Số người đang online : 28 CA DA - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

CA DA
post image
CA DA

Được công nhận di tích theo quyết định số 02/1999/QĐ-BVHTT ngày 26...

CA DA

1.    Tên di tích: Ca Da
2.    Loại công trình:
3.    Loại di tích: Lịch sử
4.    Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 02/1999/QĐ-BVHTT ngày 26 tháng 01 năm 1999
5.    Địa chỉ di tích: Xã EaY ông – Huyện Kr ông Pắc – Tỉnh Đắk Lắk (Km 26 QL 26 )
6.    Tóm lược thông tin về di tích
Để khôi phục lại nền kinh tế, bù đắp lại những thiệt hại trong chiến tranh thế giới thứ nhất(1914 – 1918), thực dân Pháp đẩy mạnh cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 ở Đông Dương và đổ sô vào ĐăkLăk lập thêm đồn điền.
CaDa là một trong những đồn điền ra đời sớm với qui mô rộng lớn. Đồn điền được thành lập cũng là thời điểm giai cấp công nhân CaDa bắt đầu ra đời mà chính họ là nạn nhân của nạn cướp đoạt ruộng đất và bần cùng hóa, trong đó đồng bào Ê đê, Mnông chiếm 70%.
Suốt quá trình từ năm 1922 cho đến trước cách mạng tháng 8/ 1945, dưới chế độ bóc lột của thực dân Pháp người công nhân bị đối xử vô cùng tàn nhẫn, đời sống hết sức cơ cực. Trước tình hình đó, với bản chất cách mạng của mình đội ngũ công nhân ở đồn điền CaDa và các đồn điền khác không ngừng đứng lên đấu tranh để tự giải phóng.
Từ khi có Đảng, phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ, những cuộc đấu tranh diễn ra liên tục từ năm 1927 – 1932 – 1935. Tháng 2/1940, vào giữa mùa thu hoạch cà phê  đã diễn ra cuộc đình công kéo dài suốt 10 ngày và dành được thắng lợi lớn. Một số Đảng viên ở Nhà đày Buôn Ma Thuột đã thành lập được Hội Việt minh CaDa, đội Tự vệ CaDa, ban lãnh đạo công nhân và đây cũng là nơi ra đời Chi bộ cộng sản đầu tiên trong công  nhân. Chi bộ đồn điền, đánh dấu sự trưởng thành về chất của đội ngũ công nhân nói riêng và công nhân Đắk Lắk nói chung. Công nhân ở đây còn tham gia một số tổ chức Đảng của mặt trận Việt minh  như: Hội truyền bá Quốc ngữ, Công nhân cứu quốc...
Công nhân CaDa đã biến thành đồn điền của thực dân Pháp thành một cơ sở hoạt động cách mạng và là nơi giành được chính quyền cách mạng đầu tiên trong toàn tỉnh trong cuộc Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng 8/1945.
Thực tế lịch sử đã ghi nhận ở CaDa rất đúng với câu “Cách  mạng là sự nghiệp của quần chúng” mà nòng cốt là lực lượng công nhân. Bởi vì, với một đội ngũ công nhân kiên cường, mang trong mình khả năng cách mạng to lớn của giai cấp công nhân Việt Nam, công nhân ở đồn điền đã trở thành cơ sở vững chắc của Đảng và chính quyền cách mạng tỉnh, sẵn sàng chiến đấu dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Lịch sử đi qua, nhưng ngày nay công nhân công ty cà phê Phước An, công ty cà phê Tháng 10 vẫn phát huy truyền thống đồn điền CaDa xưa bằng lao động sản xuất, góp phần phát triển kinh tế, xã hội,  xây dựng Đắk Lắk trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trong quá trình đấu tranh bảo vệ thành quả cách mạng với đội ngũ công nhân kiên cường, mang trong mình khả năng cách mạng to lớn của giai cấp công nhân Việt Nam, công nhân ở đã trở thành cơ sở vững chắc của Đảng, chính quyền cách mạng tỉnh. Công nhân CaDa tham gia vào cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 và đại thắng mùa xuân 1975, giải phóng Đắk Lắk, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất  nước.

Nơi đây vẫn mãi là một địa chỉ để  đời đời con cháu chúng ta hiểu rằng để có hòa bình, hạnh phúc như ngày hôm nay thì đã có biết bao nhiêu xương máu của thế hệ cha anh đã thấm xuông đất này.
 



 
















 


 





 
 

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành