lũng Ngô, vùng đất trồng nhiều ngô bên cạnh đó cồn nhiều huyền thoại liên quan đến địa danh này (thời Tây Sơn, sau khi đại thắng quân xâm lược, Hoàng đế Quang Trung đã cho đặt một chiếc trống rất to ở trạm gác vùng biên ải hiểm trở này. Cứ mỗi canh tiếng trống lại vang lên 3 hồi đĩnh đạc như khẳng định chủ quyền của đất nước. Chính vì thế Lũng Cú đọc chênh âm tiếng Mông là Long Cổ, người ta nói rằng nơi đặt chiếc trống chính là trạm biên phòng Lũng Cú và trống đồng là một vật dụng rất quen thuộc trong cuộc sống của người Lô Lô, các nhà nghiên cứu khẳng định trống đồng của đồng bào Lô Lô có nguồn gốc từ trống đồng Đông Sơn. Chính vì thế khi xây dựng Cột Cờ nhà nước ta đã cho làm phù điêu trên chân bệ mang những nét hoa văn của trống đồng Đông Sơn ).
 + Mặt 2: Truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc : Cũng như giữ gìn điểm Cực Bắc thiêng liêng này, cụ thể là thời lý, Lý Thường Kiệt sau khi trấn ải biên thùy đã cho treo một lá cờ tại vị trí Cột Cờ hiện tại để đánh dấu chủ quyền lãnh thổ.
 + Mặt 3: Đất nước, những chặng đường lịch sử:
Những hình ảnh biểu trưng như Cột mốc chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, như sức nặng chủ quyền Quốc gia trong biểu tượng hồn thiêng sông núi.
 + Mặt 4: Toàn dân làm theo lời Bác: Cùng nhau hướng tới ánh sáng ngọn cờ dưới sự lãnh đạo sáng xuốt của Đảng để xây dựng đất nước, bảo vệ quê hương, tô điểm cho vườn hoa muôn màu của tổ quốc.
+ Mặt 5: Đất nước trên con đường phát triển: Đất nước đã im tiếng súng tiếng bom, những người lính không lui về hậu phương mà vẫn chắc tay súng nơi miền biên ải, cùng nhân dân làm nên những công trình lớn, xây dựng đất nước để tồn tại nơi núi rừng khắc nghiệt. Một trong những hình ảnh vững vàng trên đá, đó chính là hình ảnh cây thông và cây sa mộc.
 + Mặt 6: Sông núi Hà Giang: Cách đây 44 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm đồng bào các dân tộc Hà Giang, đến nay, những lời dạy của người vẫn luôn là nguồn động viên khích lệ quân và dân Hà Giang thi đua yêu nước, xây dựng và bảo vệ biên cương tổ quốc, như non sông mãi mãi trường tồn.
 + Mặt 7: Niềm vui cuộc sống mới: Cùng với những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc: Lô Lô, Pu Péo ....vui tươi trong cuộc sống thanh bình, lễ hội mùa xuân rộn ràng, nơi tiếng đàn tâm tình gọi bạn, tiếng khèn mông mê say, và tiếng giã gạo vang bên bếp lửa bập bùng.
 + Mặt 8: Hà Giang trên đường phát triển: chúng tôi tin tưởng rằng, với sự quyết tâm cao độ, niềm tin vững chắc vào đường lối của Đảng và bằng sự nỗ lực của mỗi người, Hà Giang của chúng tôi sẽ ngày càng đi lên trên con đường phát triển.
7.    Một số hoạt động nhà trường đã làm trong nội dung chăm sóc di tích.
- Được sự quan tâm của Chi bộ, BGH nhà trường cũng như cấp ủy Đảng chính quyền địa phương, đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo Đồng Văn, UBND huyện Đồng Văn. Liên đội trường PTDTBT tiểu học Lũng Cú đã tích cực tham gia các hoạt động để chăm sóc và giữ gìn vệ sinh xung quanh Cột cờ Lũng Cú và hai đường đi bộ và đường ô tô lên Cột cờ bằng các hoạt động thiết thực như:
 + Hàng tháng thầy TPT đội cho đội viên nhi đồng toàn liên đội đi chăm sóc cây cảnh, quét dọn, lau chùi các bậc thang lên xuống từ nhà nghỉ Cực Bắc đến cột cờ, nhà Lưu Niệm cũng như các mặt trống đồng Đông Sơn, các cột bóng điện và bệ cột cờ cũng như các biển giới thiệu về di sản địa chất, dấu tích của Bọ Ba Thùy để lại mỗi tháng 2 lần vào ngày 14 và ngày 28 hàng tháng.
 + Thường xuyên quét dọn vệ sinh từ cổng trường qua UBND xã rồi nhà Bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đến cột cờ vào buổi chiều thứ 6 hàng tuần.
+ Thành lập Đội xung kích những em đội viên ưu tú vào sáng thứ 7 hàng tuần đứng tại nhà lưu niệm, tại cột cờ để giới thiệu quảng bá cho khách du lịch hiểu thêm về di sản địa chất và quá trình hình thành Núi Rồng, Mắt Rồng cũng như quá trình xây dựng Cột Cờ.
 + Nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn thầy TPT thường xuyên tổ chức các buổi nói chuyện tuyên truyền cho các em học sinh trong toàn trường hiểu biết về di tích cột cờ Lũng Cú và tổ chức các cuộc thi vẽ tranh về cột cờ Lũng Cú, ngôi trường mà các em đang học cũng như phong cảnh quê hương đất nước để gửi về dự thi tại Hội đồng Đội huyện, Hội đồng Đội tỉnh, Hội đồng Đội Trung ương.
 + Phát động đội viên nhi đồng trong toàn liên đội giữ gìn chăm sóc và trồng cây xanh xung quanh núi Rồng và đường lên cột cờ.
+ Nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn thầy TPT tổ chức lễ kêt nạp Đội cho các em dự bị đội viên đủ điều kiện vào tổ chức Đội tại nhà lưu niệm, chân cột cờ và tổ chức sinh hoạt Đội tại nhà lưu niệm bằng các bài khèn của dân tộc Mông các điệu múa của dân tộc Lô Lô do các em học sinh tự thể hiện.
 + Phát động trong liên đội mỗi đội viên là một tuyên truyền viên với gia đình và địa phương và du khách về Di tích cột cờ Lũng Cú di sản văn hóa địa phương
 




 

8.    Đề xuất kiến nghị: Không
9.    Thông tin về trường PTDTTBTTH Lũng Cú.
- Họ và tên hiệu trưởng: Lý Đức Thiện
Chuyên nghành đào tạo : Giáo dục tiểu học. Năm tốt nghiệp: 2000
Điện thoại nhà trường: 02193 501 808 . Di động: 01238522666.
Địa chỉ email: lyducthien74@gmail.com
- Họ và tên Tổng phụ trách Đội: Phạm Văn Tiệu
Chuyên nghành đào tạo: Cao đẳng Ngữ Văn – Công tác đội. Năm tốt nghiệp: 2008
Di động: 0988309381- 0914918594
Địa chỉ email: Phamtrungtieulc@gmail.com
-Địa chỉ trường: Trường PTDTBTTH Lũng Cú – xã Lũng Cú – huyện Đồng Văn – tỉnh Hà Giang.

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành