Số người đang online : 26 Rượu làng Vân - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Rượu làng Vân
post image
Rượu làng Vân

Rượu làng Vân ra đời từ bao giờ, hiếm có người đoán được chính xác. Chỉ biết rằng người dân làng Vân biết cách nấu rượu ít nhất cũng từ thời Triệu Quang Phục đánh giặc Lương hồi thế kỷ VI.

Tục truyền rằng, trên đường cho quân đến mai phục bên đầm Dạ Trạch, khi qua một ruộng dưa, Triệu Quang Phục đã khao quân bằng rượu làng Vân với dưa đỏ. Ngày nay, hàng năm cứ vào ngày rằm tháng tư âm lịch trước sân ngôi đền cổ ven sông dựng từ thời tiền Lê, dân làng Vân vẫn còn tục lệ mở hội thi vật, uống rượu, ăn dưa để tưởng nhớ công đức người xưa. Ở cổng làng Vân, sau này có đôi câu đối nom không biết của ai:

Vân hương mỹ tửu lừng biển Bắc

Chiến công như nguyệt rạng trời Nam.

“Vân hương mỹ tửu” chính là cái tên rượu làng Vân mộc mạc dân dã ngày trước. Thời Bảo Đại làm vua, rượu làng Vân đã vào tận triều đình để bá quan văn võ mở tiệc chiêu đãi Tây. Những tên quan cai trị thực dân đã một thời mê rượu làng Vân hơn cả Sâm banh. Đúng như vậy, nếu không rượu làng Vân đã chẳng được nhà nước bảo hộ cho phép công khai cất nấu với cái nhãn “ông Tiên” đầu râu tóc bạc, lửng lơ đi giữa tầng mây và được đàng hoàng cạnh tranh với hãng Phông ten của nhà máy rượu Hà Nội.

Bữa cỗ thời xưa hay đi Tết ít ra phải tìm mua bằng được mấy chai rượu làng Vân, thứ đóng chai nhãn hiệu “ông Tiên” cho lịch sự. Chẳng có thì chai không nhân, nút bằng lá chuối khô miễn là chính cống làng Vân nấu. Thứ đóng nhãn chẳng qua để quảng cáo phô trương biếu xén cho đẹp. Chẳng có ông chủ Vạn Vân đầu tư sản xuất theo kiểu công nghiệp lúc bấy giờ thì cũng không thiếu rượu làng Vân kiểu thủ công, có lẽ còn thơm ngon và chóng bốc hơn cả thứ được sản xuất hàng loạt.

Rượu làng Vân luôn luôn ở nồng độ 45 độ trở lên. Nước đầu có thể lên tới 60 độ, nước thứ hai thứ ba cứ thế tụt bớt mươi mười lắm độ nhưng ít ai uống được nước đầu vì quá nặng. Rượu ngon vừa độ, uống êm không xốc thường pha lẫn nước đầu với nước thứ hai hoặc trộn đều cả ba nước sẽ có độ vừa phải mà vẫn thơm ngon. Cầm chai rượu nhìn thấy trong suốt, lắc mạnh vẫn còn sủi tăm, ít ra cũng phải từ 45-60 độ. Rượu làng Vân nâu toàn một thứ gạo nếp ngon trồng cấy bên cánh đồng Vân Hà thuộc huyện Việt Yên, Hà Bắc. Rượu ngon còn phải nhờ vào men tốt, thứ men gia truyền toàn bằng các vị thuốc quí hiếm. Người chế men đã giỏi giang, lại thêm người nấu rượu tài tình, cả hai nghề cha truyền con nối đó cứ thế khuôn chặt trong một cái làng nhỏ - làng Vân hàng chục thế kỷ qua, ít nơi sánh kịp. Cho nên ca ngợi rượu làng Vân chính là ca ngợi cái nghệ thuật nấu rượu ngàn đời của người làng Vân. Người sành điệu cần cái chất của rượu làng Vân là cái chính. Có tiếc là tiếc cái chất rượu xưa chứ mấy ai tiếc cái nhãn ông Tiên dán ngoài chai rượu với cái thứ nút bằng thiếc trắng chứ không phải là lá chuối khô.

 

 

Cái chất rượu xưa thực ra đã mất lâu rồi. Những lít rượu làng Vân ngày nay dù ở lò nấu nào đi chăng nữa, dù vẫn là con cháu gia truyền với những bí mật nhà nghề thì rượu cũng chẳng còn thơm ngon bằng rượu ngày xưa trước bởi lẽ thứ gạo nếp cái hoa vàng của cánh đồng xưa đã thay bằng giống khác có năng suất cao hơn cho người ta no bụng chứ đâu cần giữ cho hương rượu ngọt ngào, hàng mỹ tửu nữa.

Đó là cái thứ rượu nấu chui cho dù bằng gạo cũng chẳng bằng được huống chi rượu làng Vân bây giờ nấu toàn bằng sắn khô, sắn mốc thậm chí ủ bằng men lá. Độ rượu cũng vẫn cao đấy nhưng mùi hắc, vị đắng để lâu chua loét, nhạt phèo, uống xong miệng khô đầu nhức tới cả buổi, háo cổ khát nhiều, người không có lương tâm đã pha thêm vào đõ ít nhiều phân đạm mà người uống không tài nào phân biệt được.

Nghe đâu để khai thác nghệ thuật nấu rượu cổ truyền của làng Vân đã có một hợp tác xã nơi sở tại đứng ra sản xuất đại trà để xuất ra nước ngoài với cái tên Vodka làng Vân, nhãn mác vẽ mới hấp dẫn không giữ lại dấu tích ông Tiên thời xưa. Thế nhưng điều quan trọng không phải là cái hình ông Tiên hay mới đây đổi thành hình “Trống đồng chim lạc” mà cái chính là nguyên liệu gạo nếp nguyên chất và men thuốc bắc ngày xưa.

Dù sao thì rượu trắng Việt Nam cũng đã có lúc chinh phục được người nghiện trên thế giới như Lúa Mới đã có một thời là chúa tể các loại Vodka kể cả Vodka Ba Lan, Liên Xô cũ khiến ngay ở nước ngoài người mua rượu Lúa Mới phải xếp hàng và bán hạn chế.

Rượu Sakê nổi tiếng đất Phù tang cũng cất bằng gạo ủ men nhưng thua xa rượu làng Vân, còn lâu mới đuổi kịp Lúa Mới hoặc rượu đế, rượu ngang nhưng làm thế nào mua được lít rượu làng Vân thật bây giờ? Suốt phố Lý Nam Đế rồi giữa phố Hàng Bột chỗ nàp cũng trương biểu tượng Làng Vân có tới 4, 5 cấp hạng, phải chăng đó là rượu làng Vân chính cống để mua đôi ba lít nhấm nháp trong dịp đầu xuân này?

 

 

 

 

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành